Luyện thi HSG_TV 4-5 (đề 03)
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 10/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Luyện thi HSG_TV 4-5 (đề 03) thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 3:
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 4-5
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
A. sơ xác B. xứ sở C. xuất xứ D. sơ đồ
Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?
A. cần mẫn B. học hỏi C. đất đai D. thúng mủng
Câu 3: Từ nào không phải là danh từ?
A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh D. nỗi nhớ
Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?
A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn
Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình?
A. lăn tăn B. tí tách C. thấp thoáng D. ngào ngạt
Câu 6: Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. mùa xuân B. tuổi xuân C.sức xuân D. 70 xuân
Câu 7: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?
A. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó
C. Trên mặt nước loang loáng
D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
Phần II: BÀI TẬP :
Câu 1:
(1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.
b) Gió mát đêm hè mơn man chú.
GIẢI:
a) Hoa dạ hương / gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.
b) Gió mát đêm hè / mơn man chú.
Câu 2:
Gạch dưới các danh từ trong câu sau và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu?: Hôm nay, học sinh thi TiếngViệt
GIẢI:
Hôm nay, học sinh thi TiếngViệt
Câu 3:
Kết thúc bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...
Em hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có nét gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?
BÀI LÀM:
-Những câu thơ kết thúc của bài Tre Việt Nam nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
-Cách diễn đạt độc đáo của nhà thơ góp phần khẳng định điều đó:
+Thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau, / Mai sau, /Mai sau) với biệnpháp sử dụng đIệp ngữ “Mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị.
+Dùng từ “xanh” ba lần trong một dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh) tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Câu 4: (4,5đ)
Chọn một trong 2 đề văn sau :
a) Năm năm qua, mái trường tiểu học đã trở thành người bạn hiền, thân thiết của em. trước khi xa trường để học tiếp lên Trung học cơ sở, em hãy tâm sự với trường một vài kỉ niệm êm đềm sâu sắc của thời học sinh Tiểu học đã qua.
b) Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với thầy (cô) giáo đã dạy em dưới mái trường Tiểu học.
BÀI LÀM:
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học yêu dấu - nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em. Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh
ĐỀ LUYỆN THI HSG
MÔN TIẾNG VIỆT 4-5
Phần I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
A. sơ xác B. xứ sở C. xuất xứ D. sơ đồ
Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?
A. cần mẫn B. học hỏi C. đất đai D. thúng mủng
Câu 3: Từ nào không phải là danh từ?
A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh D. nỗi nhớ
Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?
A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn
Câu 5: Từ nào không phải là từ tượng hình?
A. lăn tăn B. tí tách C. thấp thoáng D. ngào ngạt
Câu 6: Tiếng “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. mùa xuân B. tuổi xuân C.sức xuân D. 70 xuân
Câu 7: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?
A. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó
C. Trên mặt nước loang loáng
D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
Phần II: BÀI TẬP :
Câu 1:
(1đ) Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.
b) Gió mát đêm hè mơn man chú.
GIẢI:
a) Hoa dạ hương / gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.
b) Gió mát đêm hè / mơn man chú.
Câu 2:
Gạch dưới các danh từ trong câu sau và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu?: Hôm nay, học sinh thi TiếngViệt
GIẢI:
Hôm nay, học sinh thi TiếngViệt
Câu 3:
Kết thúc bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...
Em hãy cho biết, những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có nét gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?
BÀI LÀM:
-Những câu thơ kết thúc của bài Tre Việt Nam nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
-Cách diễn đạt độc đáo của nhà thơ góp phần khẳng định điều đó:
+Thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau, / Mai sau, /Mai sau) với biệnpháp sử dụng đIệp ngữ “Mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị.
+Dùng từ “xanh” ba lần trong một dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh) tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Câu 4: (4,5đ)
Chọn một trong 2 đề văn sau :
a) Năm năm qua, mái trường tiểu học đã trở thành người bạn hiền, thân thiết của em. trước khi xa trường để học tiếp lên Trung học cơ sở, em hãy tâm sự với trường một vài kỉ niệm êm đềm sâu sắc của thời học sinh Tiểu học đã qua.
b) Viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với thầy (cô) giáo đã dạy em dưới mái trường Tiểu học.
BÀI LÀM:
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học yêu dấu - nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em. Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)