Lục địa phi
Chia sẻ bởi Vũ Huy Anh |
Ngày 26/04/2019 |
195
Chia sẻ tài liệu: lục địa phi thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
LỤC ĐỊA NAM MĨ
CHƯƠNG I
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN HÌNH DẠNG LỤC ĐỊA
1. Vị trí
- Diện tích của toàn lục địa là 17,79 triệu km2, các đảo có diện tích là 150.000km2.
- Điểm cực bắc là mũi Galinát nằm trên vĩ tuyến 12025’B.
- Điểm cực nam là mũi Phrêuoóc trong eo biển Magienlăng ở 53054’N.
- Điểm cực đông là mũi Cabô Brancô 31048’T
- Điểm cực tây là mũi Pariniat 81019’T
Lục địa Nam Mĩ nằm chủ yếu ở bán cầu Nam, 2/3 diện tích lục địa nằm trong vùng nhiệt đới bao quanh lấy xích đạo.
Lãnh thổ của lục địa trải dài theo chiều bắc – nam 66019’ vĩ tuyến do vậy lục địa nằm trên nhiều đới khí hậu khác nhau.
2. Giới hạn
+ Phía bắc lục địa tiếp giáp biển Caribê.
+ Phía đông và đông nam lục địa tiếp giáp với Đại Tây Dương.
+ Phía tây lục địa tiếp giáp với Thái Bình Dương.
3. Hình dạng lục địa
- Lục địa Nam Mĩ mở rộng ở phía bắc và thu hẹp dần ở phía nam.
- Lục địa Nam Mĩ có đường bờ biển ít bị chia cắt và bề mặt có dạng khối rõ rệt.
- Bao quanh lục địa có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
+ Dòng nóng Guyan chảy ở phía bắc và đông bắc của lục địa.
+ Dòng nóng Braxin chảy ở phía đông của lục địa.
+ Dòng biển lạnh Pêru chảy dọc ven bờ phía tây
+ Dòng lạnh Phônlen chảy phần đông nam lục địa
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LỤC ĐỊA.
1.Thời Tiền Cambri
- Vào thời Tiền Cambri tồn tại một lục địa cổ, nền Nam Mĩ.
- Về mặt cấu trúc, nền Nam Mĩ gồm hai bộ phận: phần bắc có độ cao trên mực nước biển, được gọi là khiên Guyan-Braxin, với nền đá kết tinh lộ ra trên mặt.
+ Khiên Guyan-Braxin về sau bị biến đổi mạnh chia thành 3 khiên khác nhau: Khiên Guyan, khiên Tây Braxin và khiên Đông Braxin.
+ Giữa các khiên lớn là những máng nền: Amazon, Paranaiba, Parana, Chaco –Pampas.
- Phần phía nam bị biển ngập và bồi trầm tích lâu dài, được gọi là địa đài Pampa – Patagônia
2. Thời kì Cổ sinh
- Đầu Cổ sinh, nền Nam Mĩ là một bộ phận của lục địa Gônvana cổ, nối liền với nền Phi. Phía tây của nền là miền núi Anđét rộng lớn, là một bộ phận của hệ thống Coocdie kéo dài từ bắc xuống nam dọc theo phần phía tây của châu Mĩ.
- Vào nửa sau đại Cổ sinh, do ảnh hưởng của các chuyển động kiến tạo xảy ra trong miền núi Andet, toàn bộ nền Nam Mĩ được nâng lên mạnh. Quá trình san bằng phát triển rộng rãi và hình thành loạt trầm tích lục địa dày, trong đó có các trầm tích đầm hồ.
3. Thời kì Trung Sinh
- Sang đại Trung sinh, vào cuối kỉ Trias, lục địa Gônvana xảy ra sự nứt vỡ. Phần phía tây lục địa xuất hiện vết nứt lớn, tạo thành một eo biển ở Tây Phi, đẩy nền Nam Mĩ về phía tây.
- Đến đầu kỉ Jura, do sự tách dãn, phần Nam Đại Tây Dương được hình thành và lục địa Nam Mĩ tách khỏi lục địa Phi.
- Cuối kỉ Trias, bờ đông Nam Mĩ được nâng lên mạnh, trong máng nền Parana xảy ra sự phun trào dung nham, tạo thành một lớp phủ rộng lớn với diện tích khoảng 1,2 triệu km2, dày tới 600m. Trong các máng nền Paranaiba, trên khiên Guyan và phần nam cao nguyên Patagônia cũng có một số nơi dung nham trào ra.
- Ở bờ tây Nam Mĩ đến kỉ Crêta cũng xảy ra các chuyển động kiến tạo mạnh như nâng lên và lún sụt. Các trầm tích bị uốn nếp, vò nhàu đồng thời các hoạt động xâm nhập và phun trào xảy ra ở nhiều nơi.
4. Thời kì Tân sinh
- Sang đại Tân sinh, ở phần tây lục địa, vào giữa kỉ Palêôgen xuất hiện các vận động uốn nếp, nâng lên, hạ xuống và đạt cường độ mạnh nhất vào kỉ Nêôgen, hình thành hệ thống núi Anđét dọc theo bờ tây lục địa.
- Hiện nay trên toàn bộ hệ thống núi Anđét còn tồn tại ba khu vực có núi lửa hoạt động, đó là các khu vực nằm giữa các vĩ tuyến 60B và 20N, 15030’N và 290N và giữa 300N và 450N.
Đến cuối đại Tân sinh, các chuyển động Tân kiến tạo nâng lên và hạ xuống vẫn còn tiếp diễn ở vùng nền phía đông. Sự nâng lên và hạ xuống theo khối làm cho toàn bộ bờ đông sơn nguyên Braxin, vùng trung tâm sơn nguyên Guyan được nâng cao tới trên 2000m, còn ở cao nguyên Patagôni tạo thành những bề mặt có độ cao khác nhau.
- Các vùng ven bờ bị lún sụt tạo thành một loạt các vịnh biển hoặc các vịnh cửa sông như cửa sông Amadôn, La Plata và các vịnh dọc theo bờ đông nam của lục địa.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
I. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
A. Đặc điểm địa hình
1. Bề mặt lục địa nhìn chung ít bị chia cắt.
a. Các sơn nguyên và đồng bằng ở phía đông
* Sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Braxin
Hai sơn nguyên này là những bộ phận nền được nâng lên khỏi mực biển vào thời tiền Cambri, cấu tạo bởi các đá kết tinh, biến chất và chịu quá trình san bằng lâu dài.
+ Sơn nguyên Guyan hình thành trên khu vực lõi cổ tiền Cambri. Phần trung tâm của sơn nguyên vẫn còn giữ lại được các lớp cát kết, cuội kết và quăczit màu hồng tuồi tiền Cambri. Khu vực trung tâm là vùng được nâng lên mạnh nhất, với các khối núi cao từ 1500-2000m.
- Phần tây nam bị san bằng mạnh, tạo thành các bán bình nguyên hơi lượn sóng với các dãy đồi cao trung bình 300-400m.
- Phần phía đông và phía bắc địa hình là những đồi cao từ 300-500m và thấp dần xuống các đồng bằng ven biển.
+ Sơn nguyên Braxin: là một khu vực rộng lớn được nâng lên mạnh nhất trong khu vực nền Nam Mĩ. Địa hình bề mặt ngày nay chủ yếu là các bán bình nguyên, cao nguyên khá bằng phẳng, cao trung bình 400-800m.
Khu vực trung tâm được nâng cao đạt tới 700-900m, tạo thành các cao nguyên rộng lớn, bề mặt bằng phẳng với các vách dốc đứng.
Phía đông của sơn nguyên được nâng lên mạnh vào cuối Tân sinh nên ngày nay còn nhiều dãy núi chạy song song với bờ biển như dãy Xiera đô Ma (1810m), Xiera Manticâyra (2810m), trên đó có đỉnh Bandara 2890m là đỉnh cao nhất của sơn nguyên.
- Cao nguyên Patagôni là bộ phận được hình thành trên địa đài Patagôni nằm ở đông nam lục địa. Nền đá kết tinh ở đây bị phủ trầm tích nằm ngang hoặc dung nham rất dày rồi bị nâng lên và hạ xuống nhiều lần, bị đứt gãy nên ngày nay tạo thành nhiều cao nguyên nhỏ nằm trên các độ cao khác nhau.
- Các đồng bằng Amazôn, Ôrinôcô, đồng bằng nội địa là những đồng bằng thấp hình thành trên các máng nền sau được bồi trầm tích dày nên có bề mặt bằng phẳng.
b. Hệ thống núi Anđét ở phía tây (Coócđie Nam Mĩ)
- Phần bắc Andet dài 2000km, chạy theo hướng BĐB –NTN từ 120B đến 50N, gồm nhiều dãy chạy song song với nhau: Tây Andet, Trung Andet và Đông Andet. Xen giữa các dãy đó là những thung lũng và bồn địa sâu như Maracaibo, Magdalena và Casapata.
Rìa phía tây bắc và bắc là dãy Coocdie Đô Mêrida và Andet duyên hải
Phần lớn các dãy ở Bắc Andet có độ cao từ 3000-4000m; có núi lửa hoạt động mạnh, tạo thành nhiều đỉnh cao trên 5000m như Ruit 5400m (Peru), Cotopaxi 5896m (Ecuado), Chimborazo 6310m (Ecuado).
- Phần Trung Andet kéo dài 5200km từ 50N đến 460N. Ở phần này Andet gồm nhiều dãy núi chạy song song với nhau, Coocdie Đông và Coocdie Tây, An det duyên hải, An det chính.
