Lực đàn hồi của lò xo
Chia sẻ bởi La Thị Xuân Miên |
Ngày 26/04/2019 |
142
Chia sẻ tài liệu: lực đàn hồi của lò xo thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO
ĐỊNH LUẬT HÚC
I.Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
Nêu được các đặc điểm về lực đàn hồi của lò xo, đặc biệt là điểm đặt và hướng.
Phát biểu và viết được công thức của định luật Húc, hiểu rõ ý nghĩa các đại lượng có trong công thức và đơn vị của các đại lượng đó .
Nêu được những đặc điểm về lực căng của dây và lực pháp tuyến của hai bề mặt tiếp xúc là hai trường hợp đặc biệt của lực đàn hồi
2.Về kỹ năng:
- Phát hiện hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
-Nhận xét được: lực đàn hồi có xu hướng đưa lò xo trở về trạng thái ban đầu, khi chưa biến dạng
- Biểu diễn lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và nén
-Từ TN phát hiện ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa độ dãn của lò xo và độ lớn của lực đàn hồi
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: 1 lò xo, 3 quả cân giống nhau, giá treo, thước đo.
Học sinh: Ôn lại KN về vật đàn hồi, biến dạng đàn hồi, tính chất đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo
III.Tiến trình dạy học:
1)Ổn định:
2)Kiểm tra:
HS1: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn
HS2: Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm
3)Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm về lực đàn hồi của lò xo. Xác định hướng và điểm đặt của lực đàn hồi.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Lực kéo của hai tay
Lực đàn hồi của lò xo
Lò xo trở về hình dạng lúc đầu
Khi một vật bị biến dạng thì ở vật xuất hiện một lực gọi là lực đàn hồi
Có xu hướng làm lò xo lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu hoặc giảm độ biến dạng.
Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu lò xo, có hướng sao cho chống lại sự biến dạng
Dùng hai tay kéo dãn một lò xo.
Lò xo chịu tác dụng của lực nào?
Lò xo có tác dụng lực nào vào hai tay không? Lực gì?
Khi không kéo nữa lò xo sẽ như thế nào?
Vậy lực đần hồi là gì?
Từ TN , ta thấy lực đàn hồi có xu hướng thế nào?
Lực đàn hồi xuất hiện ở vị trí nào của lò xo và hướng ra sao?
I.Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo:
1. Lực đàn hồi: là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.
2.Điểm đặt:
Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo
3.Hướng:
Ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng:
-Khi bị dãn, lực đàn hồi hướng theo trục vào phía trong
-Khi bị nén, lực đàn hồi hướng theo trục ra ngoài
Phương của lực trùng với phương của trục lò xo
Chiều của lực ngược với chiều biến dạng của lò xo
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và độ lớn lực đàn hồi
Lò xo và vật nặng để làm xuất hiện lực đàn hồi và độ dãn, dùng thước để đo độ dãn
Dụng cụ: 1 lò xo, 3 quả cân giống nhau, 1 giá treo, 1 thước đo
- Phương án và tiến hành:
+ Đo lò xo khi chưa treo quả cân + Đo lò xo khi treo lần lượt 1,2,3 quả cân
- Nhận xét
Làm TN này có mục đích gì?
Với TN này thì cần những dụng cụ gì?
Phương án để tiến hành như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm TN. Từ đó rút ra nhận xét về độ lớn của lực đàn hồi và độ biến dạng.
Trả lời C3
II.Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Hooke:
1.Thí nghiệm:
- Mục đích: tìm hiểu mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và độ lớn của lực đàn hồi (trọng lượng của các quả cân).
- Nhận xét: F tỉ lệ thuận với (l
- Kết quả:
Khi quả cân đứng yên : F=P = mg
Độ dãn: (l= l-lo
Lập bảng:
2. Giới hạn đàn hồi của lò xo:
Nếu trọng lượng quả cân vượt quá một giá trị xác định thì khi tháo quả cân ra, lò xo không lấy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: La Thị Xuân Miên
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)