Ly thuyet hoa 12

Chia sẻ bởi Trần Kim Tuyến | Ngày 27/04/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: ly thuyet hoa 12 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chương 1 . ESTE – LIPIT

ESTE
LIPIT-CHẤT BÉO


1.Khái niệm

- Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este.
- Chất béo: là trieste của glixerol với các axit béo (số C từ 12 – 24), gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.


2.Cấu tạo
- Este đơn chức: RCOOR’
Trong đó R là gốc hidrocacbon hay H.
R’ là gốc hidrocacbon

- Este no đơn chức: CnH2nO2 ( với n2)
- Đồng phân:
C2H4O2 có 1 đồng phân este HCOOCH3
C3H6O2 có 2 đp este
C4H8O2 có 4 đp este
 Một số axit béo:
C15H31COOH (axit panmitic);
C17H35COOH (axit stearic);
C17H33COOH (axit oleic);
C17H31COOH (axit linoleic).


3.Danh pháp

Tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO(đuôi at)
CH3- metyl HCOO fomat
C2H5- etyl CH3COO axetat
CH3CH2CH2- propyl C2H5COO propionat
CH2 = CH- vinyl CH2 = CHCOO acrylat.

Tên gọi chung của chất béo là triglixerit hay triaxylglixerol
Vd: [CH3(CH2)16COO]3C3H5 : tristearoylglixerol
(tristearin)


4. Lí tính

- Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước thấp hơn axit và ancol có cùng số cacbon : axit > ancol > este


- Ở nhiệt độ thường, chất béo:
+ ở trạng thái lỏng khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không no
+ ở trạng thái rắn khi trong phân tử có gốc hidrocacbon no



5.Hoá tính
1. Thủy phân trong môi trường axit: (p/ư thuận nghịch)
RCOOR’ + H2O  RCOOH + R’OH
2. Thủy phân trong môi trường bazơ ( Phản ứng xà phòng hóa ): Là phản ứng 1 chiều
RCOOR’ + NaOH  RCOONa + R’OH

4. Phản ứng cháy:
CnH2nO2 + O2  n CO2 + n H2O
Este no, đơn chức  
1. Thủy phân trong môi trường axit: (thuận nghich) → Glyxerol + axit béo


2.Phản ứng xà phòng hóa :
[CH3(CH2)16COO]3C3H5 + 3NaOH
3[CH3(CH2)16COONa] + C3H5(OH)3
glyxerol
3.Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành
chất béo rắn: (bơ nhân tạo)
(C17H33COO)3C3H5+3H2
Chất béo lỏng (C17H35COO)3C3H5
( Chất béo rắn)

6.Điều chế

. Điều chế este từ axit cacboxylic và ancol
(phản ứng este hoá):
RCOOH + R’OH  RCOOR’ + H2O




Chương 2. CACBOHIĐRAT
I.KHÁI NIỆM
Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m
II. PHÂN LOẠI Chia thành 3 loại chính:
Cacbohiđrat (gluxit, saccarit)
MONOSACCARIT
ĐISACCARIT
POLISACCARIT


Là nhóm cacbohiđrat đơn giản
nhất không thể thủy phân được
Glucozơ, fructozơ là đồng phân : C6H12O6


Saccarozơ, mantozơ là đồng phân:
C12H22O11


Tinh bột, xenlulozơ:



GLUCOZƠ
FRUCTOZƠ
SACCAROZƠ

TINH BỘT
(C6H10O5)n
XENLUZƠ
(C6H10O5)n hoặc [C6H7O2(OH)3]n

1.Cấu tạo
- Glucozo có 5 nhóm OH, 1 nhóm CHO

Frutozo có 5 nhóm OH, nhóm C=O
Saccarozo chứa α glucozo và β frutozo
Tinh bột nhiều gốc α glucozo
- Gồm amilozo + amilopectin.
Nhiều gốc β frutozo

2. Lí tính
Glucozơ có trong lá hoa, rễ, quả chín (quả nho), cơ thể người (trong máu 0,1%)
Nhiều trong mật ong
Saccarozơ là thành phần chủ yếu của đường mía
Không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng tinh bột ngậm nước trương phồng lên
Là chất rắn , dạng sợi màu trắng , không tan trong nước nhưng tan trong nước Svayde [Cu(OH)2 trong NH3]


3.Hoá tính
- Thủy phân: saccarozo → glucozo + fructozo ; ( man, tinh bột, xen ) →glu.
- Tráng gương ( AgNO3/NH3)→2Ag : glu, fruc, man, andehit (CHO), HCOO ( form..)
- Cu(OH)2 → dung dịch xanh lam : glu, fruc, man, sac, glyxerol.
- Phân biệt Glucozơ và Fructozơ thì dùng dd Brom.
- Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 cho cùng sản phẩm là sobitol
C6H12O6 + H2 → C6H14O6
- Xenlulozo → tơ visco, tơ axetat, thuốc súng không khói.
- Nhận ra tinh bột bằng Iot
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Kim Tuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)