Luật chính tả L1.CGD
Chia sẻ bởi Phan Công Huỳnh |
Ngày 06/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Luật chính tả L1.CGD thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
MẪU 6. Luật chính tả
Bước 1. Giới thiệu chung
1. Vai trò của Luật chính tả trong TV1.CGD:
- Cùng với cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt, LCT là một thành phần không thể tách rời của TV1.CGD.
Nhằm giải quyết mối quan hệ Âm – Chữ để đạt được mục tiêu : đọc thông; viết thạo (không viết sai chính tả); không tái mù.
Bước 1. Giới thiệu chung
4. Quy trình tổ chức dạy học các bài Luật chính tả của TV1.CGD
Thống nhất quy trình 4 việc
Việc 1. Chiếm lĩnh ngữ âm
Việc 2. Viết (học viết chữ ghi âm)
Việc 3. Đọc (đọc bảng, đọc sách)
Việc 4. Viết chính tả (tổng kiểm tra)
Bước 1. Giới thiệu chung
2. Nội dung Luật chính tả trong TV1.CGD:
- Luật chính tả viết hoa.
- Luật chính tả e, ê, i.
- Luật chính tả âm đệm.
- Luật chính tả nguyên âm đôi.
Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài.
Luật chính tả ghi dấu thanh.
Luật chính tả theo nghĩa.
- Một số trường hợp đặc biệt.
Bước 1. Giới thiệu chung
3. Cách dạy Luật chính tả của TV1.CGD
- Gặp đâu dạy đó.
- Dạy đâu chắc đó.
- Dạy LCT đi liền với dạy cấu trúc ngữ âm của Tiếng.
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN
1. Tiết dạy minh hoạ nhằm cung cấp cho HS luật chính tả gì? Luật chính tả ấy còn được áp dụng cho âm nào?
2. Bạn có biết trong chương trình TV1.CGD, đứng trước âm /e/, /ê/ còn có luật chính tả nào nữa không? Nếu có, bạn vui lòng nêu rõ LCT và cho biết LCT ấy xuất hiện khi nào?
3. Nêu cách dạy LCT của chương trình TV 1.CGD.
4. Kể tên một số Luật chính tả mà bạn biết trongchương trình TV1.CGD. Nêu nội dung 2 trong các luật chính tả đó. (Không nêu luật chính tả e, ê, i)
Bước 2. TIẾT HỌC MINH HOẠ
Luật chính tả e, ê
Bài 2: Âm
- Tuần 4: Tiết 1, 2
- SGK trang 28-29
- Sách Thiết kế trang 168
- Vở Em tập viết trang 24
Luật chính tả e, ê
Quy trình tiết học
Mở đầu
Vẽ mô hình phân tích tiếng ba
2. Viết chính tả các tiếng: be, che, de, đe
Luật chính tả e, ê
Quy trình tiết học
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
1a. Phân tích ngữ âm tiếng ke
1b. Vẽ mô hình
T chú ý đưa LCT: Âm /cờ/ đứng trước âm /e/ phải ghi bằng con chữ k.
Việc 2: Viết chữ k
2a. Giới thiệu chữ k in thường
2b. Hướng dẫn viết chữ k viết thường
2c.Viết tiếng có phụ âm
T chú ý bổ sung LCT: Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/ phải ghi bằng con chữ k.
2d. Hướng dẫn viết vở “Em tập viết CGD - lớp 1, tập 1”
Việc 3: Đọc
3a. Đọc chữ trên bảng lớp
3b. Đọc sách giáo khoa
T chú ý kiểm tra LCT: âm /cờ/ đứng trước âm /e/ và /ê/ phải ghi bằng con chữ k.
Việc 4: Viết chính tả
4a. Viết bảng con
T chú ý kiểm tra LCT: âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/ phải ghi bằng con chữ k.
4b. Viết vở chính tả
bé kể cà kê
Bước 3. THẢO LUẬN
1,Tiết học này nhằm cung cấp cho HS luật chính tả ghi âm /cờ/ trước âm /e/, /ê/.
2.Trong chương trình Tiếng Việt 1 CGD, đứng trước âm /e/, /ê/ còn có luật chính tả ghi âm /g/, /ng/. Hai LCT này xuất hiện khi H học âm /g/, /ng/.
3. Cách dạy LCT của chương trình TV1.CGD: gặp tình huống chính tả ở đâu, giải quyết triệt để bằng luật ở đấy.
4. Một số Luật chính tả trong chương trình TV1.CGD:
4.1. Luật viết hoa
a. Tiếng đầu câu: Tiếng đầu câu phải viết hoa.
b. Tên riêng
b1. Tên riêng Tiếng Việt:
- Viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Việt Nam, Tháp Mười.
- Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa tiếng đó. Ví dụ: sông Hương, núi Ngự.
b2. Tên riêng tiếng nước ngoài
Chỉ viết hoa chữ cái đầu mỗi mỗi thành phần. Giữa các tiếng trong mỗi từ phải có gạch nối. Ví dụ: Cam-pu-chia
c. Viết hoa để tỏ sự tôn trọng.
