Lý luận dạy học VL - Nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường PT

Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngần | Ngày 22/10/2018 | 104

Chia sẻ tài liệu: Lý luận dạy học VL - Nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường PT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chương 2. Nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông
Sinh viên : Phạm Thị Ngần
Lớp : K37A - SPVL
Chương 2. Nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông
2.1. Những nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông
2.1.1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
- Giáo dục toàn diện (chú trọng cả 4 mặt đức, trí, thể, mỹ) góp phần đào tạo con người lao động mới có đầy đủ khả năng, trình độ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.2. Đặc điểm của bộ môn vật lí ở trường phổ thông
Vật lí ở trường PT nghiên cứu những hình thức vận động cơ bản nhất của vật chất.

Vật lí học hiện đại vừa là khoa học thực nghiệm, vừa là khoa học lí thuyết nhưng vật lí ở trường PT chủ yếu là vật lí thực nghiệm.

Tính chất phổ biến và cơ bản của các khái niệm vật lí có ý nghĩa quan trọng tới việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh.

Để nắm vững kiến thức vật lí, học sinh phải tiến hành các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh,khái quát hóa, trừu tượng hóa…)

Vật lí học ở trường PT là cơ sở chế tạo các loại máy móc, thiết bị dùng trong đời sống.
2.1.3. Những nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường PT
Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, tương đối có hệ thống và toàn diện về vật lí.

Phát triển tư duy của học sinh trong việc chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vật lí một cách sáng tạo.

Bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố lòng tin ở khoa học vô thần, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh.
Bốn nhiệm vụ trên liên quan chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện.

Nhiệm vụ đầu tiên mang tính tiên quyết.
2.2. Hình thành những kiến thức vật lí cơ bản
Những khái niệm vật lí, đặc biệt là khái niệm về đại lượng vật lí;

Những định luật vật lí;

Những thuyết vật lí;

Những phương pháp nghiên cứu (nhận thức ) vật lí;

Những ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật.
2.2.1. Khái niệm vật lí
2.2.1.1. Đặc điểm của khái niệm vật lí
Là một hệ thống các khái niệm khoa học

Là sản phẩm của sự phản ánh bởi bộ óc những tính chất chung và bản chất của các đối tượng sự vật và các hiện tượng của hiện thực.

Khái niệm mới xuất hiện do nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa vốn hiểu biết đã có và một sự vật, hiện tượng không thể lí giải bằng vốn hiểu biết cũ, và cũng là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn ấy.
Là hình thức cơ bản của nhận thức lí tính, được hình thành do kết quả của hoạt động tư duy, đặc biệt là 2 quá trình gắn bó chặt chẽ là khái quát hóa và trừu tượng hóa.

- Khái niệm vật lí có thể thay đổi, trở nên phong phú, đầy đủ và chính xác hơn do trình độ nhận thức con người ngày càng cao, càng phản ánh đúng và đầy đủ các tính chất chung, bản chất của sự vật cũng như mối quan hệ giữa các tính chất đó.
2.2.1.2. Yêu cầu chung của việc nắm vững một đại lượng vật lí
Đại lượng ấy đặc trưng cho hiện tượng hay tính chất gì của vật thể?

Mối quan hệ định lượng giữa đại lượng ấy với các đại lượng khác đã biết thế hiện ở biểu thức nào?

Đó là đại lượng vecto hay vô hướng, hay hằng số tỉ lệ? Nếu là vecto thì nó có hướng ra sao?

Đơn vị đo đại lượng vật lí.

Cách đo đại lượng vật lí.

