Luyen doc lop 5
Chia sẻ bởi Trường Tiểu Học An Hiệp |
Ngày 10/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: luyen doc lop 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Vườn ông - Vườn xuân
Mảnh vườn nhỏ lúc tôi đã đủ trí khôn để nhớ, thấy có cả cam, mận, chanh, bưởi nữa. Riêng cây xoan, cây khế thì mọc tít ở rìa vườn và ngoài ngõ, gần cổng. Bởi lá khế chua, lá xoan đắng, cành vươn ra đến đâu, trụi đất đến không thứ cây ăn được nào sống nổi dưới gốc. Mà trong vườn thì còn có lá lốt, lá mơ, ngải cứu, khoai sọ, nhọ nồi, thài lài... mọc dưới những cây cao. Rau má, rau sam bò lan... toàn là thứ rau khi cần thì dùng để ăn và để làm thuốc. Ví như ngải cứu, nhọ nồi, đánh gió, giải cảm, dùng cho bà đẻ ăn, thật là lạ lùng đối với tôi khi ấy. Vào vườn, tôi nhớ đến ông và tự hình dung ra ông đã trồng cây, cặm cụi vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng, nhưng bóng hình ông không thể nhạt nhòa khi cây vườn còn mãi mãi xanh tươi. Cảnh trí và sự sắp đặt các loại cây đều là có chủ định và có khoa học. Tết đến, hoa mận nở trắng. Đầy vườn lá xanh non. Sang xuân, thì hoa bưởi, hoa chanh, hoa nhãn. Mẫu đơn thì đơm bông cả bốn mùa. Các Tết được sống ơ quê, đêm Giao thừa nào bà tôi cũng đặt một mâm cúng lên mặt bể nước để vái vọng trời đất và mời ông trở về vui với con cháu cho cây vườn đỡ nhớ, cho cửa nhà yên vui... Đến tận bây giờ tôi không sao quên được. Mảnh vườn ấy là Vườn ông - Vườn xuân...
CHA TÔI
Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát… xong hết mới gọi tôi dậy ăn. Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân… Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài. Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa. … Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn, cái bàn mà tôi học bây giờ, ngày ấy ít ai dám đến gần khi cha đang viết. Trên bàn đầy giấy và sách, lâu lâu bình mực quên không đậy đổ một lần, khi ấy loạn cả nhà. Không ngày nào cha không ngồi viết, cả khi gãy tay, bó bột, ngày trước, ngày sau đã nguệch ngoạc viết bằng tay trái.
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
Bác bên cạnh nhà tôi là một người làm đồ chơi bằng bột màu rất tài. Tôi không hiểu bác về đây từ bao giờ, chỉ biết khi tôi sinh ra, lớn lên đã thấy bác ở phố này và tóc đã bạc rồi. Bác sống một mình. Người ta bảo ngày xưa bác đã từng theo một gánh hát tuồng đi lưu lạc nhiều nơi. Vợ con bác đều đã mất từ lâu. Giờ thì bác già rồi không còn ý định lập gia đình nữa.
Tôi thì tôi cảm thấy bác không sống một mình, vì bác luôn luôn có những người bạn do bác làm ra: những ông Quan Công, ông Trương Phi, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…, rồi những con gà, con vịt, con rồng các màu rực rỡ. Chưa bao giờ tôi thấy bác có vẻ buồn. Bác thường vừa làm vừa hát tuồng hoặc nói chuyện với các nhân vật của bác.
Buổi tối tôi hay sang chơi nhà bác, xem bác nhào bột, pha màu. Mỗi khi thấy tôi sang, bác rất vui: Bác cho tôi chọn một trong những con đồ chơi mà tôi thích nhất. Bác kể cho tôi nghe bao nhiêu là chuyện, nhất là chuyện về những nhân vật đồ chơi của bác. Bác bảo: “Vịt với gà tuy khác giống nhưng lại rất thương yêu nhau vì loài vịt đều là con nuôi của loài gà. Từ ngày xưa, vịt tuy hiền và tốt nhưng lại rất vụng, chỉ biết đẻ trứng mà chẳng biết ấp và nuôi con. Gà thấy vậy liền nhặt những quả trứng của vịt về ấp cùng với trứng của mình. Vịt con nở ra ngơ ngác giữa chị em gà con. Vịt con cũng theo mẹ con gà đi kiếm ăn, nhưng khi gặp hồ nước thì lao xuống ngụp lặn. Gà mẹ lồng lộn trên bờ lo cho con chết đuối, trong khi vịt con vẫn bình thản bơi đi… Sau rồi mẹ gà con vịt cũng quen cái cảnh sinh hoạt tách rời nhau, nhưng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường Tiểu Học An Hiệp
Dung lượng: 53,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)