4.2. Luật ghi (phiên âm) tiếng nước ngoài
- Nghe thế nào viết thế ấy (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối.
Ví dụ: pa-nô, pi-a-nô.
4.3 Ghi dấu thanh
- Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá, loá, quỳnh, bào, mùi…
Tiếng có nguyên âm đôi:
+ Không có âm cuối: mía
+ có âm cuối: buồn
4.4 . Ghi một số âm đầu
b1. Luật e, ê, i (k, gh, ngh)
b2. Luật ghi âm cờ trước âm đệm (qua)
b3. Luật ghi chữ "gì“: Ở đây có hai chữ i đi liền nhau. Khi viết phải bỏ i của chữ gi, thanh gì.
4.5. Ghi một số âm chính
Quy tắc chính tả khi viết âm i:
- Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài)
+ Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)
+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)
- Tiếng có âm đầu và âm i thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ.
- Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): Huy
4.5. Ghi một số âm chính
Cách ghi nguyên âm đôi.
ia:
+ không có âm cuối: mía
+ có âm cuối: biển
+ có âm đệm, không có âm cuối: khuya
+ có âm đệm, có âm cuối hoặc không có âm đầu: tuyên, yến, …
ua: múa, muốn
ưa: mưa, mượn
4.6. Luật chính tả theo nghĩa
Ở các vùng miền trên đất nước ta, có khác biệt ít nhiều về âm khi nói thì phải dùng chữ để ghi đúng nghĩa muốn nói
- Âm đầu:
+ tr/ch: tre/che + gi/d/r: gia/da/ra
+ s/x: su/ xu + l/n: lo/no
+ d/v: dô/vô
- Âm cuối:
+ n/ng: tan/ tang + t/c: mắt/mắc
Dấu thanh:
+ hỏi/ngã: nghỉ/nghĩ
Bước 4: Thực hành
Bước 5. TỔNG KẾT
- Dạy đúng theo quy trình việc làm và thao tác của thiết kế.
- GV cần chủ động dạy HS cách học luật chính tả.
(Theo Luật chính tả…”
Gặp tình huống chính tả ở đâu GV cần giúp HS xử lí triệt để ở đấy để làm rõ mối quan hệ âm và chữ.
Lưu ý HS một số trường hợp đặc biệt.
Liên tục nhắc lại Luật chính tả cho HS khi đọc và viết chứa luật.
Bước 1. Giới thiệu chung
1. Vai trò của Luật chính tả trong TV1.CGD:
- Cùng với cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt, LCT là một thành phần không thể tách rời của TV1.CGD.
Nhằm giải quyết mối quan hệ Âm – Chữ để đạt được mục tiêu : đọc thông; viết thạo (không viết sai chính tả); không tái mù.
Bước 1. Giới thiệu chung
4. Quy trình tổ chức dạy học các bài Luật chính tả của TV1.CGD
Thống nhất quy trình 4 việc
Việc 1. Chiếm lĩnh ngữ âm
Việc 2. Viết (học viết chữ ghi âm)
Việc 3. Đọc (đọc bảng, đọc sách)
Việc 4. Viết chính tả (tổng kiểm tra)
Bước 1. Giới thiệu chung
2. Nội dung Luật chính tả trong TV1.CGD:
- Luật chính tả viết hoa.
- Luật chính tả e, ê, i.
- Luật chính tả âm đệm.
- Luật chính tả nguyên âm đôi.
Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài.
Luật chính tả ghi dấu thanh.
Luật chính tả theo nghĩa.
- Một số trường hợp đặc biệt.
Bước 1. Giới thiệu chung
3. Cách dạy Luật chính tả của TV1.CGD
- Gặp đâu dạy đó.
- Dạy đâu chắc đó.
- Dạy LCT đi liền với dạy cấu trúc ngữ âm của Tiếng.
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN
1. Tiết dạy minh hoạ nhằm cung cấp cho HS luật chính tả gì? Luật chính tả ấy còn được áp dụng cho âm nào?
2. Bạn có biết trong chương trình TV1.CGD, đứng trước âm /e/, /ê/ còn có luật chính tả nào nữa không? Nếu có, bạn vui lòng nêu rõ LCT và cho biết LCT ấy xuất hiện khi nào?
3. Nêu cách dạy LCT của chương trình TV 1.CGD.
4. Kể tên một số Luật chính tả mà bạn biết trongchương trình TV1.CGD. Nêu nội dung 2 trong các luật chính tả đó. (Không nêu luật chính tả e, ê, i)
Bước 2. TIẾT HỌC MINH HOẠ
Luật chính tả e, ê
Bài 2: Âm
- Tuần 4: Tiết 1, 2
- SGK trang 28-29
- Sách Thiết kế trang 168
- Vở Em tập viết trang 24
Luật chính tả e, ê
Quy trình tiết học
Mở đầu
Vẽ mô hình phân tích tiếng ba
2. Viết chính tả các tiếng: be, che, de, đe
Luật chính tả e, ê
Quy trình tiết học
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
1a. Phân tích ngữ âm tiếng ke
1b. Vẽ mô hình
T chú ý đưa LCT: Âm /cờ/ đứng trước âm /e/ phải ghi bằng con chữ k.