Cách thức hình thành đại lượng vật lí.
2.2.1.3. Hình thành đại lượng vật lí
2.2.1.3.1. Sơ đồ 1
Bước 1. Vạch ra đặc điểm định tính của khái niệm

Bước 2. Làm sáng tỏ đặc điểm định lượng của khái niệm

Bước 3. Định nghĩa khái niệm

Bước 4. Xây dựng đơn vị đo

Bước 5. Vận dụng khái niệm vào thực tiễn
2.2.1.3.2. Sơ đồ 2
Bước 1. Làm sáng tỏ đặc điểm định lượng của khái niệm

Bước 2. Vạch ra đặc điểm định tính của khái niệm

Bước 3. Định nghĩa khái niệm

Bước 4. Xây dựng đơn vị đo

Bước 5. Vận dụng khái niệm vào thực tiễn
Đại lượng vật lí được hình thành theo sơ đồ 2 thuộc trường hợp :
Là các khái niệm trừu tượng mà học sinh không có tri giác sẵn có về chúng, hoặc giáo viên không thể dựa vào kinh nghiệm của học sinh về vẫn đề đang nghiên cứu.
Có những quá trình nghiên cứu mối quan hệ định lượng giữa các khái niệm đã biết, tự nhiên nảy sinh một khái niệm mới.
Ví dụ về đại lượng vật lí
CÔNG
1. Hình ảnh về công
2. Định nghĩa
3. Công phát động và công cản
4. Đơn vị công
CÔNG
1.Định nghĩa
Hai yếu tố không thể thiếu :
1. Lực tác dụng
2. Độ dời của điểm đặt theo phương của lực
Công A do lực F không đổi thực hiện là một đại lượng bằng tích của độ lớn F của lực với độ dời s của điểm đặt của lực ( có cùng phương với lực).
A = Fs
A = Fscosα
α
α
Công thực hiện bởi một lực không đổi là đại lượng đo bằng tích độ lớn của lực và hình chiếu của độ dời điểm đặt trên phương của lực .
2. Công phát động và công cản
Công là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số .
Nếu cosα > 0 ( α < 90) thì A > 0 và được gọi là công phát động.
Nếu cosα < 0 ( 90 < α ≤ 180 ) thì A < 0 và được gọi là công cản.
Nếu cosα = 0 ( α = 90 ) thì A = 0, dù có lực tác dụng nhưng không có công thực hiện
Đơn vị công : Jun
Kí hiệu : J
1 jun là công thưc hiện bởi lực có độ lớn 1 niuton khi điểm đặt của lực có độ dời 1 mét theo phương của lực.
1 jun = 1 niuton × 1 mét
2.2.2. Định luật vật lí
2.2.2.1. Đặc điểm của định luật vật lí
Thể hiện tính quy luật của các hiện tượng vật lí.

Có tính tất yếu, phổ biến và khách quan.

Phản ánh đầy đủ, chính xác các quy luật của thực tế khách quan theo trình độ nhận thức của con người.

Biểu diễn bằng toán học.

Các định luật vật lí có thể chia làm 3 loại :
Định luật động lực học cho biết một đối tượng riêng lẻ trong những điều kiện đã cho sẽ thể hiện như thế nào ( ĐL II Newton, ĐL Bôi-Mariot, ĐL Ôm…)
Định luật thống kê cho biết một số lớn đối tượng riêng lẻ trong một tập hợp trong những điều kiện xác định sẽ thể hiện như thế nào. (phương trình )


Định luật bảo toàn cho biết một đại lượng vật lí nào đó luôn không đổi trong một hệ kín (cô lập) ( ĐL bảo toàn năng lượng, ĐL bảo toàn động lượng …)
2.2.2.3. Hình thành định luật vật lí
Bước 1. Ôn tập những khái niệm cũ có mặt trong định luật

Bước 2. Định hướng sự chú ý của học sinh vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hay giữa các đại lượng vật lí đã biết cần nghiên cứu.

Bước 3. Tìm nội dung định luật ( Tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các đại lượng vật lí cần nghiên cứu)

Bước 4. Nêu vị trí và phạm vi áp dụng định luật ( nếu có thể được)

Bước 5. Vận dụng định luật vào thực tiễn như giải bài tập, giải thích hiện tượng, tìm hiểu những ứng dụng của định luật trong đời sống và sản xuất
Thanks for watching !!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Ngần
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)