LY THUYET CĐỀ ĐỊA LÝ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ái | Ngày 10/05/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: LY THUYET CĐỀ ĐỊA LÝ thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN ĐĂNG LƯU
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 5

LÝ THUYẾT chuyên đề

Năm học 2018 - 2019
BÁO CÁO: NGUYỄN THỊ LAN ANH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG TIỂU HỌCPHAN ĐĂNG LƯU
I. Lý do mở chuyên đề:
- Đối với bậc tiểu học, đây là năm đầu môn địa lí địa phương được đưa vào chương trình dạy học.
II. Mục tiêu:

Học xong chương trình địa lí địa phương, học sinh cần đạt được:
- Xác định được vị trí địa phương trên lược đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk;
- Những thế mạnh tiêu biểu (kinh tế, văn hóa, dịch vụ, …) của tỉnh Đắk Lắk, của huyện (thành phố, thị xã) em đang sinh sống.
- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về vị trí địa lí địa phương, những thế mạnh tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk, của huyện (thành phố, thị xã) em đang sinh sống.
- Biết yêu quý và có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG TIỂU HỌCPHAN ĐĂNG LƯU
III / Hoạt động dạy học:
3. Tổ chức cho HS làm việc, tự giải quyết nhiệm vụ học tập mà GV đã nêu.
1. Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ.
2. Tổ chức cho HS tiếp cận nguồn tư liệu trong SGK.
4. Kết luận vấn đề.
1. Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ.
- GV nêu những câu hỏi định hướng, xác định nhiệm vụ mà HS phải giải quyết.
+ Lời dẫn phải súc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh.
+ Phải đề cập tới cốt lõi của bài học.
+ Tạo ấn tượng, kích thích trí tò mò của HS.
2. Tổ chức cho HS tiếp cận nguồn tư liệu trong SGK, sưu tầm để có những hình ảnh cụ thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- GV đưa ra các yêu cầu ngắn gọn, phù hợp, dễ hiểu .
- HS làm việc với các sự kiện được trình bày trong SGK.
3. Tổ chức cho HS làm việc, tự giải quyết nhiệm vụ học tập mà GV đã nêu ra ở đầu giờ hoặc ở đầu mỗi phần.

- Ở bước này GV có thể cho HS trình bày ý kiến cá nhân hoặc trao đổi thảo luận nhóm để rút ra những ý kiến chung.
4. Kết luận vấn đề:
- GV cho HS nhận xét, đánh giá những ý kiến chung hoặc cá nhân xem các bạn đúng hay sai, cần bổ sung thêm gì không. Sau đó GV khẳng định các kết quả học tập của HS và chốt lại những vấn đề cần nắm chắc.
IV/ Phương tiện dạy học môn địa lí địa phương lớp 5:
- Tranh, ảnh (dùng cho hoạt độngmô tả, thảo luận, quan sát và phân tích tranh, … ).
- Các loại phiếu học tập (dùng cho thảo luận nhóm, điều tra, thống kê,… )
-Bản đồ, lược đồ
V/ Hình thức tổ chức dạy học môn lịch sử địa phương lớp 5:
+ Cần tích cực liên hệ nội dung bài học với môi trường thực tế
+ Phối hợp các hình thức chung cả lớp, theo nhóm, học cá nhân, cặp đôi……
- Đa dạng hoá các hình thức dạy học:
- Trong quá trình dạy học nếu vận dụng tốt các hình thức dạy học với nhau để làm cho tiêt học sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sưu tầm tư liệu, ngoại khóa,… nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về địa phương.
VI/ Một số phương pháp dạy học chủ yếu:




