Luyen tap TV5 - TC
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Cuc |
Ngày 10/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Luyen tap TV5 - TC thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Tên:……………….. Ngày 23/11/2011
tập TV
Ăn “mầm đá”
Tương truyền vào thời vua Lê – chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
Trạng bẩm:
- Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?
Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.
Bữa ấy, vì chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, nên thấy đói bụng bèn hỏi:
- Mầm đá đã chín chưa?
Trạng đáp:
- Dạ, chưa ạ.
Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu:
- Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.
Đã khuya, chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:
- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau.
Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói nên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ để hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế?
- Bẩm là tương ạ!
- Vậy ngươi để hai chữ “đại phong” nghĩa là làm sao?
- Bẩm “đại phong” là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.
Chúa bật cười:
- Lâu nay ta không ăn, quên cả vị, Sao tương ngon thế?
- Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
Truyện dân gian VN
Đánh dấu vào ô vuông có câu trả lời đúng nhất: ( Câu 1-6 )
1/ Chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá vì:
Chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh.
Món ấy rất đắc tiền.
Chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, thấy tên “mầm đá” lạ nên muốn ăn.
2/ Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
Cho người đi lấy đá đem về ninh.
Trạng Quỳnh thì về nhà kiếm một lọ tương để bên ngoài hai chữ “đại phong” rồi bắt chúa chờ đến khi bụng đói mềm.
Cả hai ý trên đều đúng.
3/ Câu chuyện ca ngợi điều gì?
Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo, biết lừa đảo.
Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo, vừa biết cách làm cho chúa ngon miệng vừa khéo khuyên răn, chê bai chúa.
Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo, vừa biết cách làm cho chúa ngon miệng vừa thắng thế được chúa.
4/ Câu “Trạng truyền dọn cơm với tương lên.” Có:
1 quan hệ từ. Đó là:…………………….
2 quan hệ từ. Đó là:…………………….
Không có quan hệ từ.
5/ Câu: “ Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa.” Các từ gạch dưới là:
Danh từ, động từ.
Danh từ, tính từ.
Danh từ, tính từ, quan hệ từ.
6/ Hai câu: “Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.”Gồm có:
2 quan hệ từ.
3 quan hệ từ.
4 quan hệ từ.
7/ Đoạn: “Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
Trạng bẩm:
Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?” Được sử dụng mấy đại từ? Kể ra.
................................................................................................................................
8/ “Bữa ấy, vì chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, nên người thấy đói bụng.”
- Gạch dưới cặp quan hệ từ có trong câu trên.
- Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:…………………………………………………..
9/ Tìm cặp từ trái nghĩa có trong câu nói của Trạng Quỳnh: “Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu
tập TV
Ăn “mầm đá”
Tương truyền vào thời vua Lê – chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
Trạng bẩm:
- Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?
Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.
Bữa ấy, vì chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, nên thấy đói bụng bèn hỏi:
- Mầm đá đã chín chưa?
Trạng đáp:
- Dạ, chưa ạ.
Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu:
- Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.
Đã khuya, chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:
- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau.
Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói nên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ để hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế?
- Bẩm là tương ạ!
- Vậy ngươi để hai chữ “đại phong” nghĩa là làm sao?
- Bẩm “đại phong” là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.
Chúa bật cười:
- Lâu nay ta không ăn, quên cả vị, Sao tương ngon thế?
- Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
Truyện dân gian VN
Đánh dấu vào ô vuông có câu trả lời đúng nhất: ( Câu 1-6 )
1/ Chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá vì:
Chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh.
Món ấy rất đắc tiền.
Chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, thấy tên “mầm đá” lạ nên muốn ăn.
2/ Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
Cho người đi lấy đá đem về ninh.
Trạng Quỳnh thì về nhà kiếm một lọ tương để bên ngoài hai chữ “đại phong” rồi bắt chúa chờ đến khi bụng đói mềm.
Cả hai ý trên đều đúng.
3/ Câu chuyện ca ngợi điều gì?
Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo, biết lừa đảo.
Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo, vừa biết cách làm cho chúa ngon miệng vừa khéo khuyên răn, chê bai chúa.
Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo, vừa biết cách làm cho chúa ngon miệng vừa thắng thế được chúa.
4/ Câu “Trạng truyền dọn cơm với tương lên.” Có:
1 quan hệ từ. Đó là:…………………….
2 quan hệ từ. Đó là:…………………….
Không có quan hệ từ.
5/ Câu: “ Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa.” Các từ gạch dưới là:
Danh từ, động từ.
Danh từ, tính từ.
Danh từ, tính từ, quan hệ từ.
6/ Hai câu: “Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.”Gồm có:
2 quan hệ từ.
3 quan hệ từ.
4 quan hệ từ.
7/ Đoạn: “Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:
- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
Trạng bẩm:
Chúa đã xơi mầm đá chưa ạ?” Được sử dụng mấy đại từ? Kể ra.
................................................................................................................................
8/ “Bữa ấy, vì chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, nên người thấy đói bụng.”
- Gạch dưới cặp quan hệ từ có trong câu trên.
- Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:…………………………………………………..
9/ Tìm cặp từ trái nghĩa có trong câu nói của Trạng Quỳnh: “Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Cuc
Dung lượng: 52,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)