Luật thuế TNCN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Công | Ngày 21/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Luật thuế TNCN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hân hạnh chúc mừng
các đại biểu về dự
HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU
PHÁP LUẬT THUẾ
thu nhập cá nhân
LUẬT THUẾ TNCN
Được Quốc hội khoá XII , kỳ họp thứ 2 thông qua , ban hành theo QĐ số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007,
Hiệu lực thi hành:
từ ngày 01/01/2009
PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT THUẾ TNCN .
I. Hệ thống chính sách thuế hiện hành điều tiết vào TNCN .
1. Thuế Thu nhập đối với người có Thu nhập cao;
2. Thuế TNDN;
3. Thuế CQSD đất.
4. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế đối với thu nhập của cá nhân hiện hành.
4.1. ưu điểm:
Bước đầu thực hiện QLTN của một bộ phận dân cư.
b. Thực hiện PP lại thu nhập, góp phần thực hiện công bằng XH.
c. Nâng cao ý thức, trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân
d. Góp phần tăng thu cho NSNN:
4.2. Tồn tại:
a. Mức điều tiết về thuế còn chưa hợp lý.
b. Chính sách thuế TNCN chưa phù hợp với thông lệ QT:
II. Sự cần thiết:
1. Khắc phục những tồn tại;
2. Yêu cầu phát triển KT hội nhập;
3. Thực hiện chiến lược CC thuế đến 2010;
4. Tăng cường KS thu nhập;
5. Ổn định nguồn lực NSNN;
6. Quan điểm, mục tiêu xây dựng Luật thuế TNCN;
- Thứ nhất, đảm bảo động viên một cách hợp lý TN dân cư, KK cá nhân lao động, SXKD,
Thứ hai nắm bắt thông tin về TN, từng bước tiến tới kiểm soát TN; đồng thời đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập.
Thứ ba, việc ban hành và áp dụng thuế TNCN có tính đến những bước đi phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; kế thừa CS đã ban hành.
Thứ tư, đảm bảo huy động nguồn lực NSNN
Pháp luật thuế TNCN gồm:
1. Luật thuế TNCN số 04/2007/Qh12 ngày 21/11/2007
2. Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08-9-2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN.
3. Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện luật thuế TNCN
PHẦN II. NỘI DUNG CHỦ YẾU LUẬT THUẾ TNCN.
1. Khái niệm,đặc điểm, tác dụng.
1.1. Khái niệm: thu vào TN của các cá nhân,
1.2. Đặc điểm:
- Là loại thuế trực .
- Thuế suất lũy tiến từng phần, toàn phần
1.2. Đặc điểm:
- Kê khai nộp thuế theo quý, năm, lần phát sinh.
- Cư trú và không cư trú;
Cách xác định thuế TNCN cũng không giống nhau đối với các khoản TN khác nhau
1.3. Tác dụng:
- Huy động đóng góp của cá nhân vào NSNN.
- Điều hoà TN giữa các thành viên trong XH.
- Là khoản thu của NSNN.
2. Về đối tượng nộp thuế
Là cá nhân cư trú hoặc không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
Cá nhân cư trú: có thu nhập ở Việt nam và ở nước ngoài;
Cá nhân không cư trú: Thu nhập phát sinh tại Việt nam
- Cá nhân cư trú là người:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 01 năm hoặc tính theo 12 tháng liên tục
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam,
Đăng ký thường trú theo quy định của PL;
Có thuê nhà ở Tại Việt nam với thời hạn của hợp đồng từ 90 ngày trở lên
- Cá nhân không cư trú: là người không đáp ứng ĐK của người cư trú nêu trên.
