Luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Chia sẻ bởi Trần Cảnh Huy | Ngày 26/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Luật pháp quốc tế và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Hội nghị Luật biển lần thứ III của Liên hiệp quốc (LHQ) kéo dài 9 năm (1973-1982) đã soạn thảo một công ước quốc tế về Luật biển đồ sộ, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của Biển và Đại dương, quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của mọi loại quốc gia (có biển cũng như không có biển, có trình độ phát triển khác nhau), đối với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế.

Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) được đánh giá là Luật biển hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay và là văn kiện pháp lý quốc tế hậu chiến quan trọng nhất sau hiến chương LHQ.
Hiện nay, các nước đều căn cứ và UNCLOS để giải quyết bất đồng và tranh chấp về các vùng biển quốc gia cũng như về khai thác đáy Đại dương – “Di sản chung của thế giới” (Điều 136).
Về các vùng biển quốc gia
Theo UNCLOS các nước ven biển có quyền quy định:
Đường cơ sở là những đoạn đường thẳng nối liền các “ngấn nước thấp nhất, nhô ra xa nhất” dọc theo bờ biển (Điều 7).
Lãnh hải không quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Nước ven biển có chủ quyền quốc gia “được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này” (Điều 2).
Như vậy là chấm dứt tình trạng các nước nhỏ và yếu bị ép buộc quy định lãnh hải của mình không quá 3 hải lý.
Vùng tiếp giáp “không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở” Nước ven biền có quyền kiểm soát hải quan, y tế, nhập cư, trừng trị tội phạm (Điều 33).
Vùng đặc quyền kinh tế “không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở”. Nước ven biển có quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên và sinh vật của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bảo vệ môi trường (Điều 56). Các nước khác được 4 quyền: tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (Điều 58).
Thềm lục địa “bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa”, chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trường hợp bờ ngoài của thềm lục địa ra quá xa thì có thể mở rộng thềm lục địa đến 350 hải lý hoặc đến chỗ nước sâu 2.500 mét với điều kiện tuân thủ một số quy định có liên quan. Nước ven biển có quyền chủ quyền về mặt thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên (Điều 77), các nước khác có quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm (Điều 79).
Nước ven biển có đặt quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất cứ vì mục đích gì (Điều 81).
Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc. Những đảo nào có “con người đến ở” hoặc thích hợp cho một “đời sống kinh tế riêng” thì có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 121).


 Bản đồ SEQ : các vạch đỏ là ranh giới lưỡi bò Trung Quốc đòi hỏi. Các đường xanh là một cách chia các vùng đặc quyền kinh tế dựa trên  Công ước LHQ về luật biển năm 1982 (UNCLOS) nhưng không chia các đảo đang bị tranh chấp.  Các vòng tròn xanh lá cây là lãnh hải 12 hải lý của các đảo này.

  Giải quyết hòa bình những vùng chống lấn
Biển Đông có chiều rộng không quá 400 hải lý. Vì vậy, khi các nước xung quanh qui định các vùng biển quốc gia, nhất là vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa, khó tránh khỏi việc tạo thành những “vùng chồng lấn” và tranh chấp với nhau.
Điều 279 của Công ước quy định các quốc gia thành viên có “nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình” theo đúng Điều 2 khoản 3 của Hiến chương LHQ, theo đó “Tất cả các thành viên LHQ phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và tìm ra những phương pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài…”
Sự phân chia các vùng chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thường được thực hiện theo “đường trung tuyến”, “nguyên tắc công bằng” hay “hoàn cảnh đặc biệt” mà các bên đều có thể chấp nhận.
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký và phê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Cảnh Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)