Độ cao trung bình của các dãy núi ở đây tới 4000-5000m trong đó có nhiều đỉnh núi và núi lửa cao hơn 6000m như: Iliampu (6550m), Lulalaico (6725m), và đặc biệt đỉnh Acongcagua (6960m) là đỉnh cao nhất lục địa Nam Mĩ.
Đây là khu vực tập trung nhiều núi lửa trên thế giới đồng thời hay có động đất
- Phần Nam Andet: kéo dài từ 460N đến 560N, địa hình hạ thấp dần và thu hẹp. Ở phần nam các dãy duyên hải bị đổ vỡ, sụp đổ biến thành các quần đảo và được gọi là quần đảo Chile, các thung lũng giữa núi biến thành các vịnh.
2. Sự phân bố các núi, sơn nguyên và đồng bằng đều theo một hướng chung gần với hướng Bắc - Nam.
II . KHÍ HẬU
A. Các nhân tố hình thành khí hậu
1. Vị trí địa lí
- Lãnh thổ lục địa Nam Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ. Phần lớn lục địa Nam Mĩ nằm trên các vĩ độ thấp do đó, hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn.
- Tổng lượng bức xạ có sự thay đổi theo chiều bắc nam, giảm dần từ bắc xuống nam.
+ Khoảng từ vĩ tuyến 400N trở lên tổng lượng bức xạ 140-180kcal/cm2
+ Ở phần lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 400N có tổng lượng bức xạ 80-140kcal/cm2.
- Cân bằng bức xạ giảm từ bắc xuống nam.
2. Hình dạng lục địa
- Lục địa mở rộng ở phía bắc và thu hẹp dần ở phía nam. Ở phía bắc lục địa mở rộng tạo điều kiện cho sự sưởi ấm của lớp không khí trên bề mặt dẫn đến sự hình thành trung tâm áp thấp.
- Phần nam lục địa khoảng từ các vĩ tuyến cận nhiệt trở xuống, do lục địa bị thu hẹp mạnh nên về mùa đông không đủ điều kiện để hình thành một trung tâm áp cao cận nhiệt như ở lục địa Phi hoặc lục địa Ôxtrâylia.
3. Địa hình
- Địa hình chủ yếu chạy theo hướng bắc-nam và có dạng lòng máng, nên gió mậu dịch đông bắc và đông nam từ đại dương dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa làm cho khí hậu trên phần lớn lục địa mang tính chất ẩm của hải dương.
- Ở phía tây, dãy Anđet có tác dụng như một bức tường thành ngăn ảnh hưởng của Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa.
- Địa hình tạo ra sự phân bố theo đai cao của nhiệt độ và độ ẩm.
4. Các dòng biển
- Dòng biển nóng Guyan.
- Dòng biển nóng Braxin có tác dụng tăng cường độ ẩm cho gió mậu dịch, mang lượng mưa khá lớn đến sườn đông nam của sơn nguyên Braxin ngay cả vào mùa đông.
- Dòng biển nóng El Ninô
- Dòng biển lạnh Phônclen làm tăng thêm tính chất lạnh và khô cho bờ đông cao nguyên Patagôni.
- Dòng biển lạnh Pêru là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành hoang mạc Atacama ở phía tây.
- Các dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ thấp hơn vùng nội địa rất rõ rệt.
B. Hoàn lưu khí quyển
a. Tháng 1
- Tháng 1 phần lớn lục địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ trung bình trên hầu khắp lãnh thổ đạt từ 200C trở lên, trong vùng đồng bằng Grăng Sacô nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 45-460C.
- Ở vùng xích đạo và nhiệt đới Nam Mĩ hình thành một áp thấp bao phủ phần lớn lục địa.
- Ở trên ĐTD, áp cao Axo ở Bắc Đại Tây Dương mở rộng phạm vi và dịch xuống phía nam, bao phủ phần rìa phía bắc lục địa.
- Các áp cao Nam Đại Tây Dương và Nam Thái Bình Dương bao phủ rìa phía đông và rìa tây lục địa.
- Ở phía bắc lục địa vào mùa này có gió đông bắc từ áp cao Axo thổi đến mang mưa khá nhiều đến sườn phía bắc sơn nguyên Guyan.
- Trên các đồng bằng duyên hải bắc Vênêxuêla và đồng bằng Ôrinôcô do ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới ở rìa áp cao và khuất gió nên thời tiết khô ráo, rất ít mưa.
- Gió đông bắc khi vượt qua xích đạo đổi thành hướng bắc hoặc tây bắc. Gió này mang theo khối khí xích đạo xâm nhập sâu xuống phía nam tới các vùng phía bắc và tây bắc sơn nguyên Braxin làm cho các vùng này có mưa nhiều vào mùa hè, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
- Ở phía đông, gió mậu dịch từ ngoại vi áp cao Nam Đại Tây Dương thổi vào lục địa theo hướng đông hoặc đông bắc, mang mưa rất nhiều cho vùng đông nam Braxin và vùng đông bắc Achentina.
- Ở phía tây, do ảnh hưởng của áp cao và dòng biển lạnh nên thời tiết khô, trong sáng.
- Phần phía nam lục địa, khoảng từ 370-380N trở về phía nam nằm trong đới hoạt động của gió tây vì thế vùng nam Chile về mùa này có mưa khá lớn.
- Cao nguyên Patagôni chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn, thời tiết ở đây rất khô ráo.
* Về sự phân bố nhiệt
- Trên toàn lục địa nhiệt độ giảm dần theo chiều từ bắc xuống nam (từ 250C ở phía bắc đến 100C).
- Miền duyên hải phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru, sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ không rõ rệt, nhiệt độ của các địa điểm ở bờ tây bao giờ cũng thấp hơn các địa điểm ở bờ đông nếu so các điểm cùng vĩ độ.
b.Tháng 7
- Phần nam lục địa bị hóa lạnh nên các vùng từ chí tuyến nam trở xuống có nhiệt độ trung bình dưới 160C, phần lớn cao nguyên Patagôni có nhiệt độ trung bình dưới 40C.
- Các đai áp cao dịch chuyển về phía bắc nên phần bắc lục địa chịu ảnh hưởng của áp thấp xích đạo. Gió mậu dịch đông bắc từ áp cao Axo chỉ thổi đến rìa phía bắc lục địa, mang mưa khá nhiều cho vùng bắc của sơn nguyên Guyan.
- Vùng đồng bằng Ôrinôcô và phần nam sơn nguyên Guyan trong thời gian này có mưa nhiều do gió mùa tây nam mang theo không khí xích đạo nóng ẩm xâm nhập lên.
- Ở phía đông lục địa, gió mậu dịch từ áp cao nam Đại Tây Dương thổi vào theo hướng đông, đông bắc và đông nam, qua dòng biển nóng Braxin nên khi vào lục địa gây mưa tương đối nhiều, nhất là trên các sườn núi đón gió ở vùng đông bắc.
- Khi vượt qua các dãy núi ở phía đông sơn nguyên Braxin tới phía đông đồng bằng Amadôn và trung tâm sơn nguyên Braxin thì độ ẩm và lượng mưa giảm đi rõ rệt.
- Vùng đông nam sơn nguyên Braxin và bắc Achentina thời gian này có hoạt động của khí xoáy trên phrông ôn đới nên thời tiết thường hay thay đổi và có mưa tương đối nhiều.
- Phần nam lục địa trên các vĩ độ ôn đới và cận nhiệt có hoạt động của gió tây và khí xoáy, làm cho thời tiết thường hay thay đổi và có mưa.
- Vùng cao nguyên Patagôni do khuất gió vẫn khô ráo và trở thành một trung tâm hình thành khối không khí lạnh của lục địa. Các khối khí lạnh thỉnh thoảng xâm nhập lên phía bắc, đi dọc theo đồng bằng tạo thành các „sóng lạnh“.
- Phía tây lục địa khoảng từ vĩ tuyến 300N đến 40N nằm trong phạm vi ảnh hưởng của cao áp Nam Thái Bình Dương với gió nam và tây nam, đồng thời do ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên thời tiết khô và hơi lạnh.
- Riêng vùng duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia nằm trong đới áp thấp xích đạo và gió mùa tây nam nên có mưa nhiều.
* Về sự phân bố mưa
- Lục địa Nam Mĩ là nơi có nhiều mưa và mưa phân bố đều nhất so với các lục địa khác trên thế giới.
- Các vùng mưa nhiều nhất bao gồm phần tây đồng bằng Amadôn, duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia và miền nam Chilê với lượng mưa trung bình 2000-5000mm.
- Khu vực có mưa trên 1000mm bao gồm đại bộ phận sơn nguyên Braxin, đồng bằng Ôrinôcô.
- Khu vực có mưa ít nhất, dưới 250mm bao gồm duyên hải phía tây từ 40N-300N và toàn bộ cao nguyên Patagôni.
- Vùng còn lại có lượng mưa từ 250-1000mm.
B. Đặc điểm các đới khí hậu
1. Đới khí hậu xích đạo
- Bao gồm phần phía tây đồng bằng Amadôn, một phần sơn nguyên Guyan, duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia.
- Ở đây quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng và ẩm ướt. Không khí được sưởi nóng, thường xuyên bốc lên nên có hoạt động đối lưu rất mạnh.
