Lý Luận văn học.Đặc trưng của VH với tư cách là ngôn từ

Chia sẻ bởi Thiếu Gia | Ngày 18/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: lý Luận văn học.Đặc trưng của VH với tư cách là ngôn từ thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐHSPTP. HỒ CHÍ MINH
MÔN :
GVHD :
NHÓM THỰC HiỆN: Trần Văn Hợp
Thành viên trong nhóm 3
Trần Văn Hợp
Trần Thị Mỹ Hòa
Nông Thị Họa
Vũ Quang Hách
Nội dung : Đặc trưng của văn học với tư cách là nghệ thuật ngôn từ ( hay ưu thế của văn học với các loại hình nghệ thuật khác )?
I. Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ :
Nghệ thuật ngôn từ chính là văn học, cũng như nghệ thuật âm thanh là âm nhạc, nghệ thuật hình khối màu sắc, đường nét là hội họa …
Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ








1. Tính chất “ phi vật thể” của hình tượng văn học
2. Không gian và thời gian văn học
3. Khả năng phản ánh ngôn ngữ, tư tưởng của nghệ thuật ngôn từ
4. Tính vạn năng và tính phổ thông của văn học
  Xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, hình tượng văn học là một loại hình tượng gián tiếp, chỉ có thể được tái tạo, hình dung qua trí tưởng tượng, liên tưởng của người đọc . Đó là tính chất tinh thần hay là tính “ phi vật thể “ của hình tượng văn học.
Đặc điểm “phi vật thể” ấy dẫn đến những đặc thù, độc đáo trong phản ánh, sáng tạo và cảm thụ thế giới của nghệ thuật ngôn từ. Với chất liệu ngôn từ đặc biệt, văn học là phương tiện vạn năng để chiếm lính thế giới.
Hình tượng văn học có thể tái hiện những điều mắt thấy và nhận biết bằng cái nhìn thị giác, xúc giác. Các nghệ thuật tạo hình khác chỉ thể hiện hình tượng đó một cách gián tiếp, còn văn học có thể gọi đích danh chúng ra :
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác đổ về.
Như ào ào trận gió.
Văn học có thể nắm bắt tất cả những cái mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong cảm xúc về thế giới . Chẳng hạn như câu thơ của Hồ Chí Minh :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

