Luyện thi văn 12 - Đề tài Đất nước và con người Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Tương Lai | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Luyện thi văn 12 - Đề tài Đất nước và con người Việt Nam thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn đến với tiết luyện thi Văn 12
Chuyên đề

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thanh Nhàn
CHUYÊN ĐỀ
TỔ QUỐC VÀ CON NGƯỜI KHÁNG CHIẾN
ĐỀ 1:
Trong “Bài ca Việt Nam” chào mừng thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta, nhà thơ Tây Ban Nha Hêsut Lôpêt Pachêcô viết:
“Hôm nay tôi cần viết lại cái tên Việt Nam
Để được tạc ghi bằng nét chữ
Như một ngọn tháp cao không tháp nào bằng,
Như ánh sáng rực rỡ nhất của niềm hy vọng
Và bông hoa đẹp nhất của niềm vui thời đại chúng ta”
Hãy phân tích ý nghĩa những câu thơ trên, kết hợp phát biểu suy nghĩ của bản thân về những lời ngợi ca đầy nhiệt tình của dư luận tiến bộ trên thế giới nói chung, cũng như của nhà thơ đối với Tổ quốc ta, dân tộc ta, trước thắng lợi trọn vẹn của cách mạng Việt Nam sau ba mươi năm đấu tranh kiên cường dưới sự lãnh đạo của Đảng.
ĐỀ 1
I. YÊU CẦU
- Cảm thụ được sâu sắc ý nghĩa mấy câu thơ trên của nhà thơ Pachêcô, một biểu hiện trong sáng và sinh động, tiêu biểu đặc sắc cho những lời ca ngợi ca đầy nhiệt tình của dư luận tiến bộ trên thế giới đối với Tổ quốc ta, trước thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ hiếu chiến và xâm lược, để giành lại hoàn toàn độc lập, tự do cho đất nước.
ĐỀ 1
- Có thể kết hợp liên hệ mở rộng tới những lời biểu dương nhiệt tình khác trong dư luận tiến bộ trên thế giới nói chung đối với dân tộc ta, để bình luận ý nghĩa đoạn thơ.
- Rút ra ý nghĩa thực tiễn bổ ích về thái độ biểu dương, ca ngợi nhiệt tình của thế giới đối với Tổ quốc chúng ta.
ĐỀ 1
II. NỘI DUNG
1. Phân tích và bình luận ý nghĩa mấy câu thơ ca ngợi Việt Nam của nhà thơ Lôpêt Pachêcô
1.1. Vì sao nhà thơ muốn tạc ghi lại “cái tên Việt Nam” như “một ngọn tháp cao không tháp nào bằng”?
ĐỀ 1
a) Vì:
+ Việt Nam, trong cuộc chiến đấu sinh tử vừa qua, đã đứng ở đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
+ Hơn thế nữa, Việt Nam, với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ đầy hy sinh gian khổ, đã đứng ở đỉnh cao của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng và cao quý.
ĐỀ 1
b) Liên hệ mở rộng (kết hợp bình luận nhẹ nhàng)
+ Côrađô Gooctơri, Nhà báo – Giáo sư Xã hội học Italia: “Dân tộc anh hùng nhất trên thế giới hiện nay là dân tộc Việt Nam”.
+ Phiđen Caxtơrô, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Cu Ba: “Việt Nam chiến đấu không phải chỉ vì Việt Nam mà cho cả thế giới… Chưa có cuộc chiến tranh nào chính nghĩa hơn cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam… Việt Nam ngày nay là một bằng chứng của thước đo cao nhất của chủ nghĩa quốc tế vô sản”.
c) Khẳng định chắc chắn Việt Nam xứng đáng là “một ngọn tháp cao không tháp nào bằng”.
