Luyện thi HSG_TV 4-5 (đề 07)

Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại | Ngày 10/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Luyện thi HSG_TV 4-5 (đề 07) thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 7:
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 5

Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
A. dạy dỗ B. gia đình C. dản dị D. giảng giải
Câu 2: Từ nào không phải từ láy?
A. yếu ớt B. thành thật C. sáng sủa D.thật thà
Câu 3: Từ nào không phải là tính từ?
A. màu sắc B. xanh ngắt C. xanh xao D. xanh thẳm
Câu 4: Tiếng “công” trong từ nào khác nghĩa tiếng “công” trong các từ còn lại?
A. công viên B. công an C. công cộng D. công nhân
Câu 5: Từ nào là từ tượng hình?
A. thoang thoảng B. bập bẹ C. lạch bạch D. bi bô
Câu 6: Từ nào có nghĩa tổng hợp?
A. vui lòng B. vui mắt C. vui thích D. vui chân
Câu 7: Từ nào có nghĩa là: “Giữ cho còn, không để mất” ?
A. bảo quản B. bảo toàn C. bảo vệ D. bảo tồn

Phần II: BÀI TẬP
Câu 1:
Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
Chiều thu, gió dìu dịu, hoa sữa thơm nồng. Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Mỹ Loan cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.
Giải:
Chiều thu, gió / dìu dịu, hoa sữa / thơm nồng. Chiều nào, về đến đầu phố nhà mình, Mỹ Loan cũng đều nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc ấy.

Câu 2:
Tìm 4 từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “Nhân hậu”

- 4 từ đ/ nghĩa với từ “Nhân hậu”: Nhân từ, nh/ ái, nh/ đức, nh/ nghĩa,…
- 4 từ tr/ nghĩa với từ “N/ hậu”: Độc ác, bạc ác, tàn ác, t/nhẫn, tàn bạo,…

Câu 3:
Trong bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà lên hỡi người.
Hãy nêu lên vẻ đẹp của đoạn thơ trên?

Giải:
-Đoạn thơ này có vẻ đẹp đặc trưng qua lối sử dụng cách nói nhân hóa của Tác giả để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm núi nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sống quây quần, ấm cúng bên nhau…
-Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sang động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Câu 4:
“Thế rồi cơn bão qua / Bầu trời xanh trở lại / Mẹ về như nắng mới / Sáng ấm cả gian nhà...” ( Mẹ vắng nhà ngày bão - Đặng Hiển)
Mượn lời bạn nhỏ trong bài thơ trên, em hãy hình dung và tả lại hình ảnh của mẹ lúc trở về sau cơn bão và sự ngóng chờ cùng niềm vui của gia đình khi ấy.
BÀI LÀM :

Má tôi đi công tác được hơn một tuần rồi. Lúc má đi thì cơn bão số chín cũng vừa tới.
Gió thổi ù ù, mưa tới tấp đổ xuống, cây cối ngả nghiêng, xơ xác. Ba và hai anh em tôi ở nhà, chẳng biết làm gì, hết quanh ra lại quanh vào. Tôi nghĩ: "Giá lúc này má ở nhà thì tốt biết bao!". Cuối cùng, cơn bão cũng qua. Bầu trời lại trong xanh trở lại. Nhưng căn nhà vẫn còn trống trải, buồn tênh. Ngồi trong nhà mà ai cũng ngóng ra cửa. Anh Hai sốt ruột chạy ra cổng. Phía xa, bóng một phụ nữ đang rảo bước, hai tay xách hai túi đồ. Tôi hồi hộp, chờ đợi. Cái bóng tròn trịa ấy đang tiến lại gần phía tôi. Mái tóc vàng nâu buông xõa đung đưa theo nhịp bước. Hai vai người đó trĩu hẳn xuống, có lẽ do túi đồ quá nặng. Chiếc áo màu tím nhạt bó sát lấy thân hình hơi ốm. Dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát. Bước chân của người đó mỗi lúc một nhanh. Tim tôi như vỡ òa: Ôi, đúng là má rồi! Anh Hai tôi ngoái cổ vào trong nhà hét lớn: "Ba ơi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)