1. Tính chất “ phi vật thể” của hình tượng văn học
Ngôn từ có thể đưa con người thâm nhập vào bể sâu của thế giới bằng cách sử dụng những màu sắc hư ảo mà không họa sĩ thể hiện được.
Bài thơ Trăng ơi … từ đâu đến ? Của Trần Đăng Khoa :
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Ngôn từ còn có khả năng chuyển dịch hình tượng của các loại hình nghệ thuật khác sang loại hình văn học. Hình tượng văn học được cảm nhận rõ nét qua sự miêu tả :
Ở tận sông Hồng, em có biết
Quê hương anh cũng có dòng sông
Anh gọi mãi với lòng tha thiết :
Vàm Cỏ Đông ! Ơi Vàm Cỏ Đông !
Bằng ngôn từ, thế giới và con người trong văn học hiện lên thật sinh động và rõ nét.
- Tính gián tiếp của hình tượng trong văn học đã khiến văn học có một sự bao quát toàn diện về hiện thực, về khả năng chiếm lính chiều sâu nội dung.
Chất liệu ngôn từ của hình tượng văn chương cũng đã làm cho tính chất không gian và thời gian của hình tượng văn chương có đặc trưng riêng.
Người ta phân chia thế giới nghệ thuật ra làm 2 loại chủ yếu - nghệ thuật thời gian và nghệ thuật không gian - là căn cứ hình tượng các loại hình nghệ thuật này đã chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian và thời gian.
Không gian trong văn học có đắc sắc riêng. Không gian chính là môi trường mà nhân vật sống, hành động và mơ ước.
Trong điêu khắc và hội họa, không gian được miêu tả là một không gian yên tĩnh, mang tính thời điểm, khoảnh khắc, còn không gian trong văn học là một không gian luôn luôn vận động mang tính quá trình.
Đặc trưng nổi bật của không gian và thời gian trong văn học là tính quan niệm của chúng.
Tóm lại : không gian và thời gian trong văn học rất tiêu biểu cho khả năng chiếm lĩnh đời sống rộng, sâu và nhiều mặt của nghệ thuật ngôn từ.
2. Không gian và thời gian văn học
a.  Khả năng phản ánh ngôn ngữ
Văn bản tác phẩm văn chương bao giờ cũng là một tổng thể của những lời phát ngôn của những con người nhất định: phát ngôn của người kể chuyện, nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình. Trong tác phẩm văn chương không có lời nói vô chủ - bất kỳ lời nói nào cũng phát ra từ cửa miệng của một người nào đó nhất định. Do đó, con người ở trong văn chương xuất hiện với tư cách là con người mang lời nói, con người biết nói năng.
Xem lời nói là đối tượng miêu tả, văn chương khắc phục hạn chế tính lược đồ, tính không trọn vẹn của hình tượng ngôn từ, tức là những khiếm khuyết do tính phi vật thể của hình tượng sinh ra, tạo ra những ưu thế cho mình so với nhiều nghệ thuật vật thể. Các nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc là nghệ thuật tĩnh , hình tượng của nó không cử động mà còn với nghĩa đây là những hình tượng im lặng - không có lời nói. Âm nhạc, nghệ thuật của âm thanh, nó tác động mãnh liệt vào tình cảm của con người nhưng nó vẫn là phạm vi không lời của hiện thực và nó cũng không nói bằng lời nói cho thính giả được.
3. Khả năng phản ánh ngôn ngữ, tư tưởng của nghệ thuật ngôn từ
b. Khả năng phản ánh tư duy
Lời nói và tư duy gắn chặt với nhau. không thể tư duy mà không có lời nói và lời nói chính là tư duy. Vì vậy, nếu nói văn chương miêu tả ngôn từ thì đồng thời phải nói văn chương miêu tả tư tưởng. Văn chương vừa vẽ lên những bức chân dung về tư tưởng của con người. Văn chương là ngành nghệ thuật duy nhất tái tạo các quá trình tư duy của con người. Mỗi con người trong văn chương là mỗi nhà tư tưởng; họ không những là con người biết suy nghĩ, cảm xúc, có ý thức về mình mà còn có ý thức về người - họ có ý kiến nhất định trước vận mệnh và cuộc đời, đây là một ưu thế đặc thù của văn chương. Nghệ thuật nào cũng gắn liền với tư tưởng. Nhưng các loại hình nghệ thuật khác biểu hiện tư tưởng của con người một cách gián tiếp. Qua một bức tranh, bản nhạc chúng ta không tìm được những tư tưởng cụ thể mà chỉ là đoán định - ngay cả những bức tranh tượng về con người. Các nghệ thuật đó không dựng lên được con người đang tư duy. Trong văn chương, quá trình tư duy của con người được thể hiện một cách trực tiếp. Người đọc tiếp xúc trực tiếp qua các lời thoại của nhân vật hoặc lời nói thầm ... của các nhân vật - những ý tưởng chưa thốt nên lời.
Là nghệ thuật phương tiện tư duy, văn chương thực chất là lời đề nghị, là cuộc tranh luận, là cuộc đối thoại, nói theo Biélinski, là câu hỏi đặt ra hay câu trả lời. Do vậy, tính tư tưởng của văn chương chúng ta dễ thấy vì nó vừa sâu sắc; vừa nổi bật, vừa phong phú lại trực tiếp.
 a.  Tính vạn năng
Mỗi từ mỗi câu của lời nói là yếu tố tư tưởng, mà tư tưởng là hình ảnh của thế giới khách quan, lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng, văn chương có tính vạn năng trong việc phản ánh đời sống. Tính vạn năng đó, thể hiện:
- Chiều rộng của phạm vi hiện thực phản ánh: Không có giới hạn về phạm vi hiện thực trong văn chương. Bất cứ phạm vi hiện thực nào văn chương cũng có khả năng với tới.
- Chiều sâu của sự phản ánh: Tính vạn năng còn được biểu hiện ở chỗ khả năng phản ánh chiều sâu của hiện thực. Bức tranh hình tượng văn chương thực sự là bức tranh của không gian 3 chiều: cao, sâu, rộng.
- Phương diện vô hình, tâm tưởng: Tính vạn năng còn ở chỗ bất kỳ phương diện nào của hiện thực văn chương cũng có thể đạt tới. Ðặc biệt là phương diện vô hình - tâm tưởng. Những dòng suy tư của con người, một khó khăn của nghệ thuật tạo hình, thì ở văn chương là một lợi thế. Tính vạn năng của văn chương còn ở chỗ nhà văn tự do xử lí mối quan hệ thời gian thực tế trong miêu tả, có khả năng miêu tả bất cứ nội dung nào dưới hình thức nào.
4. Tính vạn năng và tính phổ thông của văn học