- Mưa nhiều và phân bố đều trong năm nhưng trong một năm có hai cực đại của lượng mưa gắn liền với hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. Mưa chủ yếu là mưa rào và mưa dông xảy ra vào buổi chiều.
- Lượng mưa trung bình năm từ 2000-3000m, riêng vùng duyên hải phía tây Côlômbia là nơi có mưa nhiều nhất, trung bình từ 5000-6000mm.
- Chế độ nhiệt trên toàn đới rất điều hòa, nhiệt độ trung bình 25-270C.
2. Đới khí hậu cận xích đạo
- Bao gồm 2 đới bao bọc lấy đới khí hậu xích đạo ở ba phía bắc, nam và đông. Ở phía bắc xích đạo, phạm vi của đới bao gồm toàn bộ phần đất phía bắc đới xích đạo. Ở phần nam xích đạo, phạm vi của đới bao gồm phần lớn sơn nguyên Braxin, phần nam của miền đất thấp Amadôn, và phần đồng bằng ở hạ lưu sông Amadôn.
- Một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Trong đới phía bắc mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 (mùa hạ ở BBC), còn đới phía nam thì ngược lại từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau (mùa hạ NBC). Lượng mưa trung bình thay đổi từ 1000-2000mm.
- Biên độ nhiệt độ năm của đới nhìn chung cao hơn đới xích đạo. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có thể tới 29-300C, tháng thấp nhất không dưới 200C.
- Trên sườn đông sơn nguyên Guyan tuy nằm trong đới khí hậu cận xích đạo nhưng về chế độ nhiệt và ẩm lại gần với đới xích đạo.
3. Đới khí hậu nhiệt đới
- Nằm phía nam đới khí hậu cận xích đạo, ranh giới phía nam ở khoảng 280N.
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Bao gồm phần duyên hải phía đông và đông nam sơn nguyên Braxin cho đến thung lũng sông Parana.
- Quanh năm có gió mậu dịch hướng đông, đông nam và đông bắc từ biển thổi vào, gây mưa nhiều ở sườn đông, nhất là về mùa hạ.
- Riêng phần phía nam về mùa đông cũng có mưa nhiều do hoạt động của khí xoáy trên phrông ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 1000-2000mm.
b. Khí hậu nhiệt đới lục địa
- Bao gồm đồng bằng Grăng Sacô và vùng chân núi Anđet.
- Về mùa hè có khối khí xích đạo từ phía bắc và khối khí nhiệt đới từ ĐTD xâm nhập vào, có mưa tuy lượng mưa không lớn. Mùa đông khô và lạnh, thỉnh thoảng các khối khí lạnh từ phía nam xâm nhập lên làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột và có băng giá nhẹ. Lượng mưa trung bình năm 500-1000mm. Mùa hạ nhiều khi nhiệt độ tăng lên 400C.
c. Khí hậu nhiệt đới khô
- Chiếm một dải hẹp ven bờ Thái Bình Dương từ vĩ tuyến 40N đến 280N.
- Thời tiết ở đây quanh năm ổn định, mưa rất hiếm mặc dù độ ẩm nhiều lúc khá cao. Lượng mưa trung bình năm rất nhỏ, thường dưới 50mm. Biên độ nhiệt trong năm rất nhỏ, chỉ khoảng 5-60C.
4. Đới khí hậu cận nhiệt
- Nằm ở phía nam đới khí hậu nhiệt đới. Giới hạn phía nam xuống tới khoảng vĩ tuyến 410N.
a. Kiểu khí hậu cận nhiệt ẩm
- Bao gồm rìa đông nam sơn nguyên Braxin, phần đông đồng bằng Pampa thuộc lãnh thổ Urugoay, miền giữa 2 sông Parana-Urugoay.
- Về mùa hạ có gió mậu dịch đông, đông bắc từ Đại Tây Dương thổi vào mang theo khối khí nhiệt đới hải dương, nên thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều.
- Về mùa đông có hoạt động của khí xoáy trên phrông ôn đới nên cũng gây mưa khá nhiều, thời tiết mát, nhiệt độ trung bình +100C, đôi khi có băng giá.
b. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.
- Phía tây và tây nam đồng bằng Pampa và phần bắc Patagônia
- Lượng mưa giảm xuống rõ rệt. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ với lượng mưa không quá 500mm. Sự dao động nhiệt độ rất lớn. Mùa đông khô và lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 100C, thường hay giảm xuống dưới 00C, gây băng giá.
c. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
- Nằm ở miền duyên hải phía tây của đới cận nhiệt (vùng duyên hải Thái Bình Dương từ 30-370N).
- Về mùa hè do ảnh hưởng của áp cao nam Thái Bình Dương thời tiết khô và trong sáng.
- Về mùa đông, áp cao Nam Thái Bình Dương dịch lên phía bắc, vùng này chịu ảnh hưởng của gió tây nên có mưa tương đối nhiều. Lượng mưa giảm dần từ nam lên bắc. Nhiệt độ quanh năm tương đối điều hòa. Biên độ nhiệt giữa các mùa dao động không nhiều.
5. Đới khí hậu ôn đới
- Nằm từ vĩ tuyến 410N trở về phía nam
- Quanh năm thống trị khối khí ôn đới và hoạt động của gió tây.
a. Khí hậu ôn đới hải dương ẩm ướt ở phía tây
- Nằm ở sườn tây dãy núi Andet
- Lượng mưa trung bình 2000-3000mm/năm, phần phía đông trên cao nguyên Patagonia nằm khuất gió nên khô hạn, lượng mưa trung bình 250mm/năm.
b. Kiểu khí hậu ôn đới khô ở phía đông.
- Bao chiếm phần phía đông trên cao nguyên Patagonia
- Do nằm khuất gió nên khô hạn, lượng mưa trung bình 250mm/năm.
III. SÔNG NGÒI VÀ HỒ
A. Đặc điểm chung
1. Hệ thống sông trên lục địa Nam Mĩ khá phát triển. Mạng lưới sông dày và phân bố khá đều trên toàn lục địa.
- Nam Mĩ có nhiều sông lớn và đầy nước quanh năm. Hàng năm các sông Nam Mĩ đổ vào đại dương một khối lượng nước khổng lồ (7450 km3).
- Lớp dòng chảy lớn nhất trên thế giới (414mm).
2. Đường phân thuỷ chính của lục địa chạy dọc theo hệ thống núi Anđet
3. Nguồn cung cấp nước cho các sông ở Nam Mĩ chủ yếu do mưa -> chế độ nước của các sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa.
4. Nam Mĩ có rất ít hồ.
- Hồ Maracaibô rộng 16.300km2
- Hồ Titicaca rộng 8.300km2 ở độ cao 3.800m
B. Các sông lớn
1. Sông Amadôn
- Sông Amadôn dài 6480km
- Sông Amadôn bắt nguồn từ độ cao 5000m trên dãy Anđet, thượng nguồn là sông Maranhon chảy trong một thung lũng sâu, theo hướng từ nam lên bắc, sau đó sông vượt ra khỏi vùng núi Anđet và đổ vào đồng bằng Amadôn.
- Trên đồng bằng, sông chảy theo hướng từ tây sang đông và đổ ra Đại Tây Dương ngay trên vị trí của đường xích đạo.
- Sông Amadôn có mạng lưới sông rất dày, tổng diện tích lưu vực rộng >7 triệu km2. Các phụ lưu quan trọng nhất là Giapura, Riô Nêgro ở tả ngạn, các nhánh Giura, Mađayra và Tapagiôt ở hữu ngạn.
- Sông Amadon có lòng sông rất rộng. Ở Manaut, sông rộng 5km và ở hạ lưu sông rộng 20 km.
- Sông Amadôn có nhiều nước và chế độ nước điều hoà. Hàng năm sông mang ra biển một khối lượng nước khổng lồ, 3800km3. Trong một năm có hai thời kỳ nước lớn phù hợp với 2 thời kì mưa ở 2 bán cầu. Mực nước cao nhất trên sông chính thường vào tháng 5, sau thời kì mưa lớn trên các phụ lưu ở Bán cầu Nam từ tháng 10 đến tháng 4.
- Thời kì nước lớn thứ 2 liên quan đến mùa mưa lớn ở BBC từ tháng 6 đến tháng 10.
- Lưu lượng trung bình năm ở cửa sông là 120.000m3/s, lớn nhất 145.000m3/s, nhỏ nhất 63.000m3/s. Hàng năm sông Amadôn mang ra biển một khối lượng phù sa rất lớn (1 tỉ m3/năm)
- Sông Amadôn có giá trị lớn về giao thông, thuỷ năng và thuỷ sản.
2. Sông Parana
- Chiều dài của sông 4400km. Diện tích lưu vực 4,2 triệu km2.
- Dòng chính bắt nguồn từ phía tây nam sơn nguyên Braxin, sau đó hợp lưu với sông Paragoay rồi chảy về phía nam và đổ ra Đại Tây Dương. Ở hạ lưu, sông Parana có chung với sông Urugoay một cửa sông lớn, có dạng một vịnh cửa sông dài 320km, rộng từ 20 đến 22km. Ở đoạn này, sông có tên là La Plata,
- Sông Parana có nhiều thác ghềnh ở thượng lưu và trung lưu do chảy qua vùng núi cao và các cao nguyên dung nham bậc thang. Các thác lớn nhất là Guaira cao 17m và thác Iguaxu cao 80m. Thác Iguaxu có trữ năng thủy điện tới 79 tỉ kwh/năm.
