Lý thuyết phát triển - word

Chia sẻ bởi Thanh Tuyen | Ngày 18/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: Lý thuyết phát triển - word thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:


Phụ lục
I/. Các nghiên cứu cổ điển của Trường phái sự phụ thuộc
1/. Baran: Chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ.
a) Tác động về kinh tế.
b) Tác động về chính trị, văn hóa.
2/. Các tác giả của tạp chí Monthly Review: Cái bẫy nợ nước ngoài của các nước Châu Mỹ La Tinh
a) Nguồn gốc của các vấn đề nợ nước ngoài
b) Tác động của nợ nước ngoài
c) Giải pháp cho vấn đề nợ nước ngoài
- Tuyên bố vỡ nợ có phải là giải pháp khả thi
- Giải pháp xin các ngân hàng nước ngoài nhượng bộ có khả thi
3/. Landsberg: Chủ nghĩa thực dân “kiểu mới” ở các nước Đông Á
a) Bối cảnh lịch sử
b) Bản chất của ELI: Nước nào đang xuất khẩu sang nước nào?
c) Nguồn gốc ELI
d) Ảnh hường của ELI
II/. Sức mạnh của Trường phái sự phụ thuộc
III/. Những phê phán với những nghiên cứu cổ điển Trường phái sự phụ thuộc
a) Về phương pháp nghiên cứu
b) Về khái niệm củ sự phụ thuộc
c) Về hàm ý, chính sách
IV/. Kết luận








I/.Các nghiên cứu cổ điển của Trường phái sự phụ thuộc
1. Baran: Chủ nghĩa thực dân Ấn Độ
Nghiên cứu của Baran về Ấn Độ(1957, p.144-150) đã trở thành một trong số những bản báo cáo về vấn đề đang xảy ra ở các nước thuộc thế giới thứ ba sau quá trình bị xâm chiếm làm thuộc địa.
a., Tác động kinh tế
          Theo Baran (1957) Ấn Độ là một trong những quốc gia có điều kiện để phát triển kinh tế tốt nhất trong thế kỉ XVIII. Phương pháp sản xuất nền công nghiệp, các tổ chức thương mại ở Ấn Độ có thể so sánh với bất kì đâu trên thế giới. Đây là quốc gia có nền công nghiệp xuất khẩu sợi lớn nhất cũng như có sự hiện đại của công trình kiến trúc. Các sản phẩm của Ấn Độ đáp ứng được nhu cầu của Châu Á và Châu Âu trong suốt thế kỷ XVIII. Cũng trong thế kỉ này nước Anh đang phải trải qua cuộc khủng hoảng công nghiệp. Tuy nhiên, nền công nghiệp dệt của Anh vẫn đang phát triển. Trước năm 1760 máy móc sử dụng cho dệt sợi ở Lancashire phần lớn đều giống như ở Ấn Độ. Trong những năm 1750 nền công nghiệp luyện kim ở Anh đang ngày càng tàn lụi và rơi vào suy thoái nghiêm trọng
          Tuy nhiên, quân sự của Anh ngày càng được tổ chức cao. Họ có một hạng đội hải quân mạnh với sự có mặt của nhiều tàu chiến tinh duệ đã giúp họ chiếm được các nước thế giới thứ ba làm thuộc địa. Tất nhiên, sau chiến thắng quân đội Ấn Độ, Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa của mình. Theo Baran, thực tế tình trạng lạc hậu của Ấn Độ là do “sự khó khăn, nhẫn tâm, bóc lột của Anh với Ấn Độ qua rất nhiều những điều luật được Anh đặt ra”. Đây là quá trình để hình thành sự kém phát triển mà bắt đầu với sự tước đoạt của cải từ Ấn Độ. Ước đoán khối lượng của cải mà Anh mang về từ Ấn Độ trong suốt giai đoạn là thuộc địa lên tới 500 triệu đến 1 tỉ đô la.
          Vào đầu thế kỉ XIX, Anh đã chiếm hữu hơn 10% tổng doanh thu của Ấn Độ trong suốt một năm. Có vẻ như đó là bản báo cáo không đúng sự thật về sự bòn rút nguồn của cải của Ấn Độ bởi vì nó chỉ liên quan tới vận chuyển trực tiếp mà không bao gồm những sự mất mát của Ấn Độ về việc đánh thuế ở Ấn Độ bởi nước Anh. Thêm vào việc cướp bóc Anh còn sử dụng nhiều phương pháp bòn rút các nguồn nguyên liệu từ Ấn Độ. Giữa thế kỉ XVIII nền nông nghiệp bắt đầu ở nông thôn nước Anh với quy mô to lớn. Để mở rộng được nông nghiệp và đạt được thị trường hàng dệt may thế giới nước Anh cần phải hạn chế tiềm năng dệt ở Ấn Độ và  mở rộng thị trường tới bên kia bờ biển. Do đó sau khi Anh xâm chiếm Ấn Độ công ty East Ấn Độ và nghị viện Anh bắt đầu chính sách: “Hạn chế quá trình CNH” Quoting Romesh Dutt (1901), Baran (1957, p.147) đã khuyến cáo chính phủ Anh.
          Kìm hãm nền công nghiệp Ấn Độ bằng những đạo luật và khuyến khích sự tăng trưởng của công nghiệp Anh. Kìm hãm các chính sách theo đuổi mười năm cuối thế kỉ XVIII và mười năm đầu thế kỉ XIX đã làm cho Ấn Độ phải phụ thuộc vào nền công nghiệp của nước Anh. Nhưng chính sách đó lại gây ảnh hưởng đến người công nhân làm việc trong công ty, những người buôn bán
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Tuyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)