ĐỀ 1
1.2. Vì sao nhà thơ lại muốn tạc ghi lại “cái tên Việt Nam” như “ánh sáng rực rỡ nhất của niềm hy vọng”?
a) Vì:
+ Bằng thực tế chiến đấu oanh liệt của mình, lần đầu tiên Việt Nam đã đem lại cho nhân loại hy vọng và niềm tin chiến thắng chủ nghĩa đế quốc.
+ Hơn nữa, Việt Nam còn đem lại cho anh em bè bạn trên thế giới niềm hy vọng và tin tưởng vững chắc ở chân lý sáng ngời và sức mạnh của chủ nghĩa Mác – Lênin bách chiến bách thắng.
ĐỀ 1
b) Liên hệ mở rộng (kết hợp bình luận nhẹ nhàng)
+ Tuyên bố của các nhà văn và nhà báo Ai Cập: “Việt Nam nêu một tấm gương quang vinh cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh, tạo cho cả loài người niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng”.
+ Phiđen Caxtơrô: “Việt Nam ngày nay là thước đo cao nhất của những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin”
c) Khẳng định: chúng ta càng hiểu vì sao pachêcô đã coi Việt Nam ngày nay là “ánh sáng rực rỡ nhất của niềm hy vọng”.
ĐỀ 1
1.3. Vì sao nhà thơ đặc biệt còn muốn tạc ghi lại “cái tên Việt Nam” như “bông hoa đẹp nhất của niềm vui thời đại chúng ta”?
a) Vì:
+ Cũng bằng chiến thắng vẻ vang của mình, Việt Nam đã đem lại niềm vui của nhân phẩm và danh dự con người đã được bảo vệ, lương tri và ý thức trách nhiệm của loài người đã được gìn giữ, niềm vui của nhân nghĩa đã chiến thắng bạo tàn, chính nghĩa đã đẩy lùi phi nghĩa …
+ Hơn thế nữa, đây chính là niềm vui, niềm hạnh phúc chân chính nhất của mọi dân tộc trong thời đại ngày nay.
ĐỀ 1
b) Liên hệ mở rộng (kết hợp bình luận nhẹ nhàng)
+ Phêlixaan Olivan, một chiến sĩ hòa bình Tây Ban Nha: “Nhìn tư thế của nhân dân Việt Nam, tôi thấy rạng đông của một thế giới, tôi thấy một sự biến thiên trong tình cảm và quan hệ giữa những con người…”.
+ Alecxanđrơ Tôrêt, nhà văn Achentina: “Việt Nam là một bài thơ, là tiếng hát ca ngợi những giá trị đẹp đẽ nhất của con người và là một trang đẹp nhất trong lịch sử loài người”.
c) Khẳng định lại.
ĐỀ 1
1.4. + Chính vì thế, kết thúc những vần thơ trong sáng, ý nhị của mình, Lôpêt Pachêcô đã muốn:
Từ những đỉnh non cao của trái đất này
Nhảy múa và hát vang
Chính bài ca Việt Nam…
+ Raxun Gamzatop, nhà thơ Liên Xô: “Người Việt Nam đã cho toàn thế giới thấy rõ một cách cụ thể: Thế nào là Tổ quốc!
NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
ĐỀ 2:
“Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” (Tố Hữu)
Hãy giải thích ý kiến trên và tìm một số dẫn chứng trong thực tế cách mạng ở nước ta để minh hoạ, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho bản thân trong cuộc sống cách mạng hiện nay.
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
1. + Tuổi thanh niên là tuổi có nhiều ước mơ và cũng là tuổi có nhiều điều kiện tốt nhất để hành động.
+ Ước mơ những gì và hành động như thế nào để xứng đáng là thanh niên thế hệ Bác Hồ, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới (dẫn ý kiến).
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
2. Thanh niên phải biết ước mơ và hành động
2.1. Thanh niên phải biết ước mơ
a) Ước mơ là gì?
Ước mơ là một loại tưởng tượng đặc biệt thường hướng về tương lai để sáng tạo ra những viễn ảnh về một cuộc sống mong muốn.
