Luyện thi HSG_TV 5 (đề 19)

Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại | Ngày 10/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Luyện thi HSG_TV 5 (đề 19) thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 19:

ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 5

I. Trắc nghiệm khách quan:
*Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Từ nào có tiếng “ bảo ” mang nghĩa “ giữ, chịu trách nhiệm ”
A. Bảo ngọc.
B. Bảo hiểm.
C. Bảo kiếm.
Câu 2: Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ láy?
A. Nô nức, sững sờ, trung thực, ầm ầm, rì rào.
B. Sững sờ, rào rào, lao xao, sắc xuân, ầm ầm.
C. Nô nức, sững sờ, rào rào, ầm ầm, lao xao.
Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?
A. Đỏ thắm, lẩm nhẩm, phượng vĩ.
B. Nhỏ xíu, vàng hoe, dịu dàng.
C. Bông hoa, xanh mướt, tíu tít.
Câu 4: Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa?
A. Vàng xuộm, vàng hoe, lắc lư, vàng lịm, vàng ối.
B. Vàng xuộm, vàng hoe, vẫy vẫy, vàng lịm, vàng ối
C. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng tươi, vàng lịm, vàng ối.
Câu 5: Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy.
A. Trong lớp tôi, thường xung phong, phát biểu ý kiến.
B. Trong lớp, tôi thường xung phong phát biểu ý kiến.
C. Trong lớp tôi thường xung phong, phát biểu ý kiến.
Câu 6: Cách viết nào đúng?
A. Xanh pêtécbua
B. xanh Pê-téc-bua
C. Xanh Pê-téc-bua
Câu 7: Câu tục ngữ nào nói về ý chí nghị lực của con người?
A. Một câu nhịn, chín câu lành.
B. Lửa thử vàng gian nan thử sức.
C. Của rề rề không bằng nghề trong tay.
Câu 8: Câu hỏi nào được dùng với mục đích không phải để hỏi?
A. Sao cậu giỏi thế?
B. Tại sao các cậu lại cãi nhau?
C. Chị mới về đấy à?

Câu 9: Trong câu “Màu vàng trên lưng chú lấp lánh” bộ /p c/ngữ là:
A. Màu vàng
B. Trên lưng chú
C. Màu vàng trên lưng chú

Câu 10: Câu: “Bây giờ, để kiếm sống cho chính mình, chú đã biết làm lấy diều giấy.” có mấy trạng ngữ?
A. Một trạng ngữ
B. Hai trạng ngữ
C. Ba trạng ngữ

II. Tự luận
Cảm thụ Văn Học
Trong bài “Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?

Hạt gạo của làng quê đã từng phải trải qua biết bao khó khăn thử thách của thiên nhiên: Nào là bão tháng bảy, mưa tháng ba (thường là bão lớn, mưa to)
- Hát gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa.
- Hình ảnh đối lập ở hai dòng thơ cuối: “Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy” gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm yêu thương mẹ biết bao nhiêu.

2.Tập làm văn
Tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em yêu thích.
*Bài làm :
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen…. nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 36,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)