Là phương pháp dạy học truyền thống được sử dụng với phương pháp mới để hình thành khái niệm, biểu tượng địa lí thông qua tranh, ảnh, lược đồ, biểu đồ, cung cấp kiến thức mới kết hợp với việc tìm tòi kiến thức, đúc kết thành tập hợp tri thức có giá trị.
1 /PP Quan sát:
2/ PP Đàm thoại (hỏi đáp):
Đây là phương pháp truyền thống được đổi mới, mở rộng việc hỏi đáp cho mọi đối tượng có thể học sinh đặt câu hỏi cho những thắc mắc của mình cùng nhau giải đáp với sự hỗ trợ, dẫn dắt của giáo viên và các bạn cùng nhóm tạo sự chủ động tìm tòi kiến thức.
3/ PP Thảo luận nhóm:
Là phương pháp làm việc tập thể nhỏ theo nhóm được sử dụng khi có những vấn đề không thể giải quyết được dễ dàng khi chỉ có một cá nhân nên nội dung cần bàn bạc thảo luận. Cần khai thác nội dung theo câu hỏi định hướng
4/ PP Trò chơi:
Là phương pháp mới góp phần ôn tập, củng cố một cách nhẹ nhàng, sâu sắc kiến thức cho học sinh thường sử dụng vào thời gian cuối tiết học, nhằm ôn lại kiến thức đã học bằng cách tổ chức trò chơi. Học sinh thi đua giữa các nhóm và cá nhân. Chú ý chuẩn bị tốt luật chơi, thời gian chơi, số lượng người, phần thưởng để tạo bầu không khí vui tươi thoải mái cho học sinh. Kết thúc bài học nhẹ nhàng, sâu sắc.
Các phương pháp dạy học đa dạng, phong phú, người thầy cần linh hoạt, chủ động vận dụng một cách hài hòa, phù hợp với nội dung. Khi sử dụng tránh lạm dụng gây nhàm chán đơn điệu gây ức chế, mệt mỏi cho học sinh.
6/ Phương pháp tường thuật, miêu tả:
GV kể lại, miêu tả lại một lễ hội, một trang phục
Tuỳ từng bài GV kết hợp các phương pháp dạy học sao cho
phù hợp với trình độ HS và
điều kiện địa phương.
VII/ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 5:

Nội dung Tài liệu dạy- học Địa lý địa phương Tỉnh Đăk Lăk gồm 2 phần :
- Phần 1: Địa lí địa phương của Tỉnh Đăk Lăk.
- Phần 2: Địa lí các huyện, thị xã, Thành phố trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.
- Đối với lớp 1,2 ,3 dạy tích hợp vào các môn Tự nhiên và xã hội theo bài quy định
- Đối với Lớp 4 dạy tích hợp vào môn Địa lí.
- Đối với Lớp 5 dạy hai bài riêng vào tuần 31(Phần I); 32( Phần II);
VIII/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
Việc kiểm tra đánh giá thực hiện theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
1/ Đánh giá thường xuyên:
2/ Đánh giá định kỳ:
1/ ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN:
- Xác định được vị trí địa lý, diện tích của tỉnh Đắk Lắk.
- Kể tên một số dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
- Kể tên một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Đắk Lắk.
2/ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ:

Bài kiểm tra định kì môn Lịch sử, Địa lý có thêm nội dung kiến thức về lịch sử, địa lí địa phương (10-20%).
III- Dạy bài : Phần I: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐĂK LĂK (LỚP 5 )
1. Mục đích yêu cầu: Sau bài học HS biết:
- Nhận biết được những thế mạnh tự nhiên, kinh tế, văn hóa tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk.
- Trình bày được những thế mạnh tự nhiên, kinh tế, văn hóa tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk.
- Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk.
- GD Ứng phó biến đổi khí hậu.
*GDƯPBĐKH: Giáo dục tình yêu với thiên nhiên, với môi trường; có ý thức bảo vệ môi trường và hành động chống lũ lụt, khô hạn thích nghi với điều kiện sống của địa phương; biết thu gom rác thải; ý thức bảo vệ bản thân; luôn thực hiện lối sống thân thiện với môi trường.

2. Đồ dùng dạy học:
+Tranh ảnh liên quan đến bài dạy
+SGK, GA điện tử





IV. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HĐTQ
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: HĐTQ
3.Giới thiệu bài:
4. Hđ cơ bản:
Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn tỉnh Đăk Lăk
T/c HS quan sát và chỉ trên bản đồ.


Hoạt động 2: Đắk Lắk – Địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc
T/c Học sinh làm việc nhóm để hoàn thành phiếu bài tập gv đã chuẩn bị.
Hoạt động 3: Đắk Lắk – Vùng đất đỏ ba dan trù phú.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm phiếu học tập.
- Kể tên các cây trồng tiêu biểu của tỉnh Đăk Lăk.
- Tích hợp với ứng phó biến đổi khí hậu.
Hoạt động 4 :Đắk Lắk – Trung tâm du lịch và lễ hội đặc sắc ( HĐ cả lớp)
- HS kể tên và mô tả một số địa điểm du lịch – lễ hội ở địa phương.
- Giáo dục HS Kĩ năng sống : Biết bảo vệ môi trường, giáo dục tình yêu thiên nhiên...
Hoạt động 5: Kiến Thức cần nhớ
- T/c hs hđ cá nhân
5. HĐ nối tiếp: Dặn dò về nhà. Nx tiết học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ái
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)