Luyện thi HSG_TV 5 (đề 23)
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 10/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Luyện thi HSG_TV 5 (đề 23) thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 23
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 5
Câu 1.
Cho các từ sau:
Mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
a- Xếp các từ trên thành hai nhóm: từ ghép, từ láy.
b- Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.
Bài làm:
a- Xếp các từ đã cho thành 2 nhóm. (1 điểm)
- Từ ghép: xa lạ. phẳng lặng, mong ngóng, mơ mộng.
- Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng.
b- Nêu đúng tên gọi (1 điểm)
- Kiểu từ ghép: có nghĩa tổng hợp.
- Kiểu từ láy: láy âm.
Câu 2.
Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV5- Tập 1) Có câu:
Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.
a- Tìm các tính từ có trong câu văn.
b- Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”, “mùi thơm”.
Bài làm:
a- Các tính từ có trong câu: thơm, béo, ngọt, già (1 điểm)
b- Các từ: “cái béo”, “mùi thơm” là từ loại danh từ (do “cái” ghép với “béo”, “mùi” ghép với “thơm”). (1 điểm)
Câu 3.
Tìm 4 câu tục ngữ hoặc thành ngữ nói về đạo lí làm người.
Bài làm:
a- Uống nước nhớ nguồn.
b- Chết vinh còn hơn sống nhục.
c- Đói cho sạch, rách cho thơm.
d- Lá lành đùm lá rách.
Câu 4.
a- Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ (nếu có) trong câu văn sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b- Đặt 1 câu có chủ ngữ là tính từ.
- Đặt 1 câu có chủ ngữ là động từ.
Bài làm:
a- Xác định đúng các danh từ, động từ, tính từ (1 điểm)
- Danh từ: thềm, lăng, cây vạn tuế, đoàn quân.
- Động từ: tượng trưng, đứng.
- Tính từ: danh dự, trang nghiêm.
b- (1 điểm) đặt đúng mỗi câu: 0,5 điểm.
Câu 5. Mở đầu bài thơ “Nhớ non sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng...
Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? những hình ảnh ấy giúp đ/c cảm nhận được điều gì?
Bài làm:
-Hình ảnh đẹp: con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để những hàng tre ngày ngày soi bóng; hình ảnh dòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè.
-Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được: con sông quê hương có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Câu 6 : Tả một cây chuối
Bài làm
Vào mùa xuân, khi chim hót líu lo, những con bướm dập dờn trong nắng ấm thì cũng là lúc cây cối đâm chồi, nảy lộc. Trong dịp nghỉ tết, em được bố mẹ cho về thăm bà ngoại. Vừa về đến nhà, em chào mọi người rồi chạy tót ra vườn chơi. Em thích vườn nhà bà lắm. Mỗi dịp xuân về, mảnh vườn của bà như được khoác lên tấm áo mới, tươi sáng, sinh động hẳn lên. Ở đó có rất nhiều loại cây ăn quả. Nhưng em thích nhất một bụi chuối tiêu sai quả ở góc bờ ao.
Nhìn từ xa cây chuối cao hơn đầu người. Lại gần mới thấy có cây cao bằng mái ngói nhà bà em. Từ gốc lên đến ngọn, thân cây càng nhỏ dần. Thân cây chuối nhẵn bóng, có chỗ màu xanh nhạt, chỗ khác lại phơn phớt màu mận chín, sờ tay vào ta có cảm giác mát và dễ chịu. Nhưng đấy là phần thân cây còn tươi. Phần thân có lớp vỏ đã khô thì thô ráp, xù xì. Cây chuối rất đặc biệt: không có cành mà chỉ có lá mọc ra từ thân cây. Lá chuối rất to và dài, mặt trên có màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, lại có một lớp phấn trắng mỏng phủ lên.
Buồng chuối dài hơn nửa mét. Mỗi buồng có đến chục nải. Hầu hết các quả còn xanh, chưa ăn được. Nhưng có vài quả
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 5
Câu 1.