Nếu ước mơ chi phối cả cuộc đời, trở thành mục đích bao trùm của nó thì ước mơ trở thành lý tưởng.
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
+ Ước mơ mà Tố Hữu nói tới là những ước mơ cao đẹp, chân chính của những con người tiến bộ, những tâm hồn cách mạng.
Ước mơ của các giai cấp bóc lột ...
Ước mơ của các tôn giáo ...
Ước mơ của giai cấp vô sản
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
Ước mơ của thanh niên ta ngày nay:
Có tính chất cách mạng nhằm mục đích mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc, nhân dân, cho loài người.
Có tính chất thực tế xuất phát từ nhu cầu và điều kiện của đất nước, của thời đại. Ước mơ có thể táo bạo nhưng không nên viển vông hão huyền, vô ích.
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
b) Vì sao thanh niên phải biết ước mơ?
Ước mơ là đặc trưng tâm lý nổi bật của lứa tuổi thanh niên.
Ước mơ còn là biểu hiện sức sống và nhu cầu sống của lứa tuổi đang trưởng thành nhanh chóng, khao khát muốn hiểu biết đời sống và mở rộng cuộc sống của mình như “Những đàn chim chưa vượt biển bao giờ. Khao khát gió khơi thấy chân trời quá hẹp” (Giang Nam)
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
+ Những ước mơ lành mạnh cao đẹp vừa làm phong phú thế giới tinh thần của con người vừa cổ vũ chí khí phấn đấu, khuyến khích thanh niên hăng say tìm tòi, nghiên cứu, thúc đẩy thanh niên dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, cống hiến nhiều nhất cho thắng lợi của cách mạng, hạnh phúc của nhân dân.
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
+ Sự lãnh đạo của Đảng ... bảo đảm cho mọi ước mơ chân chính, dù táo bạo đến đâu cũng sẽ thực hiện được, miễn là chúng ta có chí, có tài, có đức.
“Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối, cần lao nay hoá những anh hùng”
(Chế Lan Viên)
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
2.2. Thanh niên phải biết hành động
a) Hành động là gì?
Hành động là sự thực hiện ý chí, ý định bằng những việc làm cụ thể.
Có những hành động có hại cho cuộc sống và có những hành động có ích cho cuộc sống.
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
Hành động có ích cho cuộc sống cơ bản nhất là các hành động sau:
+ Hành động chiến đấu chống xâm lược, chống bóc lột...
+ Hành động sản xuất làm ra của cải vật chất ...
+ Hành động nghiên cứu khoa học kỹ thuật tìm ra quy luật tự nhiên và xã hội ...
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
b) Vì sao thanh niên phải biết hành động?
+ Hành động là phương pháp duy nhất để thực hiện ước mơ và lý tưởng, ngoài ra không có cách nào khác.
+ Hành động còn là thước đo của mọi giá trị tư tưởng, đạo đức, tài năng, phẩm chất cách mạng.
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
+ Hành động cách mạng, sản xuất và chiến đấu... còn là trường học rèn luyện tốt nhất đối với thanh niên, giúp thanh niên khắc phục những nhược điểm của tuổi trẻ, đồng thời giúp thanh niên có điều kiện bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng, tư tưởng, tình cảm, ý chí, nghị lực cách mạng.
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
+ Thanh niên muốn hành động cách mạng có kết quả thì phải chú ý mấy điểm sau:
Phải hành động theo đường lối, chủ trương, chính sách, mục tiêu cách mạng của Đảng và Nhà nước.
Phải hành động trong tập thể, vì tập thể, đề cao chủ nghĩa tập thể...
Phải chịu khó rèn luyện tư tưởng, học tập khoa học – công nghệ, đi sâu nắm bắt thực tế nước ta... để hành động đạt hiệu quả cao nhất.
ĐỀ: “Thanh niên phải biết ước mơ và hành động” ...