- Chế độ sông Parana tương đối phức tạp. Ở thượng nguồn mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 10-12), ở đây có nước lớn vào mùa hạ. Ở hạ lưu, do nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, mưa không có mùa rõ rệt, thời kì nước lớn ở đây vào mùa đông (4-5).
- Lưu lượng trung bình ở cửa sông Parana là 11.880m3/s.
VI. CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
a. Rừng xích đạo ẩm thường xanh
- Phân bố ở phía tây đồng bằng Amadôn và trên các sườn núi thấp phía tây Côlômbia.
- Điều kiện khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Rừng ở đây thuộc kiểu rừng mưa nhiệt đới điển hình: cây mọc rất cao, thành nhiều tầng với thành phần loài hết sức phong phú.
Ở đây có thể gặp cây bông gòn, các cây họ dừa trong đó có cây dừa rượu, cây hồ đào Braxin mà hạt có nhiều đạm và nhiều dầu v.v.
Tầng dưới rừng có cây ca cao, cao su hevêa và rất nhiều loại dây leo thân gỗ, các loài cây phụ sinh...
- Dưới rừng xích đạo hình thành loại đất feralit rửa trôi. Nhờ giàu xác thực vật phân hủy, đất giữ được lớp lá mục và tầng mùn khá dày nên có độ phì cao.
- Giới động vật rất phong phú, phổ biến là các loài sống trên cây và sống dưới nước.
+ Các loài sống trên cây bao gồm: khỉ sóc, khỉ hú, khỉ nhện v.v..., con lười.
- Trên mặt đất có nhiều thú ăn kiến, tatu, trăn, rắn.
Trong rừng có rất nhiều loài chim như tucan, vẹt, chim ruồi, loài chim cổ hôađin... nhiều côn trùng: bướm, kiến, nhện, ruồi, muỗi....
- Trong các sông hồ có tới hơn 2000 loài cá: cá chình điện, cá pirana…
Sự suy giảm diện tích rừng Amazôn
2. Đới rừng hỗn hợp
- Phát triển ở phía đông đồng bằng Amazon.
- Lượng mưa hằng năm lớn (trung bình từ 1500 – 2000 mm), sự phân bố mưa không đều trong năm, xuất hiện một thời kì khô tương đối rõ.
- Trong rừng các loài cây mọc thưa và thấp hơn, thành phần loài nghèo hơn rừng xích đạo, xuất hiện các loài rụng lá vào mùa khô.
- Hình thành đất feralit đỏ vàng.
- Giới động vật: hươu nhỏ Madama, một vài loài ăn thịt như báo Mĩ, mèo rừng…, thú ăn kiến lớn sống trên mặt đất, nhím và một số gặm nhấm như chuột Capibara, chuột mõm dài...
3. Rừng nhiệt đới ẩm
- Phân bố ở một dải hẹp sườn bắc sơn nguyên Braxin, các đồng bằng, các thung lũng và các miền núi thấp phía đông và đông nam sơn nguyên Braxin gần toàn bộ sơn nguyên Guyan và duyên hải phía tây Êcuađo.
- Mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1200-2000mm/năm. Thời kì khô kéo dài 2-3 tháng.
- Rừng ở đây có diện mạo và thành phần gần với rừng phía đông đồng bằng Amadôn. Cây thường xanh vẫn chiếm ưu thế nhưng số lượng cây rụng lá đã tăng lên.
- Giới động vật của rừng nhiệt đới ẩm thường gặp khỉ, con lười, thú ăn kiến, sóc, rất nhiều chim và côn trùng.
- Dưới rừng phát triển đất feralit đỏ, trong đất đã xuất hiện các kết von sắt.
4. Đới rừng gió mùa, rừng thưa, xa van và cây bụi
Phân bố ở các khu vực có mùa khô từ 3 tháng trở lên.
* Rừng gió mùa phát triển trong một dải hẹp trong nội địa kế cận với rừng nhiệt đới ẩm của sơn nguyên Braxin và ở tây bắc sơn nguyên Guyan.
- Mùa khô thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng.
- Cây trong rừng phần lớn rụng lá vào mùa khô, cây thường không cao nhưng có thân lớn. Tầng dưới rừng phát triển mạnh với các loài dứa, các loại cây bụi và cỏ hoà thảo.
* Rừng thưa, xa van cỏ và xa van cây bụi.
- Đới này phát triển ở sâu trong nội địa, nơi có lượng mưa dưới 1500mm và mùa khô kéo dài 4-5 tháng trở lên.
- Bao gồm phần bắc đồng bằng Ôrinôcô, phần đông bắc sơn nguyên Braxin, phần tây của sơn nguyên này kéo dài về phía nam đến hết đồng bằng Grăng Sacô.
- Các loài thực vật thành phần chủ yếu là cây bụi, cỏ hoà thảo. Các loài cây gỗ đều rụng lá vào mùa khô.
a) Xavan ẩm bao gồm phía nam đồng bằng Ôrinôcô, vùng rìa phía tây sơn nguyên Braxin, vùng đồng bằng Mamore.
- Độ ẩm tương đối cao và thời gian ẩm kéo dài nên phát triển các đồng cỏ cao với các loài cỏ hoà thảo cao tới gần 2m, cọ Môritia.
- Phía bắc sơn nguyên Braxin có một vùng khá rộng nằm ở phía tây thung lũng sông Parơnaiba trong các rừng mà thành phần cọ chiếm ưu thế, cây cao tới 16 – 20m.
b) Xavan cây bụi phân bố ở trung tâm sơn nguyên Braxin và phía bắc đồng bằng Ôrinôcô.
- Mùa khô kéo dài và lượng mưa giảm xuống
- Ngoài thực vật cỏ còn có các cây bụi ưa khô, thường cao từ 2 – 4m.
c) Xavan cây bụi ưa hạn phát triển ở trong vùng đông bắc sơn nguyên Braxin, đồng bằng Grăng Saco.
- Lượng mưa dưới 500 mm, mùa khô kéo dài 9-10 tháng, phát triển cảnh quan cây bụi khô
- Thổ nhưỡng trong đới rừng gió mùa và xavan là đất feralit đỏ, đất nâu và đất xám.
- Giới động vật xuất hiện nhiều loài gặm nhấm, các loài ăn cỏ và ăn thịt, điển hình là hươu Pampa, sư tử Mĩ, chó sói và báo Mĩ.
Trong rừng, trên đồng cỏ có tatu. Trong xavan có nhiều rắn, thằn lằn và mối.
5. Đới rừng cận nhiệt ẩm
- Đới này phân bố trong một dải hẹp ở đông nam sơn nguyên Braxin khoảng từ vĩ tuyến 24-300N.
- Lượng mưa khá cao, phân bố tương đối đều trong năm. Mùa hạ nóng, mùa đông có nhiệt độ tương đối thấp, trung bình 12-130C. Độ ẩm dư thừa.
- Thành phần thực vật bao gồm cây lá rộng xen cây lá nhọn trong đó có một số loài đáng chú ý như thông Parana với thân cao, ít phân nhánh; tuyết tùng Chile, bách, chè matê.
6. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên
- Ở cận nhiệt, thảo nguyên rừng và thảo nguyên phân bố ở vùng đồng bằng cửa sông La Plata (đồng bằng Pampa).
- Ở ôn đới, thảo nguyên rừng và thảo nguyên phân bố thành một dải hẹp ở chân núi Anđet và phần tây cao nguyên Patagôni từ 410N trở về phía nam.
+ Thảo nguyên rừng phát triển ở phía đông đồng bằng Pampa và tây nam cao nguyên Patagoni.
+ Thảo nguyên khô: lượng mưa giảm (400-500mm)
- Thực vật ở đây chủ yếu là cỏ hoà thảo: cỏ vũ mao, cỏ râu, cỏ poa, cỏ briza, cỏ aristida... xen các loại cây bụi như keo, cây đỏ san hô, cây lai v.v.
- Động vật: Hươu pampa, thỏ, chuột, sư tử mĩ, mèo pampa… ;đà điểu Rhea và lạc đà lama.
7. Đới bán hoang mạc và hoang mạc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới
* Hoang mạc và bán hoang mạc nhiệt đới phân bố theo một dải hẹp dọc theo duyên hải phía tây từ vĩ tuyến 50N đến 280N.
- Lượng mưa rất thấp
- Lớp phủ thực vật rất nghèo nàn: xương rồng hoặc cây bụi gai nhỏ, các loài thực vật đoản sinh.
* Bán hoang mạc và hoang mạc cận nhiệt phân bố trên một diện tích rộng lớn ở phía tây đồng bằng Grăng Sacô và Pampa thuộc lãnh thổ Achentina.
- Lượng mưa 300-500mm.
- Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn. Mùa hạ nhiệt độ có thể tới 46-470C và mùa đông đôi khi có băng giá.
- Lớp phủ thực vật rất nghèo nàn: cỏ hoà thảo và cây bụi ưa khô.
- Động vật: thỏ, chuột, rắn, đà điểu Rhea v.v.
* Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Patagôni
- Lượng mưa rất thấp
- Cảnh quan với lớp phủ thực vật và động vật rất nghèo nàn.
8. Rừng hỗn hợp ôn đới
- Phát triển ở phía tây Anđet từ 400N trở xuống phía nam đến quần đảo Đất Lửa.
- Lượng mưa hằng năm lớn và mát mẻ
- Phát triển cảnh quan rừng hỗn hợp với nhiều loài cây lá kim xen cây lá rộng: bá hương, thông phương nam, kim giao, dẻ phương nam v.v.