Cho các từ sau:
Mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
a- Xếp các từ trên thành hai nhóm: từ ghép, từ láy.
b- Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.
Bài làm:
a- Xếp các từ đã cho thành 2 nhóm. (1 điểm)
- Từ ghép: xa lạ. phẳng lặng, mong ngóng, mơ mộng.
- Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng.
b- Nêu đúng tên gọi (1 điểm)
- Kiểu từ ghép: có nghĩa tổng hợp.
- Kiểu từ láy: láy âm.
Câu 2.
Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV5- Tập 1) Có câu:
Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.
a- Tìm các tính từ có trong câu văn.
b- Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”, “mùi thơm”.
Bài làm:
a- Các tính từ có trong câu: thơm, béo, ngọt, già (1 điểm)
b- Các từ: “cái béo”, “mùi thơm” là từ loại danh từ (do “cái” ghép với “béo”, “mùi” ghép với “thơm”). (1 điểm)
Câu 3.
Tìm 4 câu tục ngữ hoặc thành ngữ nói về đạo lí làm người.
Bài làm:
a- Uống nước nhớ nguồn.
b- Chết vinh còn hơn sống nhục.
c- Đói cho sạch, rách cho thơm.
d- Lá lành đùm lá rách.
Câu 4.
a- Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ (nếu có) trong câu văn sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b- Đặt 1 câu có chủ ngữ là tính từ.
- Đặt 1 câu có chủ ngữ là động từ.
Bài làm:
a- Xác định đúng các danh từ, động từ, tính từ (1 điểm)
- Danh từ: thềm, lăng, cây vạn tuế, đoàn quân.
- Động từ: tượng trưng, đứng.
- Tính từ: danh dự, trang nghiêm.
b- (1 điểm) đặt đúng mỗi câu: 0,5 điểm.
Câu 5. Mở đầu bài thơ “Nhớ non sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng...
Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? những hình ảnh ấy giúp đ/c cảm nhận được điều gì?
Bài làm:
-Hình ảnh đẹp: con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để những hàng tre ngày ngày soi bóng; hình ảnh dòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè.
-Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được: con sông quê hương có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Câu 6 : Tả một cây chuối
Bài làm
Vào mùa xuân, khi chim hót líu lo, những con bướm dập dờn trong nắng ấm thì cũng là lúc cây cối đâm chồi, nảy lộc. Trong dịp nghỉ tết, em được bố mẹ cho về thăm bà ngoại. Vừa về đến nhà, em chào mọi người rồi chạy tót ra vườn chơi. Em thích vườn nhà bà lắm. Mỗi dịp xuân về, mảnh vườn của bà như được khoác lên tấm áo mới, tươi sáng, sinh động hẳn lên. Ở đó có rất nhiều loại cây ăn quả. Nhưng em thích nhất một bụi chuối tiêu sai quả ở góc bờ ao.
Nhìn từ xa cây chuối cao hơn đầu người. Lại gần mới thấy có cây cao bằng mái ngói nhà bà em. Từ gốc lên đến ngọn, thân cây càng nhỏ dần. Thân cây chuối nhẵn bóng, có chỗ màu xanh nhạt, chỗ khác lại phơn phớt màu mận chín, sờ tay vào ta có cảm giác mát và dễ chịu. Nhưng đấy là phần thân cây còn tươi. Phần thân có lớp vỏ đã khô thì thô ráp, xù xì. Cây chuối rất đặc biệt: không có cành mà chỉ có lá mọc ra từ thân cây. Lá chuối rất to và dài, mặt trên có màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, lại có một lớp phấn trắng mỏng phủ lên.
Buồng chuối dài hơn nửa mét. Mỗi buồng có đến chục nải. Hầu hết các quả còn xanh, chưa ăn được. Nhưng có vài quả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 31,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)