LVPTNN
Chia sẻ bởi Trương Thanh Thủy |
Ngày 05/10/2018 |
96
Chia sẻ tài liệu: LVPTNN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
`` THỨ
LVPTNN
THƠ:
I/ Mục đích yêu cầu:
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
-Trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm
-Giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước.
II/Chuẩn bị:
-Tranh minh họa cho bài thơ.
-Mô hình nhà, bánh kẹo.
III/Cách tiến hành:
*Hoat động 1: "Đến nhà cô chơi"
-Cô và trẻ trò chuyện về ngày tết
-Cô cùng cháu hát bài “Sắp đến tết rồi” và đi thăm nhà cô.
-Khi các con đi đến nhà cô thì phải đi qua một con đường ngoằn ngoèo các con phải đi sau lưng cô nhé. Các con nhớ đi cẩn thận nhé.
-Các con ơi đến nhà cô rồi chúng ta vào nhà nhé các con.
-Đến nhà cô và trẻ cùng đàm thoại về mô hình.
-Ngày tết cổ truyền thì trong các gia đình thường có gì các con?( bánh, mứt, trái cây, hoa mai, hoa đào…Đặc biệt là có bánh chưng, bánh dày nữa đó).
-Cô cũng có suu tầm một bài thơ nói về cái bánh chưng các con có muốn nghe cô đọc thơ không nè?
*Hoạt động 2: "Bé nghe đọc thơ"
-Cô giới thiệu bài thơ “Bánh chưng” sưu tầm
Bánh chưng
Bên ngoài xanh lá dong xanh
Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu
Gói nghĩa tình, gói yêu thương
Dẽo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ
-Cô đọc lần 1: diễn cảm.
-Cô đọc lần 2: trích dẫn giảng từ, tóm nội dung.
-" Bên ngoài………….hạt tiêu"
-hai câu thơ trên muốn nói là khi gói bánh chưng thì phải gói bằng lá dong, gồm có nếp, đỗ, thịt mỡ, củ hành làm nhân.
-"Gói nghĩa ………….tới giờ"
-Hai câu thơ cuối nói lên tình cảm của chàng Lang Liêu gởi lên cho vua cha và cho đến bây giờ khi đến ngày tết cổ truyền của dân tộc thì mọi nhà đều gói bánh này để cúng tổ tiên.
-"Lá dong" là một thứ lá dùng để gói bánh chưng có màu xanh như lá chuối.
-"Đỗ" còn gọi là đậu.
-"Lang Liêu" là tên của Hoàng tử con của vua Hùng Vương thứ 6.
Đàm thoại:
-Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
-Trong bài thơ này tả bánh chưng như thế nào?
-Nhìn thấy bánh chưng thì chúng ta nghĩ đến ngày vui gì?
*Hoạt động 3: " Trẻ đọc thơ"
-Cho cả lớp đọc thơ theo cô vài lần.
-Cô cho cả lớp, tổ nhóm cá nhân trẻ đoc.
-Giáo dục trẻ: phải biết yêu thương có lòng nhân ái phải biết yêu quê hương đất nước.
-Cả lớp đọc lại bài thơ.
*Hoạt động 4: "Trẻ về lớp"
-Cô và trẻ cùng đọc lại bài thơ một lần nữa.
-Cho cháu đi ra ngoài và kết thúc.
LVPTNN
THƠ:
I/ Mục đích yêu cầu:
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
-Trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm
-Giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước.
II/Chuẩn bị:
-Tranh minh họa cho bài thơ.
-Mô hình nhà, bánh kẹo.
III/Cách tiến hành:
*Hoat động 1: "Đến nhà cô chơi"
-Cô và trẻ trò chuyện về ngày tết
-Cô cùng cháu hát bài “Sắp đến tết rồi” và đi thăm nhà cô.
-Khi các con đi đến nhà cô thì phải đi qua một con đường ngoằn ngoèo các con phải đi sau lưng cô nhé. Các con nhớ đi cẩn thận nhé.
-Các con ơi đến nhà cô rồi chúng ta vào nhà nhé các con.
-Đến nhà cô và trẻ cùng đàm thoại về mô hình.
-Ngày tết cổ truyền thì trong các gia đình thường có gì các con?( bánh, mứt, trái cây, hoa mai, hoa đào…Đặc biệt là có bánh chưng, bánh dày nữa đó).
-Cô cũng có suu tầm một bài thơ nói về cái bánh chưng các con có muốn nghe cô đọc thơ không nè?
*Hoạt động 2: "Bé nghe đọc thơ"
-Cô giới thiệu bài thơ “Bánh chưng” sưu tầm
Bánh chưng
Bên ngoài xanh lá dong xanh
Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu
Gói nghĩa tình, gói yêu thương
Dẽo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ
-Cô đọc lần 1: diễn cảm.
-Cô đọc lần 2: trích dẫn giảng từ, tóm nội dung.
-" Bên ngoài………….hạt tiêu"
-hai câu thơ trên muốn nói là khi gói bánh chưng thì phải gói bằng lá dong, gồm có nếp, đỗ, thịt mỡ, củ hành làm nhân.
-"Gói nghĩa ………….tới giờ"
-Hai câu thơ cuối nói lên tình cảm của chàng Lang Liêu gởi lên cho vua cha và cho đến bây giờ khi đến ngày tết cổ truyền của dân tộc thì mọi nhà đều gói bánh này để cúng tổ tiên.
-"Lá dong" là một thứ lá dùng để gói bánh chưng có màu xanh như lá chuối.
-"Đỗ" còn gọi là đậu.
-"Lang Liêu" là tên của Hoàng tử con của vua Hùng Vương thứ 6.
Đàm thoại:
-Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
-Trong bài thơ này tả bánh chưng như thế nào?
-Nhìn thấy bánh chưng thì chúng ta nghĩ đến ngày vui gì?
*Hoạt động 3: " Trẻ đọc thơ"
-Cho cả lớp đọc thơ theo cô vài lần.
-Cô cho cả lớp, tổ nhóm cá nhân trẻ đoc.
-Giáo dục trẻ: phải biết yêu thương có lòng nhân ái phải biết yêu quê hương đất nước.
-Cả lớp đọc lại bài thơ.
*Hoạt động 4: "Trẻ về lớp"
-Cô và trẻ cùng đọc lại bài thơ một lần nữa.
-Cho cháu đi ra ngoài và kết thúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thanh Thủy
Dung lượng: 4,73KB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)