CHƯƠNG I
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN HÌNH DẠNG LỤC ĐỊA
1. Vị trí
- Diện tích của toàn lục địa là 17,79 triệu km2, các đảo có diện tích là 150.000km2.
- Điểm cực bắc là mũi Galinát nằm trên vĩ tuyến 12025’B.
- Điểm cực nam là mũi Phrêuoóc trong eo biển Magienlăng ở 53054’N.
- Điểm cực đông là mũi Cabô Brancô 31048’T
- Điểm cực tây là mũi Pariniat 81019’T
Lục địa Nam Mĩ nằm chủ yếu ở bán cầu Nam, 2/3 diện tích lục địa nằm trong vùng nhiệt đới bao quanh lấy xích đạo.
Lãnh thổ của lục địa trải dài theo chiều bắc – nam 66019’ vĩ tuyến do vậy lục địa nằm trên nhiều đới khí hậu khác nhau.
2. Giới hạn
+ Phía bắc lục địa tiếp giáp biển Caribê.
+ Phía đông và đông nam lục địa tiếp giáp với Đại Tây Dương.
+ Phía tây lục địa tiếp giáp với Thái Bình Dương.
3. Hình dạng lục địa
- Lục địa Nam Mĩ mở rộng ở phía bắc và thu hẹp dần ở phía nam.
- Lục địa Nam Mĩ có đường bờ biển ít bị chia cắt và bề mặt có dạng khối rõ rệt.
- Bao quanh lục địa có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
+ Dòng nóng Guyan chảy ở phía bắc và đông bắc của lục địa.
+ Dòng nóng Braxin chảy ở phía đông của lục địa.
+ Dòng biển lạnh Pêru chảy dọc ven bờ phía tây
+ Dòng lạnh Phônlen chảy phần đông nam lục địa
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LỤC ĐỊA.
1.Thời Tiền Cambri
- Vào thời Tiền Cambri tồn tại một lục địa cổ, nền Nam Mĩ.
- Về mặt cấu trúc, nền Nam Mĩ gồm hai bộ phận: phần bắc có độ cao trên mực nước biển, được gọi là khiên Guyan-Braxin, với nền đá kết tinh lộ ra trên mặt.
+ Khiên Guyan-Braxin về sau bị biến đổi mạnh chia thành 3 khiên khác nhau: Khiên Guyan, khiên Tây Braxin và khiên Đông Braxin.
+ Giữa các khiên lớn là những máng nền: Amazon, Paranaiba, Parana, Chaco –Pampas.
- Phần phía nam bị biển ngập và bồi trầm tích lâu dài, được gọi là địa đài Pampa – Patagônia
2. Thời kì Cổ sinh
- Đầu Cổ sinh, nền Nam Mĩ là một bộ phận của lục địa Gônvana cổ, nối liền với nền Phi. Phía tây của nền là miền núi Anđét rộng lớn, là một bộ phận của hệ thống Coocdie kéo dài từ bắc xuống nam dọc theo phần phía tây của châu Mĩ.
- Vào nửa sau đại Cổ sinh, do ảnh hưởng của các chuyển động kiến tạo xảy ra trong miền núi Andet, toàn bộ nền Nam Mĩ được nâng lên mạnh. Quá trình san bằng phát triển rộng rãi và hình thành loạt trầm tích lục địa dày, trong đó có các trầm tích đầm hồ.
3. Thời kì Trung Sinh
- Sang đại Trung sinh, vào cuối kỉ Trias, lục địa Gônvana xảy ra sự nứt vỡ. Phần phía tây lục địa xuất hiện vết nứt lớn, tạo thành một eo biển ở Tây Phi, đẩy nền Nam Mĩ về phía tây.
- Đến đầu kỉ Jura, do sự tách dãn, phần Nam Đại Tây Dương được hình thành và lục địa Nam Mĩ tách khỏi lục địa Phi.
- Cuối kỉ Trias, bờ đông Nam Mĩ được nâng lên mạnh, trong máng nền Parana xảy ra sự phun trào dung nham, tạo thành một lớp phủ rộng lớn với diện tích khoảng 1,2 triệu km2, dày tới 600m. Trong các máng nền Paranaiba, trên khiên Guyan và phần nam cao nguyên Patagônia cũng có một số nơi dung nham trào ra.
- Ở bờ tây Nam Mĩ đến kỉ Crêta cũng xảy ra các chuyển động kiến tạo mạnh như nâng lên và lún sụt. Các trầm tích bị uốn nếp, vò nhàu đồng thời các hoạt động xâm nhập và phun trào xảy ra ở nhiều nơi.
4. Thời kì Tân sinh
- Sang đại Tân sinh, ở phần tây lục địa, vào giữa kỉ Palêôgen xuất hiện các vận động uốn nếp, nâng lên, hạ xuống và đạt cường độ mạnh nhất vào kỉ Nêôgen, hình thành hệ thống núi Anđét dọc theo bờ tây lục địa.
- Hiện nay trên toàn bộ hệ thống núi Anđét còn tồn tại ba khu vực có núi lửa hoạt động, đó là các khu vực nằm giữa các vĩ tuyến 60B và 20N, 15030’N và 290N và giữa 300N và 450N.
Đến cuối đại Tân sinh, các chuyển động Tân kiến tạo nâng lên và hạ xuống vẫn còn tiếp diễn ở vùng nền phía đông. Sự nâng lên và hạ xuống theo khối làm cho toàn bộ bờ đông sơn nguyên Braxin, vùng trung tâm sơn nguyên Guyan được nâng cao tới trên 2000m, còn ở cao nguyên Patagôni tạo thành những bề mặt có độ cao khác nhau.
- Các vùng ven bờ bị lún sụt tạo thành một loạt các vịnh biển hoặc các vịnh cửa sông như cửa sông Amadôn, La Plata và các vịnh dọc theo bờ đông nam của lục địa.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
I. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
A. Đặc điểm địa hình
1. Bề mặt lục địa nhìn chung ít bị chia cắt.
a. Các sơn nguyên và đồng bằng ở phía đông
* Sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Braxin
Hai sơn nguyên này là những bộ phận nền được nâng lên khỏi mực biển vào thời tiền Cambri, cấu tạo bởi các đá kết tinh, biến chất và chịu quá trình san bằng lâu dài.
+ Sơn nguyên Guyan hình thành trên khu vực lõi cổ tiền Cambri. Phần trung tâm của sơn nguyên vẫn còn giữ lại được các lớp cát kết, cuội kết và quăczit màu hồng tuồi tiền Cambri. Khu vực trung tâm là vùng được nâng lên mạnh nhất, với các khối núi cao từ 1500-2000m.
- Phần tây nam bị san bằng mạnh, tạo thành các bán bình nguyên hơi lượn sóng với các dãy đồi cao trung bình 300-400m.
- Phần phía đông và phía bắc địa hình là những đồi cao từ 300-500m và thấp dần xuống các đồng bằng ven biển.
+ Sơn nguyên Braxin: là một khu vực rộng lớn được nâng lên mạnh nhất trong khu vực nền Nam Mĩ. Địa hình bề mặt ngày nay chủ yếu là các bán bình nguyên, cao nguyên khá bằng phẳng, cao trung bình 400-800m.
Khu vực trung tâm được nâng cao đạt tới 700-900m, tạo thành các cao nguyên rộng lớn, bề mặt bằng phẳng với các vách dốc đứng.
Phía đông của sơn nguyên được nâng lên mạnh vào cuối Tân sinh nên ngày nay còn nhiều dãy núi chạy song song với bờ biển như dãy Xiera đô Ma (1810m), Xiera Manticâyra (2810m), trên đó có đỉnh Bandara 2890m là đỉnh cao nhất của sơn nguyên.
- Cao nguyên Patagôni là bộ phận được hình thành trên địa đài Patagôni nằm ở đông nam lục địa. Nền đá kết tinh ở đây bị phủ trầm tích nằm ngang hoặc dung nham rất dày rồi bị nâng lên và hạ xuống nhiều lần, bị đứt gãy nên ngày nay tạo thành nhiều cao nguyên nhỏ nằm trên các độ cao khác nhau.
- Các đồng bằng Amazôn, Ôrinôcô, đồng bằng nội địa là những đồng bằng thấp hình thành trên các máng nền sau được bồi trầm tích dày nên có bề mặt bằng phẳng.
b. Hệ thống núi Anđét ở phía tây (Coócđie Nam Mĩ)
- Phần bắc Andet dài 2000km, chạy theo hướng BĐB –NTN từ 120B đến 50N, gồm nhiều dãy chạy song song với nhau: Tây Andet, Trung Andet và Đông Andet. Xen giữa các dãy đó là những thung lũng và bồn địa sâu như Maracaibo, Magdalena và Casapata.
Rìa phía tây bắc và bắc là dãy Coocdie Đô Mêrida và Andet duyên hải
Phần lớn các dãy ở Bắc Andet có độ cao từ 3000-4000m; có núi lửa hoạt động mạnh, tạo thành nhiều đỉnh cao trên 5000m như Ruit 5400m (Peru), Cotopaxi 5896m (Ecuado), Chimborazo 6310m (Ecuado).
- Phần Trung Andet kéo dài 5200km từ 50N đến 460N. Ở phần này Andet gồm nhiều dãy núi chạy song song với nhau, Coocdie Đông và Coocdie Tây, An det duyên hải, An det chính.