b. Tính phổ thông
Chất liệu xây dựng hình tượng văn chương ngôn từ - phương tiện giao tiếp của xã hội đã làm cho văn chương có tính phổ thông.
- Về mặt sáng tác: Ðể trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp thì thật là khó, nhưng có thể nói hầu như người nào cũng có thể làm được vài câu thơ. hơn nữa, phương tiện vật chất phục vụ cho sáng tác văn chương đơn giản nhất so với bất cứ nghệ thuật nào: giấy - viết và thậm chí có khi cũng không cần hai thứ đó nữa. (ví dụ văn chương dân gian hay loại ứng tác)
- Về mặt truyền bá: Văn chương truyền bá rất dễ dàng nhưng lại thâm nhập sâu vào bạn đọc. Phương tiện duy nhất cần thiết cho sự truyền bá là ngôn từ - mà ngôn từ thì ai cũng có. điều kiện và phương tiện cần thiết cho sự truyền bá cũng thật là đơn giản là những quyển sách hoặc thậm chí không có sách, và bất kỳ ở đâu, lúc nào. Nó khác hẳn sân khấu, điện ảnh, âm nhạc ... là những nghệ thuật mà điều kiện và phương tiện truyền bá có những đòi hỏi nhất định và nhiều khi rất phức tạp.
- Về mặt tiếp nhận: Yêu cầu quan trọng nhất để tiếp nhận văn chương là ngôn từ, mà ngôn từ thì ai cũng có. vì vậy, ai cũng có thể tiếp nhận được văn chương. Kể cả các em bé mới ra đời. mặt nữa, bạn đọc có thể lựa chọn những cung bậc và nhịp độ tùy thích và thời gian tùy thích.
II. ƯU THẾ CỦA VĂN HỌC VỚI CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC


a. Văn học với hội họa
Nghệ thuật tạo hình gồm có hội họa, đồ họa, điêu khắc, nhiếp ảnh nghệ thuật. Ðặc điểm của chúng: phản ảnh hiện thực thông qua sự tái hiện hình tượng các hình thức thấy được của hiện thực, đều thể hiện diện mạo các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, diện mạo con người, thể hiện toàn bộ tính muôn vẻ của các sự kiện và quá trình cuộc sống được cảm nhận bằng thị giác.
Hội họa tìm cách khắc phục mặt tĩnh tại của mình bằng cách thể hiện những tình huống điển hình, khoảng khắc tiêu biểu từ toàn bộ quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng. Hình tượng nghệ thuật tạo hình cũng mang tính thời gian, tính vận động, vì bản thân nó là sự thể hiện một thời điểm nhất định của sự vận động và phát triển của sự vật. nó dừng lại ở một khoảnh khắc nhất định để giúp người tiếp nhận nhìn thấy được kỹ lưỡng hơn cái được miêu tả.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn chương và hội họa khá đa dạng. Trước hết là ở chỗ chúng học tập lẫn nhau các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật. Chẳng hạn, văn chương sử dụng biện pháp hài sắc, độ sáng tối, luật cận - viễn. Tác giả dân gian đã dùng các màu sắc các màu sắc để vẽ nên màu sắc của sen:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

b. Văn học với âm nhạc:

Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Ðây cũng là một hình thức phản ảnh nghệ thuật đặc biệt về hiện thực khách quan. Hình tượng của nó được tạo dựng từ chất liệu âm thanh. Nó cũng phi vật thể như hình tượng văn chương. Nhưng do chất liệu hình tượng văn chương là các yếu tố của tư tưởng nên hình tượng văn chương vẫn mang tính cụ thể - xác định.
Âm nhạc là loại nghệ thuật tác động trực tiếp tới tình cảm của con người, thống nhất các tình cảm, thông qua cảm xúc mà thể hiện tư tưởng.
Văn chương và âm nhạc có sự tác động qua lại lẫn nhau có nguồn gốc sâu xa ngay trong bản thân bản chất của hai loại hình nghệ thuật  này. văn chương, mà đặc biệt là thơ ca, chất nhạc là bản chất của nó. Thơ có thể không có vần nhưng không thể không có tính nhạc, còn âm nhạc lại thường sử dụng tính chất phát âm của ngôn từ và ngữ ngôn.
Nó cung cấp cho văn chương những mô típ đề tài: tiếng đàn Thạch Sanh, tiếng hát Trương Chi. Âm nhạc còn cung cấp, gợi ý cho văn chương các tứ thơ, ý thơ.
C. Văn học với điện ảnh  

Ðiện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp. Ở nó có sự kết hợp của nghệ thuật biểu diễn: biểu diễn, tạo hình, biểu hiện. Nghệ thuật điện ảnh có khả năng bao quát rộng rãi về thế giới có khả năng tác động mạnh mẽ đến người nhận, tính chất quần chúng rộng rãi, tính hiện thực dường như tiếp cận với sự thực.
Cơ sở tồn tại của điện ảnh là văn chương. Mọi bộ phim đều được dựng nên dựa trên một kịch bản điện ảnh nhất định - mà thực chất đó là những truyện phim hay các tác phẩm văn chương. So với điện ảnh, văn chương có khả năng bao quát hiện thực cả bề rộng, lẫn bề sâu; khả năng này của văn chương là vô địch.
Mọi tác phẩm văn chương khi được chuyển thể sang ngôn ngữ điện ảnh đều không còn giữ được cả bề rộng lẫn bề sâu về sức khái quát cuộc sống. Nguyên do là ở chỗ đặc trưng của điện ảnh. Trước hết là do thời gian điện ảnh, thường một bộ phim xem không quá 3 tiếng đồng hồ. Còn thời gian văn chương thì vô cùng. Nhưng lí do quan trọng là điện ảnh yêu cầu một sự thống nhất cao của hành động làm nổi bật các tuyến nhân vật và diễn biến cốt truyện. Ðiện ảnh phải thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật thông qua hành động xung đột, thông qua hành vi cụ thể, thông qua các tính cách nhân vật  và quan hệ giữa chúng. Ðiện ảnh không thể tác động tới người tiếp nhận bằng các phương tiện biểu hiện trực tiếp các tư tưởng và tình cảm thông qua lời kễ trực tiếp của tác giả như văn chương.
Sự tác động trở lại văn chương của điện ảnh trước hết là đặt ra cho văn chương nhiệm vụ viết các kịch bản phim. Mặt nữa, phim là nơi gợi ý cho văn chương và nhiều khi là nguyên nhân thành công cho văn chương. Tùy bút rất hay ấy chính là lời bình cho của bộ phim tài liệu về Hương Sen để chúng ta hiểu hơn về văn học trong nghệ thuật…
Cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm 3. Mong thầy cô góp ý để bài thuyết trình của nhóm 3 được hoàn chỉnh hơn.
Chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe - công tác tốt.
Chân thành cảm ơn !
Hẹn gặp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thiếu Gia
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)