Luyện thi HSG_TV 4-5 (đề 13)
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 10/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Luyện thi HSG_TV 4-5 (đề 13) thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 13:
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 5
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Âm ê là âm chính của tiếng nào?
A. chiến B. thuyền C. thêu D. yêu
Câu 2: Từ nào là từ ghép?
A. sung sướng B. phẳng phiu C. cáu kỉnh D. đánh đập
Câu 3: (1/2đ) Từ nào không phải là danh từ
A. hi vọng B. cơn giận dữ C. cái xấu D. nỗi đau
Câu 4: Từ nào là từ ghép tổng hợp?
A. chị em B. chị cả C. chị dâu D. anh hai
Câu 5: Tiếng “nhân” trong từ nào khác nghĩa tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
A. nhân viên B. nhân từ C. nhân loại D. nhân chứng
Câu 6: Thành ngữ chỉ tình máu mủ, thương xót giữa những người ruột thịt, cùng nòi giống là:
A. Lá lành đùm lá rách C. Môi hở răng lạnh
B. Máu chảy ruột mềm D. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ
Câu 7: Cho câu: “Vườn cam chín...”. Từ thích hợp điền vào dấu ba chấm là từ nào?
A. vàng ối B. vàng hoe C. vàng khè D. vàng xuộm
Phần II: BÀI TẬP
Câu 1: (1đ)
Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong các câu văn sau: a) Tôi đang học bài thì Nam đến.
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
d) Cả nhà rất yêu quý tôi. ,
e) Anh chị tôi đều học giỏi.
Bài giải:
a) Tôi đang học bài thì Nam đến. (CN)
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.(VN)
c) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.(TN)
d) Cả nhà rất yêu quý tôi.(BN) ;
e) Anh chị tôi đều học giỏi.(ĐN)
Câu 2: (0,5đ)
Tìm CN, VN, TN trong các câu văn sau:
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn...Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu hoa vút như con thoi. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Giải:
Hết mùa hoa, chim chóc / cũng vãn...// Những bông hoa đỏ ngày nào / nay đã trở thành những quả gạo múp míp,// hai đầu hoa / vút như con thoi.// Cây gạo / như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Câu 3: (1đ)
Trong bài thơ “Vàm Cỏ Đông”, nhà thơ Hoài Vũ có viết:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Nước về xanh đồng lúa, vườn cây
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
Bài làm:
Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thửa lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.
Câu 4: (4,5đ)
Một buổi tới trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó trong một bài văn ngắn (khoảng 20- 25 dòng).
Bài làm:
“ve,ve,hè về!”Những tiếng hát ngọt ngào của lũ ve chào đón một ngày hè đầy mơ ước. Mùa hạ là mùa của hoa phượng đỏ ,khiến lòng tôi nôn nao.Cây phượng không biết được bao nhiêu tuổi rồi!Tôi chỉ biết cây phượng đã gắn bó với biết bao lứa tuổi học trò ngây thơ.Nhìn xa,cây phượng thân yêu như một chiếc ô khổng lồ màu xanh biếc điểm nhưng chùm hoa phượng mới nở đỏ thắm.Chiếc ô đó che mát cả một góc sân trường cho chúng tôi vui chơi.
Thân cây đã hứng chịu biết bao giông bão, thân to ,mấy người ôm không xuể.Vỏ cây màu nâu sẫm, sần sùi
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 5
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Âm ê là âm chính của tiếng nào?
A. chiến B. thuyền C. thêu D. yêu
Câu 2: Từ nào là từ ghép?
A. sung sướng B. phẳng phiu C. cáu kỉnh D. đánh đập
Câu 3: (1/2đ) Từ nào không phải là danh từ
A. hi vọng B. cơn giận dữ C. cái xấu D. nỗi đau
Câu 4: Từ nào là từ ghép tổng hợp?
A. chị em B. chị cả C. chị dâu D. anh hai
Câu 5: Tiếng “nhân” trong từ nào khác nghĩa tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
A. nhân viên B. nhân từ C. nhân loại D. nhân chứng
Câu 6: Thành ngữ chỉ tình máu mủ, thương xót giữa những người ruột thịt, cùng nòi giống là:
A. Lá lành đùm lá rách C. Môi hở răng lạnh
B. Máu chảy ruột mềm D. Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ
Câu 7: Cho câu: “Vườn cam chín...”. Từ thích hợp điền vào dấu ba chấm là từ nào?
A. vàng ối B. vàng hoe C. vàng khè D. vàng xuộm
Phần II: BÀI TẬP
Câu 1: (1đ)
Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong các câu văn sau: a) Tôi đang học bài thì Nam đến.
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
d) Cả nhà rất yêu quý tôi. ,
e) Anh chị tôi đều học giỏi.
Bài giải:
a) Tôi đang học bài thì Nam đến. (CN)
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.(VN)
c) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.(TN)
d) Cả nhà rất yêu quý tôi.(BN) ;
e) Anh chị tôi đều học giỏi.(ĐN)
Câu 2: (0,5đ)
Tìm CN, VN, TN trong các câu văn sau:
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn...Những bông hoa đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu hoa vút như con thoi. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Giải:
Hết mùa hoa, chim chóc / cũng vãn...// Những bông hoa đỏ ngày nào / nay đã trở thành những quả gạo múp míp,// hai đầu hoa / vút như con thoi.// Cây gạo / như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Câu 3: (1đ)
Trong bài thơ “Vàm Cỏ Đông”, nhà thơ Hoài Vũ có viết:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Nước về xanh đồng lúa, vườn cây
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
Bài làm:
Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thửa lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.
Câu 4: (4,5đ)
Một buổi tới trường, em bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó trong một bài văn ngắn (khoảng 20- 25 dòng).
Bài làm:
“ve,ve,hè về!”Những tiếng hát ngọt ngào của lũ ve chào đón một ngày hè đầy mơ ước. Mùa hạ là mùa của hoa phượng đỏ ,khiến lòng tôi nôn nao.Cây phượng không biết được bao nhiêu tuổi rồi!Tôi chỉ biết cây phượng đã gắn bó với biết bao lứa tuổi học trò ngây thơ.Nhìn xa,cây phượng thân yêu như một chiếc ô khổng lồ màu xanh biếc điểm nhưng chùm hoa phượng mới nở đỏ thắm.Chiếc ô đó che mát cả một góc sân trường cho chúng tôi vui chơi.
Thân cây đã hứng chịu biết bao giông bão, thân to ,mấy người ôm không xuể.Vỏ cây màu nâu sẫm, sần sùi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)