Độ cao trung bình của các dãy núi ở đây tới 4000-5000m trong đó có nhiều đỉnh núi và núi lửa cao hơn 6000m như: Iliampu (6550m), Lulalaico (6725m), và đặc biệt đỉnh Acongcagua (6960m) là đỉnh cao nhất lục địa Nam Mĩ.
Đây là khu vực tập trung nhiều núi lửa trên thế giới đồng thời hay có động đất
- Phần Nam Andet: kéo dài từ 460N đến 560N, địa hình hạ thấp dần và thu hẹp. Ở phần nam các dãy duyên hải bị đổ vỡ, sụp đổ biến thành các quần đảo và được gọi là quần đảo Chile, các thung lũng giữa núi biến thành các vịnh.
2. Sự phân bố các núi, sơn nguyên và đồng bằng đều theo một hướng chung gần với hướng Bắc - Nam.
II . KHÍ HẬU
A. Các nhân tố hình thành khí hậu
1. Vị trí địa lí
- Lãnh thổ lục địa Nam Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ. Phần lớn lục địa Nam Mĩ nằm trên các vĩ độ thấp do đó, hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn.
- Tổng lượng bức xạ có sự thay đổi theo chiều bắc nam, giảm dần từ bắc xuống nam.
+ Khoảng từ vĩ tuyến 400N trở lên tổng lượng bức xạ 140-180kcal/cm2
+ Ở phần lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 400N có tổng lượng bức xạ 80-140kcal/cm2.
- Cân bằng bức xạ giảm từ bắc xuống nam.
2. Hình dạng lục địa
- Lục địa mở rộng ở phía bắc và thu hẹp dần ở phía nam. Ở phía bắc lục địa mở rộng tạo điều kiện cho sự sưởi ấm của lớp không khí trên bề mặt dẫn đến sự hình thành trung tâm áp thấp.
- Phần nam lục địa khoảng từ các vĩ tuyến cận nhiệt trở xuống, do lục địa bị thu hẹp mạnh nên về mùa đông không đủ điều kiện để hình thành một trung tâm áp cao cận nhiệt như ở lục địa Phi hoặc lục địa Ôxtrâylia.
3. Địa hình
- Địa hình chủ yếu chạy theo hướng bắc-nam và có dạng lòng máng, nên gió mậu dịch đông bắc và đông nam từ đại dương dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa làm cho khí hậu trên phần lớn lục địa mang tính chất ẩm của hải dương.
- Ở phía tây, dãy Anđet có tác dụng như một bức tường thành ngăn ảnh hưởng của Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa.
- Địa hình tạo ra sự phân bố theo đai cao của nhiệt độ và độ ẩm.
4. Các dòng biển
- Dòng biển nóng Guyan.
- Dòng biển nóng Braxin có tác dụng tăng cường độ ẩm cho gió mậu dịch, mang lượng mưa khá lớn đến sườn đông nam của sơn nguyên Braxin ngay cả vào mùa đông.
- Dòng biển nóng El Ninô
- Dòng biển lạnh Phônclen làm tăng thêm tính chất lạnh và khô cho bờ đông cao nguyên Patagôni.
- Dòng biển lạnh Pêru là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành hoang mạc Atacama ở phía tây.
- Các dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ thấp hơn vùng nội địa rất rõ rệt.
B. Hoàn lưu khí quyển
a. Tháng 1
- Tháng 1 phần lớn lục địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ trung bình trên hầu khắp lãnh thổ đạt từ 200C trở lên, trong vùng đồng bằng Grăng Sacô nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 45-460C.
- Ở vùng xích đạo và nhiệt đới Nam Mĩ hình thành một áp thấp bao phủ phần lớn lục địa.
- Ở trên ĐTD, áp cao Axo ở Bắc Đại Tây Dương mở rộng phạm vi và dịch xuống phía nam, bao phủ phần rìa phía bắc lục địa.
- Các áp cao Nam Đại Tây Dương và Nam Thái Bình Dương bao phủ rìa phía đông và rìa tây lục địa.
- Ở phía bắc lục địa vào mùa này có gió đông bắc từ áp cao Axo thổi đến mang mưa khá nhiều đến sườn phía bắc sơn nguyên Guyan.
- Trên các đồng bằng duyên hải bắc Vênêxuêla và đồng bằng Ôrinôcô do ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới ở rìa áp cao và khuất gió nên thời tiết khô ráo, rất ít mưa.
- Gió đông bắc khi vượt qua xích đạo đổi thành hướng bắc hoặc tây bắc. Gió này mang theo khối khí xích đạo xâm nhập sâu xuống phía nam tới các vùng phía bắc và tây bắc sơn nguyên Braxin làm cho các vùng này có mưa nhiều vào mùa hè, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
- Ở phía đông, gió mậu dịch từ ngoại vi áp cao Nam Đại Tây Dương thổi vào lục địa theo hướng đông hoặc đông bắc, mang mưa rất nhiều cho vùng đông nam Braxin và vùng đông bắc Achentina.
- Ở phía tây, do ảnh hưởng của áp cao và dòng biển lạnh nên thời tiết khô, trong sáng.
- Phần phía nam lục địa, khoảng từ 370-380N trở về phía nam nằm trong đới hoạt động của gió tây vì thế vùng nam Chile về mùa này có mưa khá lớn.
- Cao nguyên Patagôni chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn, thời tiết ở đây rất khô ráo.
* Về sự phân bố nhiệt
- Trên toàn lục địa nhiệt độ giảm dần theo chiều từ bắc xuống nam (từ 250C ở phía bắc đến 100C).
- Miền duyên hải phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru, sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ không rõ rệt, nhiệt độ của các địa điểm ở bờ tây bao giờ cũng thấp hơn các địa điểm ở bờ đông nếu so các điểm cùng vĩ độ.
b.Tháng 7
- Phần nam lục địa bị hóa lạnh nên các vùng từ chí tuyến nam trở xuống có nhiệt độ trung bình dưới 160C, phần lớn cao nguyên Patagôni có nhiệt độ trung bình dưới 40C.
- Các đai áp cao dịch chuyển về phía bắc nên phần bắc lục địa chịu ảnh hưởng của áp thấp xích đạo. Gió mậu dịch đông bắc từ áp cao Axo chỉ thổi đến rìa phía bắc lục địa, mang mưa khá nhiều cho vùng bắc của sơn nguyên Guyan.
- Vùng đồng bằng Ôrinôcô và phần nam sơn nguyên Guyan trong thời gian này có mưa nhiều do gió mùa tây nam mang theo không khí xích đạo nóng ẩm xâm nhập lên.
- Ở phía đông lục địa, gió mậu dịch từ áp cao nam Đại Tây Dương thổi vào theo hướng đông, đông bắc và đông nam, qua dòng biển nóng Braxin nên khi vào lục địa gây mưa tương đối nhiều, nhất là trên các sườn núi đón gió ở vùng đông bắc.
- Khi vượt qua các dãy núi ở phía đông sơn nguyên Braxin tới phía đông đồng bằng Amadôn và trung tâm sơn nguyên Braxin thì độ ẩm và lượng mưa giảm đi rõ rệt.
- Vùng đông nam sơn nguyên Braxin và bắc Achentina thời gian này có hoạt động của khí xoáy trên phrông ôn đới nên thời tiết thường hay thay đổi và có mưa tương đối nhiều.
- Phần nam lục địa trên các vĩ độ ôn đới và cận nhiệt có hoạt động của gió tây và khí xoáy, làm cho thời tiết thường hay thay đổi và có mưa.
- Vùng cao nguyên Patagôni do khuất gió vẫn khô ráo và trở thành một trung tâm hình thành khối không khí lạnh của lục địa. Các khối khí lạnh thỉnh thoảng xâm nhập lên phía bắc, đi dọc theo đồng bằng tạo thành các „sóng lạnh“.
- Phía tây lục địa khoảng từ vĩ tuyến 300N đến 40N nằm trong phạm vi ảnh hưởng của cao áp Nam Thái Bình Dương với gió nam và tây nam, đồng thời do ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên thời tiết khô và hơi lạnh.
- Riêng vùng duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia nằm trong đới áp thấp xích đạo và gió mùa tây nam nên có mưa nhiều.
* Về sự phân bố mưa
- Lục địa Nam Mĩ là nơi có nhiều mưa và mưa phân bố đều nhất so với các lục địa khác trên thế giới.
- Các vùng mưa nhiều nhất bao gồm phần tây đồng bằng Amadôn, duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia và miền nam Chilê với lượng mưa trung bình 2000-5000mm.
- Khu vực có mưa trên 1000mm bao gồm đại bộ phận sơn nguyên Braxin, đồng bằng Ôrinôcô.
- Khu vực có mưa ít nhất, dưới 250mm bao gồm duyên hải phía tây từ 40N-300N và toàn bộ cao nguyên Patagôni.
- Vùng còn lại có lượng mưa từ 250-1000mm.
B. Đặc điểm các đới khí hậu
1. Đới khí hậu xích đạo
- Bao gồm phần phía tây đồng bằng Amadôn, một phần sơn nguyên Guyan, duyên hải phía tây Êcuađo và Côlômbia.
- Ở đây quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng và ẩm ướt. Không khí được sưởi nóng, thường xuyên bốc lên nên có hoạt động đối lưu rất mạnh.
- Mưa nhiều và phân bố đều trong năm nhưng trong một năm có hai cực đại của lượng mưa gắn liền với hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. Mưa chủ yếu là mưa rào và mưa dông xảy ra vào buổi chiều.
