Luyện đề ngữ văn lớp 10 (2017-2018)

Chia sẻ bởi Nguyễn Bích Diễm | Ngày 26/04/2019 | 213

Chia sẻ tài liệu: luyện đề ngữ văn lớp 10 (2017-2018) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Đề 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: NƠI DỰA Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào… Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy. Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách. (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. Câu 3. Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên. Câu 4: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời? NLXH: Viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh/ chị về câu nói "Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm".
Đề 2:Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, Đứng lại; và chân người bước đến. Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau. Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. Trùng điệp một màu xanh lá đước. Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! Tổ quốc tôi như một con tàu, Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.” (Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào? Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng) NLXH: Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày quan điểm của mình về tình hình biển đảo tổ quốc hiện nay và hành động của thanh niên.
Đề 3:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời". (Nguyễn Tuân, Chùa đàn, Tuyển tập Nguyễn Tuân, NXB Văn học, 2012, tr. 229) Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích. Câu 3: Những biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Câu 4: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy. NLXH: Bảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bích Diễm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)