3. Về TN chịu thuế: gồm 10 khoản.
3.1. TN từ kinh doanh
3.2. TN từ tiền lương, tiền công
3.3. TN từ đầu tư vốn;
3.4. TN từ chuyển nhượng vốn;
3.5. TN từ chuyển nhượng BĐS;
3.6. TN từ trúng thưởng;
3.7. TN từ bản quyền;
3.8. TN từ chuyển nhượng quyền TM;
3.9. TN từ nhận thừa kế;
3.10. TN từ nhận quà tặng
4. Về TN được miễn thuế, gồm 14 khoản.
4.1. TN từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ.....
4.2. TN từ chuyển nhượng nhà ở, QSDĐ đất ở và TS gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
4.3. TN từ giá trị QSDĐ đất của cá nhân được nhà nước giao đất.
4.4. TN từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi....
4.5. TN của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối...
4.6. TN từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao để sản xuất.
4.7. TN từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
4.8. Thu nhập từ kiều hối.
4.9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của PL.
4.10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
4.11. Thu nhập từ học bổng.
- Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước.
- Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước, NN theo chương trình hỗ trợ khuyến học
4.12. TN từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động...
4.13. TN nhận được từ các quỹ từ thiện
4.14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo
Để giải quyết đối với các khoản thu nhập được miễn thuế thì cần có các thủ tục hành chính:
Nguyên tắc giải quyết thủ tục HC miễn giảm thuế:
- Sử dụng tối đa những giấy tờ sẵn có,
- Sử dụng một trong những loại giấy tờ sẵn có;
Photocopy không bắt buộc công chứng, trường hợp này phải xuất hiện bản chính khi kiểm tra thủ tục.
VD: Hộ khẩu và giấy khai sinh để chứng minh bố mẹ với con cái thì chỉ cần hộ khẩu hoặc chứng minh là đủ.

5. Giảm thuế:
Cho các đối tượng nộp thuế gặp khó do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế được xét giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
6. Hoàn thuế:
6.1. Các trường hợp được hoàn thuế.
Số tiền thuế đã nộp >số thuế phải nộp
CN đã nộp thuế TNCN nhưng có TNTT chưa đến mức phải nộp thuế.
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hoàn thuế chỉ áp dụng Đ/V những cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế.
6.2. Hồ sơ hoàn thuế;
6.3. Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế
6.4. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế;
6.5. thủ tục hoàn thuế: Tại kho bạc cung cấp
7. Căn Cứ TT đối với cá nhân cư trú:
Là TNTT và thuế suất.
7.1. Đối với SXKD, Tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế là: TNTT và thuế suất;
TN tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
a. TN tính thuế:
a1. Đối với TNCT từ SXKD : được xác định = DT trừ (-) các khoản CP hợp lý;
-
a2. Đối với tiền lương, tiền công: được xác định = bằng tổng số TN là tiền công, tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công trừ (-) một số khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định pháp luật.
b. Các khoản giảm trừ:
b1. Giảm trừ gia cảnh :
b1.1. KN: là số tiền được trừ vào TNCT trước khi tính thuế đối với TN từ kinh doanh, TN từ tiền công, tiền lương;
b1.2. Mức giảm trừ gia cảnh, có 2 phần:
- Phần giảm trừ cho ĐTNT là:
4 triệu đồng/tháng
- Phần giảm trừ cho người phụ thuộc mà NNT phải có TN nuôi dưỡng là:
1,6 triệu đồng/tháng/người.
b1.3. Nguyên tắc tính giảm trừ người PT
- Chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp Mã số thuế
Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế
Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì lựa chọn đối tượng nộp thuế nào khai để được giảm trừ do các đối tượng nộp thuế tự thoả thuận.
Trường hợp không thoả thuận được thì không được tính giảm trừ.
Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này.
b1.4. Người phụ thuộc, gồm các Đ.tượng sau:
b.1.4.a. Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú. Cụ thể như sau:
+ Con dưới 18 tuổi. Con dưới 18 tuổi được tính đủ theo tháng.
+ Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.
+ Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá
b.1.4b. Vợ hoặc chồng của ĐTNT
b.1.4c. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng)
b.1.4d. Các cá nhân khác của đối tượng nộp thuế; Bao gồm:
Anh ruột, chị ruột, em ruột
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột ,dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột
Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

các trường hơp nêu tại các điểm b.1.4b, b.1.4c, b.1.4d là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức qui định tại điểm 3.1.5 dưới đây mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng
b2. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, gồm:
- Các C.sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh KK, người tàn tật được thành lập, hoạt đông theo NĐ 25 ngày 31/5/2001;
Quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học T. lập hoạt động theo NĐ 148 ngày 25/9/2007;
Các khoản đóng góp này phải có CTừ;
Các khoản đóng góp này phát sinh năm nào được giảm trừ vào năm đó. Số không giảm trừ hết, không được chuyển sang năm sau
b3. Các khoản đóng BH bắt buộc theo quy định của pháp luật, gồm: BHXH, BHYT, BH trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc;
c. Thuế suất: theo biểu thuế luỹ tiến từng phần, áp dụng cho cả người Việt Nam và người nước ngoài.
7.2. Căn cứ tính thuế đối với các khoản TN từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng BĐS, từ trúng thưởng, từ bản quyền, chuyển nhượng quyền TM, từ thừa kế, quà tặng là TNCT và thuế suất.
TNCT là số thu nhập thu được theo từng loại.
- Thuế suất luỹ tiến toàn phần

a. Thu nhập chịu thuế:
- TNCT từ đầu tư vốn là tổng TN từ đầu tư vốn dưới các hình thức;
- TNCT từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán xác định bằng giá bán trừ (-) giá mua và các khoản chi phí liên quan;
TNCT từ chuyển nhượng BĐS xác định bằng giá chuyển nhượng (theo từng lần) trừ (-) giá mua bất động sản và các chi phí liên quan.
Chú ý: Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan thì thu nhập chịu thuế được xác định là chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, giá bán BĐS
- TNCT từ trúng thưởng là phần giá trị thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần.
TNCT từ bản quyền là phần TN vượt trên 10 triệu đồng khi chuyển giao, chuyển quyền.
- TNCT từ chuyển nhượng quyền thương mại là phần TN vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- TNCT từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản được thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh.
b. Thuế suất
8. Căn cứ tính thuế đôí với cá nhân không cư trú:
là TNCT và thuế suất
- TNCT: là toàn bộ DT(Đối với KD) hoặc thu nhập phát sinh tại Việt nam ( Không được trừ chi phí) và tính theo từng lần phát sinh thu nhập đồng thời không thực hiện quyết toán.
- Thuế suất của từng loại TN như sau:
+ TN từ kinh doanh là 1, 2, 5 % tuỳ theo ngành;
+ TN từ tiền lương, tiền công là: 20%.
+ TN từ đầu tư vốn là: 5%
+ TN từ chuyển nhượng vốn là: 0,1%
+ TN từ chuyển nhượng BĐS là: 2%
+ TN từ chuyển nhượng tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại là: 5%
+ Các loại thu nhập khác (quà tặng, trúng thưởng, thừa kế thuộc diện chịu thuế) là: 10%.
9. Quản lý thuế TNCN:
- Đối với cá nhân cư trú:
+ Tổ chức cá nhân chi trả có trách nhiệm kê khai khấu trừ thuế TNCN nộp vào NSNN và quyết toán thuế TNCN theo quy định của Luật QLT
+ Các cá nhân phải kê khai, nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế TNCN theo quy định của Luật QLT
- Đ/v cá nhân không cư trú:
+ TN từ KD và TN từ chuyển quyền SDĐ là do cá nhân tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, kiểm soát.
+ Các khoản thu nhập khác áp dụng phương pháp thu thuế khấu trừ tại nguồn,
PHẦN III:
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Đẩy mạnh công tác công tác tuyên truyền Luật thuế TNCN theo chỉ thị 04 ngày 10/5/2006 của tỉnh uỷ, kế hoạch số 01 của liên ngành.
Chính phủ ban hành chỉ thị số 22/2008/CT-TTg ngày 15/7/2008 về việc triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN;
- UBND tỉnh ban hành QĐ số 2495/QĐ-UBND ngày 09/9/2008 v/v thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Luật thuế TNCN.
- Rà soát cấp MST cho các cá nhân, các cơ qua chi trả.
- Tập huấn cho cơ quan, cán bộ UNT về cách tính thuế

Xin cảm ơn,
Chúc thành công!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Công
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)