Ly thuyet di truyen te bao

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Lan Anh | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: Ly thuyet di truyen te bao thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây?
A. Gây đột biến ở hợp tử.
B. Lai giống.
C. Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin.
D. Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây.
Câu 2: Dựa vào sự kiện nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST diễn ra:
A. Sự sắp xếp của các NST tương đồng ở mặt phẳng thoi phân bào trong kì giữa lần phân bào I.
B. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I.
C. Sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I.
D. Sự co ngắn đóng xoắn ở kì đầu lần phân bào I.
Câu 3: Sự rối loạn phân li một cặp NST tương đồng trong một tế bào xôma dẫn tới hậu quả:
A. Tạo ra thể bị bội khảm có 3 dòng tế bào là: 2n; 2n + 1; 2n - 1.
B. Tạo ra cơ thể có mọi tế bào đều mang đột biến số lượng NST.
C. Tạo ra cơ thể dị bội có bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào là: 2n + 1.
D. Tạo ra cơ thể dị bội có bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào là: 2n - 1.
Câu 4: Loài cà độc dược, bộ NST là 2n = 24. Có thể dự đoán bao nhiêu thể tam bội có thể được hình thành:
A. 1. B. 24. C. 12. D. 36.
Câu 5: Nếu quá trình giảm phân hình thành giao tử bị rối loạn, tất cả các cặp NST không phân li được. Xác suất xảy ra hiện hượng nào là lớn nhất.
A. Hình thành thể tứ bội hoặc thể không nhiễm.
B. Hình thành thể tam bội.
C. Hình thành thể ba nhiễm hoặc một nhiễm.
D. Hình thành thể một nhiễm hoặc thể không nhiễm.
Câu 6: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến.
A. Lặp đoạn và mất đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ.
C. Đảo đoạn và lặp đoạn. D. Chuyển đoạn và mất đoạn.
Câu 7: Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có:
A. Tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi.
B. Một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến.
C. Số lượng nhiếm sắc thể (NST) ở một hoặc một số NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi.
D. Một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc.
Câu 8: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đoạn nhiếm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiếm sắc thể và không mang tâm động.
B. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
C. Đảo đoạn nhiếm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiếm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể thay đổi.
D. Một số thể đột biến mang nhiếm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
Câu 9: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến câu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh ung thư máu. B. Hội chứng Claiphentơ.
C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Tơcnơ.
Câu 10: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là:
A. Thường chỉ tìm thấy ở thực vật.
B. Đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
C. Hình thành từ cơ chế rối loạn phân li NST trong phân bào.
D. Số NST trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n.
Câu 11: Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là:
A. Biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào.
B. Phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định.
C. Di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính.
D. Luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến.
Câu 12: Dị đa bội là hiện tượng trong tế bào chứa bộ NST:
A. Đơn bội của 2 loài khác nhau.
B. Lưỡng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Lan Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)