Luyện đề HSG

Chia sẻ bởi Vũ Sỹ | Ngày 19/03/2024 | 23

Chia sẻ tài liệu: luyện đề HSG thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PTTH TRIỆU THÁI

ĐỀ DỰ PHÒNG


KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề




Câu 1 (2,5 điểm).
Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu? Vai trò của thành thị đối với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu trong những thế kỷ sau.
Câu 2 (2,5 điểm).
Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn sinh sống, bộ máy nhà nước, xã hội, kinh tế và văn hoá tinh thần. Những điểm tương đồng giữa các quốc gia.
Câu 3 (2,0 điểm):
Về văn hóa, các triều đại phong kiến Trung Hoa đã có âm mưu, thủ đoạn gì đối với cư dân Việt cổ dưới thời Bắc thuộc (từ thế kỷ II – TCN đến thế kỷ X)? Âm mưu đó của chúng có thực hiện được không? Tại sao có thể khẳng định được điều đó?
Câu 4: (2,0 điểm)
Tư tưởng chủ động của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) được thể hiện như thế nào?
Câu 5: (1,0 điểm)
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Hịch ra trận
Lời hịch đó của nhân vật nào? Những đóng góp của nhân vật đó trong lịch sử dân tộc.
ĐÁP ÁN

Câu
Nội dung
Điểm

1
Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu? Vai trò của thành thị đối với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu trong những thế kỷ sau.
2,5


a. Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu.



- Từ thế kỷ XI, lực lượng sản xuất có nhiều biến đổi: Nông nghiệp phát triển, sản phẩm phong phú, thừa thãi...Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ...Nhiều thợ thủ công có thể bỏ sản xuất nông nghiệp để chuyên sống bằng sản phẩm trao đổi với nông dân...


0,5


- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp...Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi các lãnh địa hoặc bằng cách chuộc thân thể hoặc bỏ trốn…Họ tìm đến các ngã ba đường, các bến sông, bến cảng, tu viện hoặc các thành phố cổ để định cư. Cư dân đông dần lên, thợ thủ công và thương nhân tập trung ngày càng nhiều. Lúc đầu chỉ là một thị trấn nhỏ, sau phát triển thành các thành thị...
0,5


2. Vai trò của thành thị đối với sự ra đời của kinh tế tư bản chủ nghĩa.



- Hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, hình thành các phường hội là tiền đề cho sự ra đời của các công trường thủ công sau này...
0,25


- Trong thành thị, hình thành các thương hội, tổ chức ra các hội chợ để buôn bán và giao lưu...làm tiền đề đưa đến sự ra đời của các công ty thương mại sau này...
0,25


- Trong thành thị, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh làm cho quan hệ sản xuất phong kiến dần tan rã...
0,5


- Các trường học trong các thành thị ra đời, không phụ thuộc vào giáo lý Kitô và là cơ sở để hình thành các trường đại học lớn (Bô-lô-nha ở Italia, O-xphớt ở Anh, Xoóc-bon ở Pháp…) là trung tâm văn hóa, khoa học của cả châu Âu...Đây là cơ sở để cho các tiến bộ khoa học - kỹ thuật ra đời.. Như vậy, thành thị trung đại chính là tiền đề quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trong những thế kỷ sau này.
0,5





3
 Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn sinh sống, bộ máy nhà nước, xã hội, kinh tế và văn hoá tinh thần. Những điểm tương đồng giữa các quốc gia.
2,5


a. Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Sỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)