Việc 2: Viết chữ k
2a. Giới thiệu chữ k in thường
2b. Hướng dẫn viết chữ k viết thường
2c.Viết tiếng có phụ âm
T chú ý bổ sung LCT: Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/ phải ghi bằng con chữ k.
2d. Hướng dẫn viết vở “Em tập viết CGD - lớp 1, tập 1”
Việc 3: Đọc
3a. Đọc chữ trên bảng lớp
3b. Đọc sách giáo khoa
T chú ý kiểm tra LCT: âm /cờ/ đứng trước âm /e/ và /ê/ phải ghi bằng con chữ k.
Việc 4: Viết chính tả
4a. Viết bảng con
T chú ý kiểm tra LCT: âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/ phải ghi bằng con chữ k.
4b. Viết vở chính tả
bé kể cà kê
Bước 3. THẢO LUẬN
1,Tiết học này nhằm cung cấp cho HS luật chính tả ghi âm /cờ/ trước âm /e/, /ê/.
2.Trong chương trình Tiếng Việt 1 CGD, đứng trước âm /e/, /ê/ còn có luật chính tả ghi âm /g/, /ng/. Hai LCT này xuất hiện khi H học âm /g/, /ng/.
3. Cách dạy LCT của chương trình TV1.CGD: gặp tình huống chính tả ở đâu, giải quyết triệt để bằng luật ở đấy.
4. Một số Luật chính tả trong chương trình TV1.CGD:
4.1. Luật viết hoa
a. Tiếng đầu câu: Tiếng đầu câu phải viết hoa.
b. Tên riêng
b1. Tên riêng Tiếng Việt:
- Viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiếng không có gạch nối. Ví dụ: Việt Nam, Tháp Mười.
- Tên riêng chỉ có một tiếng thì viết hoa tiếng đó. Ví dụ: sông Hương, núi Ngự.
b2. Tên riêng tiếng nước ngoài
Chỉ viết hoa chữ cái đầu mỗi mỗi thành phần. Giữa các tiếng trong mỗi từ phải có gạch nối. Ví dụ: Cam-pu-chia
c. Viết hoa để tỏ sự tôn trọng.
4.2. Luật ghi (phiên âm) tiếng nước ngoài
- Nghe thế nào viết thế ấy (như Tiếng Việt). Giữa các tiếng (trong một từ) phải có gạch nối.
Ví dụ: pa-nô, pi-a-nô.
4.3 Ghi dấu thanh
- Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá, loá, quỳnh, bào, mùi…
Tiếng có nguyên âm đôi:
+ Không có âm cuối: mía
+ có âm cuối: buồn
4.4 . Ghi một số âm đầu
b1. Luật e, ê, i (k, gh, ngh)
b2. Luật ghi âm cờ trước âm đệm (qua)
b3. Luật ghi chữ "gì“: Ở đây có hai chữ i đi liền nhau. Khi viết phải bỏ i của chữ gi, thanh gì.
4.5. Ghi một số âm chính
Quy tắc chính tả khi viết âm i:
- Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài)
+ Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm)
+ Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá)
- Tiếng có âm đầu và âm i thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i: thi sĩ.
- Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): Huy
4.5. Ghi một số âm chính
Cách ghi nguyên âm đôi.
ia:
+ không có âm cuối: mía
+ có âm cuối: biển
+ có âm đệm, không có âm cuối: khuya
+ có âm đệm, có âm cuối hoặc không có âm đầu: tuyên, yến, …
ua: múa, muốn
ưa: mưa, mượn
4.6. Luật chính tả theo nghĩa
Ở các vùng miền trên đất nước ta, có khác biệt ít nhiều về âm khi nói thì phải dùng chữ để ghi đúng nghĩa muốn nói
- Âm đầu:
+ tr/ch: tre/che + gi/d/r: gia/da/ra
+ s/x: su/ xu + l/n: lo/no
+ d/v: dô/vô
- Âm cuối:
+ n/ng: tan/ tang + t/c: mắt/mắc
Dấu thanh:
+ hỏi/ngã: nghỉ/nghĩ
Bước 4: Thực hành
Bước 5. TỔNG KẾT
- Dạy đúng theo quy trình việc làm và thao tác của thiết kế.
- GV cần chủ động dạy HS cách học luật chính tả.
(Theo Luật chính tả…”
Gặp tình huống chính tả ở đâu GV cần giúp HS xử lí triệt để ở đấy để làm rõ mối quan hệ âm và chữ.
Lưu ý HS một số trường hợp đặc biệt.
Liên tục nhắc lại Luật chính tả cho HS khi đọc và viết chứa luật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Công Huỳnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)