- Lượng mưa trung bình năm từ 2000-3000m, riêng vùng duyên hải phía tây Côlômbia là nơi có mưa nhiều nhất, trung bình từ 5000-6000mm.
- Chế độ nhiệt trên toàn đới rất điều hòa, nhiệt độ trung bình 25-270C.
2. Đới khí hậu cận xích đạo
- Bao gồm 2 đới bao bọc lấy đới khí hậu xích đạo ở ba phía bắc, nam và đông. Ở phía bắc xích đạo, phạm vi của đới bao gồm toàn bộ phần đất phía bắc đới xích đạo. Ở phần nam xích đạo, phạm vi của đới bao gồm phần lớn sơn nguyên Braxin, phần nam của miền đất thấp Amadôn, và phần đồng bằng ở hạ lưu sông Amadôn.
- Một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Trong đới phía bắc mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 (mùa hạ ở BBC), còn đới phía nam thì ngược lại từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau (mùa hạ NBC). Lượng mưa trung bình thay đổi từ 1000-2000mm.
- Biên độ nhiệt độ năm của đới nhìn chung cao hơn đới xích đạo. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có thể tới 29-300C, tháng thấp nhất không dưới 200C.
- Trên sườn đông sơn nguyên Guyan tuy nằm trong đới khí hậu cận xích đạo nhưng về chế độ nhiệt và ẩm lại gần với đới xích đạo.
3. Đới khí hậu nhiệt đới
- Nằm phía nam đới khí hậu cận xích đạo, ranh giới phía nam ở khoảng 280N.
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Bao gồm phần duyên hải phía đông và đông nam sơn nguyên Braxin cho đến thung lũng sông Parana.
- Quanh năm có gió mậu dịch hướng đông, đông nam và đông bắc từ biển thổi vào, gây mưa nhiều ở sườn đông, nhất là về mùa hạ.
- Riêng phần phía nam về mùa đông cũng có mưa nhiều do hoạt động của khí xoáy trên phrông ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 1000-2000mm.
b. Khí hậu nhiệt đới lục địa
- Bao gồm đồng bằng Grăng Sacô và vùng chân núi Anđet.
- Về mùa hè có khối khí xích đạo từ phía bắc và khối khí nhiệt đới từ ĐTD xâm nhập vào, có mưa tuy lượng mưa không lớn. Mùa đông khô và lạnh, thỉnh thoảng các khối khí lạnh từ phía nam xâm nhập lên làm cho nhiệt độ giảm xuống đột ngột và có băng giá nhẹ. Lượng mưa trung bình năm 500-1000mm. Mùa hạ nhiều khi nhiệt độ tăng lên 400C.
c. Khí hậu nhiệt đới khô
- Chiếm một dải hẹp ven bờ Thái Bình Dương từ vĩ tuyến 40N đến 280N.
- Thời tiết ở đây quanh năm ổn định, mưa rất hiếm mặc dù độ ẩm nhiều lúc khá cao. Lượng mưa trung bình năm rất nhỏ, thường dưới 50mm. Biên độ nhiệt trong năm rất nhỏ, chỉ khoảng 5-60C.
4. Đới khí hậu cận nhiệt
- Nằm ở phía nam đới khí hậu nhiệt đới. Giới hạn phía nam xuống tới khoảng vĩ tuyến 410N.
a. Kiểu khí hậu cận nhiệt ẩm
- Bao gồm rìa đông nam sơn nguyên Braxin, phần đông đồng bằng Pampa thuộc lãnh thổ Urugoay, miền giữa 2 sông Parana-Urugoay.
- Về mùa hạ có gió mậu dịch đông, đông bắc từ Đại Tây Dương thổi vào mang theo khối khí nhiệt đới hải dương, nên thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều.
- Về mùa đông có hoạt động của khí xoáy trên phrông ôn đới nên cũng gây mưa khá nhiều, thời tiết mát, nhiệt độ trung bình +100C, đôi khi có băng giá.
b. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.
- Phía tây và tây nam đồng bằng Pampa và phần bắc Patagônia
- Lượng mưa giảm xuống rõ rệt. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ với lượng mưa không quá 500mm. Sự dao động nhiệt độ rất lớn. Mùa đông khô và lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 100C, thường hay giảm xuống dưới 00C, gây băng giá.
c. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
- Nằm ở miền duyên hải phía tây của đới cận nhiệt (vùng duyên hải Thái Bình Dương từ 30-370N).
- Về mùa hè do ảnh hưởng của áp cao nam Thái Bình Dương thời tiết khô và trong sáng.
- Về mùa đông, áp cao Nam Thái Bình Dương dịch lên phía bắc, vùng này chịu ảnh hưởng của gió tây nên có mưa tương đối nhiều. Lượng mưa giảm dần từ nam lên bắc. Nhiệt độ quanh năm tương đối điều hòa. Biên độ nhiệt giữa các mùa dao động không nhiều.
5. Đới khí hậu ôn đới
- Nằm từ vĩ tuyến 410N trở về phía nam
- Quanh năm thống trị khối khí ôn đới và hoạt động của gió tây.
a. Khí hậu ôn đới hải dương ẩm ướt ở phía tây
- Nằm ở sườn tây dãy núi Andet
- Lượng mưa trung bình 2000-3000mm/năm, phần phía đông trên cao nguyên Patagonia nằm khuất gió nên khô hạn, lượng mưa trung bình 250mm/năm.
b. Kiểu khí hậu ôn đới khô ở phía đông.
- Bao chiếm phần phía đông trên cao nguyên Patagonia
- Do nằm khuất gió nên khô hạn, lượng mưa trung bình 250mm/năm.
III. SÔNG NGÒI VÀ HỒ
A. Đặc điểm chung
1. Hệ thống sông trên lục địa Nam Mĩ khá phát triển. Mạng lưới sông dày và phân bố khá đều trên toàn lục địa.
- Nam Mĩ có nhiều sông lớn và đầy nước quanh năm. Hàng năm các sông Nam Mĩ đổ vào đại dương một khối lượng nước khổng lồ (7450 km3).
- Lớp dòng chảy lớn nhất trên thế giới (414mm).
2. Đường phân thuỷ chính của lục địa chạy dọc theo hệ thống núi Anđet
3. Nguồn cung cấp nước cho các sông ở Nam Mĩ chủ yếu do mưa -> chế độ nước của các sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa.
4. Nam Mĩ có rất ít hồ.
- Hồ Maracaibô rộng 16.300km2
- Hồ Titicaca rộng 8.300km2 ở độ cao 3.800m
B. Các sông lớn
1. Sông Amadôn
- Sông Amadôn dài 6480km
- Sông Amadôn bắt nguồn từ độ cao 5000m trên dãy Anđet, thượng nguồn là sông Maranhon chảy trong một thung lũng sâu, theo hướng từ nam lên bắc, sau đó sông vượt ra khỏi vùng núi Anđet và đổ vào đồng bằng Amadôn.
- Trên đồng bằng, sông chảy theo hướng từ tây sang đông và đổ ra Đại Tây Dương ngay trên vị trí của đường xích đạo.
- Sông Amadôn có mạng lưới sông rất dày, tổng diện tích lưu vực rộng >7 triệu km2. Các phụ lưu quan trọng nhất là Giapura, Riô Nêgro ở tả ngạn, các nhánh Giura, Mađayra và Tapagiôt ở hữu ngạn.
- Sông Amadon có lòng sông rất rộng. Ở Manaut, sông rộng 5km và ở hạ lưu sông rộng 20 km.
- Sông Amadôn có nhiều nước và chế độ nước điều hoà. Hàng năm sông mang ra biển một khối lượng nước khổng lồ, 3800km3. Trong một năm có hai thời kỳ nước lớn phù hợp với 2 thời kì mưa ở 2 bán cầu. Mực nước cao nhất trên sông chính thường vào tháng 5, sau thời kì mưa lớn trên các phụ lưu ở Bán cầu Nam từ tháng 10 đến tháng 4.
- Thời kì nước lớn thứ 2 liên quan đến mùa mưa lớn ở BBC từ tháng 6 đến tháng 10.
- Lưu lượng trung bình năm ở cửa sông là 120.000m3/s, lớn nhất 145.000m3/s, nhỏ nhất 63.000m3/s. Hàng năm sông Amadôn mang ra biển một khối lượng phù sa rất lớn (1 tỉ m3/năm)
- Sông Amadôn có giá trị lớn về giao thông, thuỷ năng và thuỷ sản.
2. Sông Parana
- Chiều dài của sông 4400km. Diện tích lưu vực 4,2 triệu km2.
- Dòng chính bắt nguồn từ phía tây nam sơn nguyên Braxin, sau đó hợp lưu với sông Paragoay rồi chảy về phía nam và đổ ra Đại Tây Dương. Ở hạ lưu, sông Parana có chung với sông Urugoay một cửa sông lớn, có dạng một vịnh cửa sông dài 320km, rộng từ 20 đến 22km. Ở đoạn này, sông có tên là La Plata,
- Sông Parana có nhiều thác ghềnh ở thượng lưu và trung lưu do chảy qua vùng núi cao và các cao nguyên dung nham bậc thang. Các thác lớn nhất là Guaira cao 17m và thác Iguaxu cao 80m. Thác Iguaxu có trữ năng thủy điện tới 79 tỉ kwh/năm.
- Chế độ sông Parana tương đối phức tạp. Ở thượng nguồn mưa tập trung vào mùa hạ (tháng 10-12), ở đây có nước lớn vào mùa hạ. Ở hạ lưu, do nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, mưa không có mùa rõ rệt, thời kì nước lớn ở đây vào mùa đông (4-5).