3. Lời khuyên của Tố Hữu dựa trên những đặc điểm của thanh niên và những yêu cầu của thời đại. không biết ước mơ, thanh niên thể vươn cao tới những sự nghiệp lớn. không chịu hành động, thanh niên sẽ không có lợi ích gì cho xã hội.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, thanh niên phải làm gì để xứng đáng là rường cột nước nhà?
CHUYÊN ĐỀ
TỔ QUỐC VÀ CON NGƯỜI KHÁNG CHIẾN
ĐỀ 3:
Trong bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi Đảng như sau:
“Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây, xương sắt da đồng
Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin
Đảng ta, Mác – Lênin vĩ đại
Lại hồi sinh trả lại cho ta
Trời cao, đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa hồn người”
Hãy phân tích ý nghĩa của đoạn thơ trên và tìm những dẫn chứng trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng để chứng minh.
ĐỀ 3
I. YÊU CẦU
1. NỘI DUNG
- Phân tích rõ được ý nghĩa của đoạn thơ, dựa vào những hình ảnh trong thơ để đi sâu phân tích những biểu hiện và nguồn gốc sức mạnh vĩ đại của Đảng, công lao to lớn của Đảng .
- Tìm những dẫn chứng trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng để chứng minh.
- Nêu được lòng biết ơn và niềm tự hào về Đảng quang vinh.
ĐỀ 3
I. YÊU CẦU
1. NỘI DUNG
2. PHƯƠNG PHÁP
- Phải khai thác hình ảnh thơ để rút ra ý nghĩa chính trị và tư tưởng, nhưng không thiên về bình giảng văn chương.
- Phân tích xong ý nghĩa toàn bộ đoạn thơ rồi mới chứng minh để tránh tản mạn, rời rạc.
ĐỀ 3
II. NỘI DUNG
1. Phân tích ý nghĩa của đoạn thơ
Đoạn thơ, qua một loạt điệp từ ngữ, vang lên niềm tự hào lớn và lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
ĐỀ 3
1. Phân tích ý nghĩa đoạn thơ
1.1. Năm câu đầu: Sức mạnh vô địch của Đảng.
 Đảng mạnh như thế nào?
Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây, xương sắt da đồng
- Trăm tay:
- Nghìn mắt:
- Xương sắt da đồng:


* Hệ thống hình ảnh mang tính chất thần kỳ để nói lên sức mạnh thần kỳ của Đảng:
- Một sức mạnh tập thể vĩ đại.
- Một sức mạnh tinh thần vĩ đại.
Hình ảnh chỉ lực lượng tập thể của Đảng.
Hình ảnh chỉ trí tuệ tập thể của Đảng.
Hình ảnh chỉ tinh thần kiên cường, bất khuất của Đảng chịu đựng được mọi thử thách và không gì tiêu diệt nổi.
ĐỀ 3
 Do đâu Đảng có sức mạnh?
Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin
Đảng ta, Mác – Lênin vĩ đại
- Muôn vạn công nông:

- Muôn vạn tấm lòng niềm tin:

- Đảng ta, Mác – Lênin vĩ đại:
Hình ảnh chỉ sức mạnh giai cấp của Đảng.
Hình ảnh chỉ sức mạnh quần chúng của Đảng.
Hình ảnh chỉ sức mạnh khoa học của Đảng.
ĐỀ 3
1.2. Ba câu cuối: Công lao trời bể của Đảng đối với dân tộc.
Lại hồi sinh trả lại cho ta
Trời cao, đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa hồn người
ĐỀ 3
- Hồi sinh:



- Trời cao, đất rộng bao la:


- Bát cơm, tấm áo:

- Hương hoa hồn người:
Hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao trời bể của Đảng đã đưa dân tộc ta, nhân dân ta từ “cõi chết” của cuộc đời nô lệ trở về “cõi sống” của cuộc đời tự do.
Hình ảnh tượng trưng chỉ đời sống độc lập, tự do của đất nước.
... chỉ đời sống ấm no về vật chất.
