Lưu thủy

Chia sẻ bởi Lưu Thị Thu Thủy | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: lưu thủy thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,  Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.  Sột soạt gió trêu tà áo biếc,  Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.  Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.  Bao cô thôn nữ hát trên đồi.  - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,  Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.  Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,  Hổn hển như lời của nước mây,  Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,  Nghe ra ý vị và thơ ngây.  Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,  Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:  "- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc,  Dọc bờ sông trắng nắng chang chang..." Mùa xuân chín ” được rút ra từ trong thơ điên của Hàn Mặc Tử (đề mục Hương Thơm). Trong Thi nhân Việt Nam , Hoài Thanh có nhận xét bao quát về mảng Hương Thơm này như sau: “Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói”. Nhưng đã xem Mùa Xuân Chín ta thấy chẳng những thơ không điên, lòng thi nhân thanh tao, cõi hồn siêu thoát, tựa thể ông đang ngồi thụ cảnh thiên thai của bậc khách tiên sa. Mạch thơ cũng tách bạch ra khỏi hẳn cõi sao trăng, ảo tình sương khói ấy: Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Đây hẳn là những mái nhà đã được lợp bằng rạ vẫn còn mới ở thôn quê, bởi những sắc màu của rơm rạ còn ánh lên lấm tấm vàng, dưới làn nắng sớm ban mai. Cảnh thơ như bức gấm thêu, đây đó vấn vương vài làn sương mỏng. Toát lên tấm tình của thi nhân với nơi thôn dã rất thân thiết. Đến hai câu sau đó: Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang “…tà áo biếc” ở đây để chỉ cái dáng xanh mềm mại của giàn thiên lý, khi gió thổi qua giàn mới phát ra tiếng kêu “sột soạt”. Nếu gió thổi ngoài trời: nhẹ thì hiu hiu, vi vút… gió to sẽ rít lên ào… ào… / Đài tưởng niệm Hàn Mặc Tử ở Gành Ráng - Qui Nhơn Nhưng cũng chưa hẳn là khi gió thổi qua giàn thiên lý có tiếng kêu “sột soạt” như thế? vì giống lý lá nhỏ, âm điệu chỉ reo… reo… thôi. Hai tiếng “sột soạt” như tiếng của những tấm áo cánh mỏng, mặc hơi căng cọ mài lên da thịt của các nàng thôn nữ mà phát ra vậy. Cảm giác ấy đã dấy lên trong tâm thức của thi nhân để vận vào tả cảnh giàn cây. Chất thơ hơi da thịt này cũng thường có trong Hàn Mặc Tử (HMT)! Các hình tượng thơ miêu tả, nhưng lại đầy cảm giác tình ái. Nào thì “gió trêu”; âm thanh “sột soạt”; còn giàn thiên lý lại được ví như “tà áo biếc”… Thành thử, thơ tả thực mà rất sống động. Tất cả những hình ảnh: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh lấm tấm vàng, thiên lý và gió… hòa hợp, được khoác lên chiếc áo tân thanh mùa xuân mà tạo thành “bóng xuân sang”. Sang đoạn thơ thứ hai: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời “cỏ” gặp gió lượn thành sóng, nghĩa là cỏ mọc đã hơi cao. Ở đây ta liên tưởng tới một câu thơ của cụ Nguyễn Du: Cỏ non xanh rợn chân trời /- “xanh rợn” là cỏ mới chỉ mọc nhú, lún phún. Nhưng cả một miền cỏ dầy, phẳng, non mướt và xa hút tạo nên một độ sắc gai người, tựa thể sờ vào có thể đứt tay. Còn “sóng cỏ xanh tươi” trong câu thơ HMT : thì màu xanh đã lả lướt để “gợn tới trời ” chứ không ” rợn” như trong thơ cụ Nguyễn Du. Vậy là, tuy cũng tả về miền cỏ hút đến chân trời… nhưng miền cỏ trong thơ HMT vẫn mang sắc thái riêng. Bao cô thôn nữ hát trên đồi; – Ngày mai trong đám xuân xanh ấy: Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi… Một mảng đời sống dân gian đã tràn vào trong bức tranh cảnh mùa xuân của Ông: rằng, ngày mai trong đám xuân xanh ấy… có kẻ lấy chồng, theo chồng – sẽ không còn sự vô tư, nhàn nhã mà đi dạo mùa xuân như thế nữa! Ý nói: “bỏ cuộc chơi”/- Nhưng câu thơ chưa hẳn đã phải là nuối tiếc cho cô thôn nữ kia, mà chính trong lòng thi nhân đang nuối cảm? Bộc lộ một tâm trạng bâng khuâng, hiu hắt, có phần xa xót. Bệnh tật đã không cho Ông được hưởng cái hạnh phúc đời thường ấy! Cảnh đời thanh thái của mùa xuân ấy… như thể đã cách xa hàng thế giới. Cái ước muốn nho nhỏ: có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thị Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)