- Lưu lượng trung bình ở cửa sông Parana là 11.880m3/s.
VI. CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
a. Rừng xích đạo ẩm thường xanh
- Phân bố ở phía tây đồng bằng Amadôn và trên các sườn núi thấp phía tây Côlômbia.
- Điều kiện khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Rừng ở đây thuộc kiểu rừng mưa nhiệt đới điển hình: cây mọc rất cao, thành nhiều tầng với thành phần loài hết sức phong phú.
Ở đây có thể gặp cây bông gòn, các cây họ dừa trong đó có cây dừa rượu, cây hồ đào Braxin mà hạt có nhiều đạm và nhiều dầu v.v.
Tầng dưới rừng có cây ca cao, cao su hevêa và rất nhiều loại dây leo thân gỗ, các loài cây phụ sinh...
- Dưới rừng xích đạo hình thành loại đất feralit rửa trôi. Nhờ giàu xác thực vật phân hủy, đất giữ được lớp lá mục và tầng mùn khá dày nên có độ phì cao.
- Giới động vật rất phong phú, phổ biến là các loài sống trên cây và sống dưới nước.
+ Các loài sống trên cây bao gồm: khỉ sóc, khỉ hú, khỉ nhện v.v..., con lười.
- Trên mặt đất có nhiều thú ăn kiến, tatu, trăn, rắn.
Trong rừng có rất nhiều loài chim như tucan, vẹt, chim ruồi, loài chim cổ hôađin... nhiều côn trùng: bướm, kiến, nhện, ruồi, muỗi....
- Trong các sông hồ có tới hơn 2000 loài cá: cá chình điện, cá pirana…
Sự suy giảm diện tích rừng Amazôn
2. Đới rừng hỗn hợp
- Phát triển ở phía đông đồng bằng Amazon.
- Lượng mưa hằng năm lớn (trung bình từ 1500 – 2000 mm), sự phân bố mưa không đều trong năm, xuất hiện một thời kì khô tương đối rõ.
- Trong rừng các loài cây mọc thưa và thấp hơn, thành phần loài nghèo hơn rừng xích đạo, xuất hiện các loài rụng lá vào mùa khô.
- Hình thành đất feralit đỏ vàng.
- Giới động vật: hươu nhỏ Madama, một vài loài ăn thịt như báo Mĩ, mèo rừng…, thú ăn kiến lớn sống trên mặt đất, nhím và một số gặm nhấm như chuột Capibara, chuột mõm dài...
3. Rừng nhiệt đới ẩm
- Phân bố ở một dải hẹp sườn bắc sơn nguyên Braxin, các đồng bằng, các thung lũng và các miền núi thấp phía đông và đông nam sơn nguyên Braxin gần toàn bộ sơn nguyên Guyan và duyên hải phía tây Êcuađo.
- Mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1200-2000mm/năm. Thời kì khô kéo dài 2-3 tháng.
- Rừng ở đây có diện mạo và thành phần gần với rừng phía đông đồng bằng Amadôn. Cây thường xanh vẫn chiếm ưu thế nhưng số lượng cây rụng lá đã tăng lên.
- Giới động vật của rừng nhiệt đới ẩm thường gặp khỉ, con lười, thú ăn kiến, sóc, rất nhiều chim và côn trùng.
- Dưới rừng phát triển đất feralit đỏ, trong đất đã xuất hiện các kết von sắt.
4. Đới rừng gió mùa, rừng thưa, xa van và cây bụi
Phân bố ở các khu vực có mùa khô từ 3 tháng trở lên.
* Rừng gió mùa phát triển trong một dải hẹp trong nội địa kế cận với rừng nhiệt đới ẩm của sơn nguyên Braxin và ở tây bắc sơn nguyên Guyan.
- Mùa khô thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng.
- Cây trong rừng phần lớn rụng lá vào mùa khô, cây thường không cao nhưng có thân lớn. Tầng dưới rừng phát triển mạnh với các loài dứa, các loại cây bụi và cỏ hoà thảo.
* Rừng thưa, xa van cỏ và xa van cây bụi.
- Đới này phát triển ở sâu trong nội địa, nơi có lượng mưa dưới 1500mm và mùa khô kéo dài 4-5 tháng trở lên.
- Bao gồm phần bắc đồng bằng Ôrinôcô, phần đông bắc sơn nguyên Braxin, phần tây của sơn nguyên này kéo dài về phía nam đến hết đồng bằng Grăng Sacô.
- Các loài thực vật thành phần chủ yếu là cây bụi, cỏ hoà thảo. Các loài cây gỗ đều rụng lá vào mùa khô.
a) Xavan ẩm bao gồm phía nam đồng bằng Ôrinôcô, vùng rìa phía tây sơn nguyên Braxin, vùng đồng bằng Mamore.
- Độ ẩm tương đối cao và thời gian ẩm kéo dài nên phát triển các đồng cỏ cao với các loài cỏ hoà thảo cao tới gần 2m, cọ Môritia.
- Phía bắc sơn nguyên Braxin có một vùng khá rộng nằm ở phía tây thung lũng sông Parơnaiba trong các rừng mà thành phần cọ chiếm ưu thế, cây cao tới 16 – 20m.
b) Xavan cây bụi phân bố ở trung tâm sơn nguyên Braxin và phía bắc đồng bằng Ôrinôcô.
- Mùa khô kéo dài và lượng mưa giảm xuống
- Ngoài thực vật cỏ còn có các cây bụi ưa khô, thường cao từ 2 – 4m.
c) Xavan cây bụi ưa hạn phát triển ở trong vùng đông bắc sơn nguyên Braxin, đồng bằng Grăng Saco.
- Lượng mưa dưới 500 mm, mùa khô kéo dài 9-10 tháng, phát triển cảnh quan cây bụi khô
- Thổ nhưỡng trong đới rừng gió mùa và xavan là đất feralit đỏ, đất nâu và đất xám.
- Giới động vật xuất hiện nhiều loài gặm nhấm, các loài ăn cỏ và ăn thịt, điển hình là hươu Pampa, sư tử Mĩ, chó sói và báo Mĩ.
Trong rừng, trên đồng cỏ có tatu. Trong xavan có nhiều rắn, thằn lằn và mối.
5. Đới rừng cận nhiệt ẩm
- Đới này phân bố trong một dải hẹp ở đông nam sơn nguyên Braxin khoảng từ vĩ tuyến 24-300N.
- Lượng mưa khá cao, phân bố tương đối đều trong năm. Mùa hạ nóng, mùa đông có nhiệt độ tương đối thấp, trung bình 12-130C. Độ ẩm dư thừa.
- Thành phần thực vật bao gồm cây lá rộng xen cây lá nhọn trong đó có một số loài đáng chú ý như thông Parana với thân cao, ít phân nhánh; tuyết tùng Chile, bách, chè matê.
6. Đới thảo nguyên rừng và thảo nguyên
- Ở cận nhiệt, thảo nguyên rừng và thảo nguyên phân bố ở vùng đồng bằng cửa sông La Plata (đồng bằng Pampa).
- Ở ôn đới, thảo nguyên rừng và thảo nguyên phân bố thành một dải hẹp ở chân núi Anđet và phần tây cao nguyên Patagôni từ 410N trở về phía nam.
+ Thảo nguyên rừng phát triển ở phía đông đồng bằng Pampa và tây nam cao nguyên Patagoni.
+ Thảo nguyên khô: lượng mưa giảm (400-500mm)
- Thực vật ở đây chủ yếu là cỏ hoà thảo: cỏ vũ mao, cỏ râu, cỏ poa, cỏ briza, cỏ aristida... xen các loại cây bụi như keo, cây đỏ san hô, cây lai v.v.
- Động vật: Hươu pampa, thỏ, chuột, sư tử mĩ, mèo pampa… ;đà điểu Rhea và lạc đà lama.
7. Đới bán hoang mạc và hoang mạc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới
* Hoang mạc và bán hoang mạc nhiệt đới phân bố theo một dải hẹp dọc theo duyên hải phía tây từ vĩ tuyến 50N đến 280N.
- Lượng mưa rất thấp
- Lớp phủ thực vật rất nghèo nàn: xương rồng hoặc cây bụi gai nhỏ, các loài thực vật đoản sinh.
* Bán hoang mạc và hoang mạc cận nhiệt phân bố trên một diện tích rộng lớn ở phía tây đồng bằng Grăng Sacô và Pampa thuộc lãnh thổ Achentina.
- Lượng mưa 300-500mm.
- Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn. Mùa hạ nhiệt độ có thể tới 46-470C và mùa đông đôi khi có băng giá.
- Lớp phủ thực vật rất nghèo nàn: cỏ hoà thảo và cây bụi ưa khô.
- Động vật: thỏ, chuột, rắn, đà điểu Rhea v.v.
* Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Patagôni
- Lượng mưa rất thấp
- Cảnh quan với lớp phủ thực vật và động vật rất nghèo nàn.
8. Rừng hỗn hợp ôn đới
- Phát triển ở phía tây Anđet từ 400N trở xuống phía nam đến quần đảo Đất Lửa.
- Lượng mưa hằng năm lớn và mát mẻ
- Phát triển cảnh quan rừng hỗn hợp với nhiều loài cây lá kim xen cây lá rộng: bá hương, thông phương nam, kim giao, dẻ phương nam v.v.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Huy Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)