... chỉ đời sống cao quý về tinh thần.
ĐỀ 3
2. Chứng minh ý nghĩa đoạn thơ
2.1. Sức mạnh của Đảng
a) Sức mạnh trí tuệ cách mạng của “Đảng ta, Mác – Lênin vĩ đại”
- Đường lối sáng tạo của Đảng.
- Chiến lược sáng tạo của Đảng.
- Chăm lo xây dựng những tổ chức cách mạng, phát huy cao độ sức mạnh của tổ chức cách mạng.
ĐỀ 3
b) Sức mạnh dũng khí cách mạng của Đảng ta “xương sắt da đồng”
- Đảng đảm nhận những sứ mệnh lịch sử vĩ đại nhất (dc)
- Đảng đương đầu với những khó khăn, những kẻ thù ghê gớm nhất của cách mạng (dc).
- Đảng đã nêu những gương hy sinh chiến đấu “xả thân vì cách mạng” hết sức oanh liệt (dc).
ĐỀ 3
c) Kết quả vĩ đại là:
- Sau 15 đấu tranh đấu tranh (1930-1945): Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
- Sau 30 năm đấu tranh (1945-1975): “Nước ta có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ” (HCT). Cả nước tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới…
ĐỀ 3
2.2. Công lao của Đảng
Công lao của Đảng là đã đem lại độc lập, tự do và đưa cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, nhằm đem lại hạnh phúc cho nhân dân về tất cả các mặt tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội …
“ Đảng ta vĩ đại như biển rộng như núi cao
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình
Đảng ta là đạo đức, là văn minh
Là thống nhất độc lập, hòa bình, ấm no
Công ơn Đảng thật là to
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”
(Hồ Chí Minh)
CHUYÊN ĐỀ
TỔ QUỐC VÀ CON NGƯỜI KHÁNG CHIẾN
Đề 4:
Hình ảnh cuộc sống và con người kháng chiến qua các tác phẩm văn, thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đồng thời nêu rõ những hình ảnh đó có tác dụng giáo dục như thế nào đối với anh (chị).
Hình ảnh cuộc sống và con người kháng chiến qua các tác phẩm văn, thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đồng thời nêu rõ những hình ảnh đó có tác dụng giáo dục như thế nào đối với anh (chị).
I. YÊU CẦU
Phân tích một số tác phẩm viết về đề tài kháng chiến chống Pháp (1946-1954), nêu một số hình ảnh về cuộc sống, con người kháng chiến. Qua đó làm toát lên truyền thống cách mạng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc và nêu được tác dụng giáo dục của các tác phẩm đối với bản thân.
2. Biết lựa chọn và phân tích một số nhân vật, tình tiết, chi tiết nghệ thuật, đoạn thơ … để làm rõ chủ đề bài viết.
Hình ảnh cuộc sống và con người kháng chiến qua các tác phẩm văn, thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đồng thời nêu rõ những hình ảnh đó có tác dụng giáo dục như thế nào đối với anh (chị).
II. NỘI DUNG
1. Hình ảnh cuộc sống, con người kháng chiến qua các tác phẩm
Có thể nêu đầy đủ hình ảnh các mặt của cuộc kháng chiến, hình ảnh những con người kháng chiến (công nhân, nông dân, bộ đội, mẹ chiến sĩ, phụ nữ, thiếu nhi …)
Có thể phân tích một mặt nào đó của cuộc sống kháng chiến cùng với hình ảnh con người kháng chiến mà mình nhận thức sâu sắc, đầy đủ nhất.
Hình ảnh cuộc sống và con người kháng chiến qua các tác phẩm văn, thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đồng thời nêu rõ những hình ảnh đó có tác dụng giáo dục như thế nào đối với anh (chị).
