Lý luận về BGĐT

Chia sẻ bởi Thầy Giáo Làng | Ngày 21/10/2018 | 108

Chia sẻ tài liệu: Lý luận về BGĐT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

thiết kế bài giảng điện tử trên microsoft powerpoint
Thầy giáo làng
Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong nhà trường với tư cách là phương tiện dạy học. Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, bài giảng điện tử là một hình thức sử dụng phổ biến hiện nay.
thiết kế bài giảng điện tử trên microsoft powerpoint
Khái quát
về bài giảng
điện tử
Giới thiệu về
PowerPoint
Kỹ thu?t thi?t k? BG?T
I. Khái niệm BGĐT
- Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip).
Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức hoặc nguồn kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều phải multimedia hoá.
Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức được trình bày dưới nhiều kênh thông tin khác nhau như văn bản, đồ hoạ, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, âm thanh...
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
Đặc điểm quan trọng của sách giáo khoa điện tử là kiến thức được trình bày cùng một lúc theo nhiều cách khác nhau: trọng tâm, đơn giản, chi tiết... thuận tiện cho người học tra cứu và tìm kiếm nhanh thông tin. Ngày nay, sách giáo khoa điện tử còn cho phép kết nối và cập nhật thêm thông tin mới từ các trang Web mà địa chỉ đã có sẵn trong sách giáo khoa điện tử.

- Bài giảng điện tử
I. Khái niệm BGĐT
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẻ và logic, được quy định bởi cấu trúc của bài học.
- Giáo án điện tử
Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
Ví dụ 1
Ví dụ 3
Ví dụ 2
I. Khái niệm BGĐT
Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.
- Xác định mục tiêu bài học
II. Quy trình thiết kế bài BGĐT
Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì.
Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học.
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
- Giáo án điện tử
I. Khái niệm BGĐT
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được qui định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác.
- Lựa chọn, xác định kiến thức cơ bản
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
- Giáo án điện tử
- Xác định mục tiêu bài học
II. Quy trình thiết kế bài BGĐT
I. Khái niệm BGĐT
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng.
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
- Giáo án điện tử
- Xác định mục tiêu bài học
II. Quy trình thiết kế bài BGĐT
- Lựa chọn, xác định kiến thức cơ bản
I. Khái niệm BGĐT
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính.
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học.
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết.
- Xử lí các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh.
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
- Giáo án điện tử
- Xác định mục tiêu bài học
II. Quy trình thiết kế bài BGĐT
- Lựa chọn, xác định kiến thức cơ bản
I. Khái niệm BGĐT
Tổ chức thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cây thư mục có cấu trúc sau đây là hợp lý nhất cho một bài giảng hay hệ thống bài giảng điện tử.
- Xây dựng thư viện tư liệu
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
- Giáo án điện tử
- Xác định mục tiêu bài học
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
II. Quy trình thiết kế bài BGĐT
- Lựa chọn, xác định kiến thức cơ bản
I. Khái niệm BGĐT
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
- Lựa chọn ngôn ngữ, phần mềm trình diễn để xây dựng
Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời... Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
- Giáo án điện tử
- Xác định mục tiêu bài học
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
- Xây dựng thư viện tư liệu
II. Quy trình thiết kế bài BGĐT
- Lựa chọn, xác định kiến thức cơ bản
I. Khái niệm BGĐT
- Lựa chọn ngôn ngữ, phần mềm trình diễn để xây dựng
Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang/slide. Cần làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy - trò, trò - trò.
Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu.
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
- Giáo án điện tử
- Xác định mục tiêu bài học
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
- Xây dựng thư viện tư liệu
II. Quy trình thiết kế bài BGĐT
- Lựa chọn, xác định kiến thức cơ bản
I. Khái niệm BGĐT
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
- Bài giảng điện tử
- Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử
- Giáo án điện tử
- Xác định mục tiêu bài học
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
- Xây dựng thư viện tư liệu
- Lựa chọn ngôn ngữ, phần mềm trình diễn để xây dựng
II. Quy trình thiết kế bài BGĐT
- Lựa chọn, xác định kiến thức cơ bản
I. Khái niệm BGĐT
Kỹ thuật thiết kế Bài GiảngĐiện Tử
3.1. Kỹ thuật tạo nền bài giảng
3.2. Kỹ thuật trình bày văn bản
3.3. Kỹ thuật trình bày WordArt, biểu đồ, ảnh, Videoclip, Sound
3.4. Kỹ thuật tạo hệ thống menu và liên kết
3.5. Kỹ thuật tạo hiệu ứng cho bài giảng
Kỹ thuật thiết kế Bài GiảngĐiện Tử
3.1. Kỹ thuật tạo nền bài giảng
3.1.1. Tạo nền từ Design Template
3.1.2. Tạo nền cho Slide master
3.1.3. Tạo nền trực tiếp trên từng Slide riêng biệt
3.1.4. Tạo khung nền
Kỹ thuật thiết kế Bài GiảngĐiện Tử
3.2. Kỹ thuật trình bày văn bản
3.2.1. Đưa văn bản vào các Design Template có sẵn
3.2.2. Đưa văn bản vào từng Fram tự tạo
3.2.3. Chuyển văn bản có sẵn từ file Word
Kỹ thuật thiết kế Bài GiảngĐiện Tử
3.1. Kỹ thuật tạo nền bài giảng
3.2. Kỹ thuật trình bày văn bản
3.3. Kỹ thuật trình bày WordArt, biểu đồ, ảnh, Videoclip, Sound
3.4. Kỹ thuật tạo hệ thống menu và liên kết
Kỹ thuật thiết kế Bài GiảngĐiện Tử
3.1. Kỹ thuật tạo nền bài giảng
3.2. Kỹ thuật trình bày văn bản
3.3. Kỹ thuật trình bày WordArt, biểu đồ, ảnh, Videoclip, Sound
3.4. Kỹ thuật tạo hệ thống menu và liên kết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thầy Giáo Làng
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)