Lực Lorent

Chia sẻ bởi Đào Hoa Nguyên | Ngày 23/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: lực Lorent thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kiểm Tra Bài Cũ

CÂU 1: Nếu tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn song song lên bốn lần thì lực tác dụng lên một đơn vị độ dài của mỗi dây tăng lên:
A. 4 lần
B. 8 lần
C. 16 lần
D. 64 lần
Kiểm Tra Bài Cũ
CÂU 2: Hai dây dẫn thẳng, dài, song song và cách nhau 10cm trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1=2A, I2=5A. Lực từ tác dụng lên 20cm chiều dài của mỗi dây là:
A. Lực hút có độ lớn 4.10-6N
B. Lực hút có độ lớn 4.10-7N
C. Lực đẩy có độ lớn 4.10-6N
D. Lực đẩy có độ lớn 4.10-7N
lực lorenzt
lực lorentz
THÍ NGHIỆM


Bố trí thí nghiệm về sự chuyển động của electron trong từ trường
Vòng dây Hem-hôn
Bình thủy tinh chứa khí trơ
Sợi dây đốt
THÍ NGHIỆM
THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
1. THÍ NGHIỆM

HIỆN TƯỢNG: Khi cho dòng điện qua vòng dây Hem – hôn và qua sợi dây đốt ở bên trong bình thủy tinh, trong bình xuất hiện một vòng tròn sáng màu xanh nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ của vòng dây Hem – hôn.






1. THÍ NGHIỆM
1. THÍ NGHIỆM


GIẢI THÍCH: Sợi dây bị đốt nóng phóng ra các electron. Các electron chuyển động, va chạm với các phân tử khí trong bình làm ion hóa các phân tử khí và làm phát quang.
Vòng tròn sáng trong bình cho biết quỹ đạo của electron trong từ trường. Electron không chuyển động thẳng mà chuyển động tròn chứng tỏ có lực từ tác dụng lên electron.
Kết luận: Từ trường tác dụng lực lên bất kì hạt mang điện chuyển động trong nó.
2. LỰC LORENTZ
ĐỊNH NGHĨA: Lực từ tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động trong từ trường gọi là lực Lorentz.
KÝ HIỆU: f
XÁC ĐỊNH LỰC LORENTZ:
Lực Lorentz tác dụng lên điện tích q chuyển động với vận tốc v trong từ trường B có:
* Điểm đặt: Tại điện tích q.
* Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ vận tốc v của hạt mang điện và vectơ cảm ứng từ B tại điểm khảo sát.
f ⊥ ( v , B )



2. LỰC LORENTZ
* Chiều:
Theo quy tắc bàn tay trái:
Đặt bàn tay trái sao cho đường cảm ứng từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của vectơ vận tốc thì chiều ngón cái choãi ra 90o là chiều của lực lorentz đối với điện tích dương.
Theo quy tắc ba ngón tay phải:
Ngón cái chỉ chiều vectơ vận tốc
Ngón trỏ chỉ chiều cảm ứng từ
Ngón giữa chỉ chiều lực lorentz
Đối với điện tích âm, lực Lorentz có chiều ngược lại.

2. LỰC LORENTZ

* Độ lớn:
f = q .v.B.sinα, α = ( v, B )
Các trường hợp riêng:
v song song B → sinα = 0 → f =0
v vuông góc B → sinα = 1 → f = fmax = q .v.B
Lưu ý: Vì B ⊥ v thì lực Lorentz luôn vuông góc với vận tốc và đóng vai trò là lực hướng tâm, khi đó:
f = Fht = mv2/R = q .v.B → R = (m.v)/( q .B )


B
B
3. ỨNG DỤNG CỦA LỰC LORENTZ



Lái tia catod bằng từ trường trong ống điện tử của máy thu hình.
3. ỨNG DỤNG CỦA LỰC LORENTZ
Tạo hiệu ứng Hall
4. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Một electron bay vào trong từ trường đều với vận tốc v = 106m/s và vuông góc với đường cảm ứng từ như hình vẽ. Cho B = 0,5T. Xác định lực Lorentz tác dụng lên electron.

GIẢI
Điểm đặt: Tại electron
Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa v và B
Chiều: Hướng từ trên xuống dưới theo quy tắc bàn tay trái hoặc ba ngón tay phải
Độ lớn: f = q .v.B.sinα = 1,6.10-19.106.0,5 = 8.10-14 N.
4. BÀI TẬP ÁP DỤNG
4. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Một electron bay vào từ trường đều có B = 3,14.10-4T với vận tốc v ⊥ B và v = 8.106m/s. Electron chuyển động theo quỹ đạo tròn có bán kính là:
A. R = 0,06m
B. R = 0,06m
C. R = 14,5cm
D. R = 1,45cm

GIẢI: R = (m.v)/( q .B) = 0,145m = 14,5cm
CỰC QUANG
Ở MỘT SỐ NƠI
TRÊN TRÁI ĐẤT
BẮC CỰC QUANG
BẮC CỰC QUANG
BẮC CỰC QUANG
NAM CỰC QUANG
NAM CỰC QUANG
NAM CỰC QUANG
NAM CỰC QUANG - HOBART
WISCONSIN - USA
RIVER WALL VISTA
ALASKA - USA
CỰC QUANG NHÌN TỪ VŨ TRỤ
CỰC QUANG TRÊN SAO THỔ
CỰC QUANG TRÊN SAO THỔ
ĐỌC THÊM: HIỆU ỨNG HALL
ỨNG DỤNG HIỆU ỨNG HALL
Cảm biến từ trường
LORENTZ
(1853 – 1928)
the end
goodbye,
have a sweet and successful week!
we love physics
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Hoa Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)