Từ việc phân tích đó, cần nêu được:
a) Hình ảnh chân thực của cuộc sống chiến đấu, anh dũng, gian khổ nhưng tin tưởng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.
b) Hình ảnh chân thực của những con người ở các tầng lớp, giai cấp khác nhau đang hăng hái tham gia kháng chiến với tâm hồn giản dị, lạc quan, dũng cảm, giàu lòng hy sinh, yêu thương gắn bó với nhau trong nhiệm vụ chung.
Hình ảnh cuộc sống và con người kháng chiến qua các tác phẩm văn, thơ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), đồng thời nêu rõ những hình ảnh đó có tác dụng giáo dục như thế nào đối với anh (chị).
2. Tác dụng giáo dục
a) Nhận thức đúng đắn và cảm nhận được cái đẹp, cái cao thượng, cái hào hùng của cuộc sống, con người trong kháng chiến.
b) Tự hào về truyền thống cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, bồi dưỡng tình cảm tin yêu đối với Tổ quốc, với nhân dân …
c) Xác định một thái độ đúng đắn trước cuộc sống.
MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Cuộc sống trong kháng chiến
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
+ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO
2. Bộ đội Cụ Hồ
+ Xung kích (Nguyễn Đình Thi)
+ Cá nước (Tố Hữu)
+ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Tố Hữu)
+ Tây Tiến (Quang Dũng)
+ Đồng chí (Chính Hữu)
MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO
3. Dân công:
+ Phá đường (Tố Hữu)
+ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Tố Hữu)
MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO
4. Các mẹ, các chị
+ Bà mẹ Việt Bắc (Tố Hữu)
+ Bầm ơi (Tố Hữu)
+ Bà Bủ (Tố Hữu)
+ Phá đường (Tố Hữu)
MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO
5. Thiếu nhi
Lượm (Tố Hữu)
“Một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm. Nó là con một chú em họ của tôi. Nó đi liên lạc cho đơn vị, trong khi đưa thư qua một cánh đồng, cháu bị trúng đạn, hy sinh khi mới 14 tuổi. Tôi viết bài thơ Lượm, thấy như còn đâu đây dáng điệu dễ thương khuôn mặt còn trẻ con nhưng rất cứng cỏi của nó”.
(Tố Hữu, Nhớ lại một thời, Nxb Văn học – 2000)
Lượm (Tố Hữu)
CHUYÊN ĐỀ
TỔ QUỐC VÀ CON NGƯỜI KHÁNG CHIẾN
ĐỀ 5:
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975
I. YÊU CẦU
1. Qua phân tích một số tác phẩm thơ văn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, nêu được những đặc điểm, phẩm chất chung của người chiến sĩ cách mạng ở giai đoạn đó.
2. Biết chọn và phân tích một số tác phẩm, đoạn văn, đoạn thơ… theo một chủ đề nhất định.
3. Bài viết có kết cấu hợp lý, rõ ràng.
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975
II. NỘI DUNG
1. Giác ngộ tư tưởng cách mạng nguyện suốt đời hy sinh, chiến đấu cho lý tưởng cách mạng của Đảng, cho hạnh phúc của giai cấp, của dân tộc của nhân loại cầu lao.
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975
2. Tình cảm cách mạng sâu sắc : Thái độ yêu ghét rõ ràng, đúng đắn
a) Tình yêu Tổ quốc, tình yêu con người. Yêu thương những con người nghèo khổ bị áp bức bóc lột. Khơi dậy trong lòng họ niềm tin ở ngày mai và ý chí đấu tranh cho 1 cuộc sống tốt đẹp hơn (một biểu hiện của lòng nhân đạo cộng sản) ;
b) Căm thù xâm lược, áp bức, bóc lột : tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến, đế quốc. Xác định đó là đối tượng mà cách mạng phải đánh đổ.
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975
3. Ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất
+ Chiến đấu suốt đời vì lý tưởng, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh;
+ Chiến đấu kiên cường, dũng cảm, bất khuất, không khoan nhượng với kẻ thù, với những tư tưởng không vô sản;
+ Đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng;
+ Niềm tin tất thắng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tương Lai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)