Luật bình đẳng gới

Chia sẻ bởi Lê Thị Thìn | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: luật bình đẳng gới thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

1






Các qui định về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn năm 2012

Nguyễn Thị Loan
Trưởng BNCLiên đoàn Lao dộng tỉnh
Tháng 10/2014
2
Nội dung cơ bản
1. Một số kiến thức cơ bản về giới, bình đẳng giới; lồng ghép giới
2. Các quy định về BĐG trong Luật Công đoàn và trong Bộ luật Lao động năm 2012;
3
Tình hình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam
4
Ba:̀ Tòng Thị Phóng-UVBCT,PCTQH
-Bà; Nguyễn Thị Kim Ngân –PCTQH tiếp đại sứ các tiểu vương A rập thống nhất
5
-Bà: Nguyễn Thị Kim Ngân- BTTW Đảng, PCT Quốc hội
- Bà Nguyễn Thị Kim Tiến –Bộ trưởng y tê
- Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng L ĐTBXH
6
Nữ phicông trẻ nhất VN: Nguyễn Kim Châu, 25 tuổi
VN Airlines có 1.000 phi công, trong đó có 13 nữ.
Những nữ học viên phi công đầu tiên của Việt Nam
7
Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên- CT HĐQT Vinamilk, Tạ Bích Loan biên tập viên nổi tiếng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
8
9
Nạo hút thai ngoài ý muốn l?a ch?n gi?i tớnh
10
Việt Nam luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
11
Luật Bình đẳng giới
Luật Phòng chống Bạo lực gia đình
Chiến lược Quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020
Nghị quyết số 11 ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật LĐ; Luật CĐ và rất nhiều Nghị định, QĐ, Thông tư…
MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ BĐG
12
Một số kiến thức cơ bản
Giới?
Bình đẳng giới?
Lồng ghép giới?


Phần I
13
Giới là mối quan hệ & tương quan giữa địa vị XH của PN & nam giới trong một bối cảnh cụ thể.
Nói đến giới là nói đến các điều kiện & yếu tố XH quy định vị trí & chức năng của mỗi giới trong một môi trường cụ thể… Quan hệ giới không hoàn toàn giống nhau & không phải là bất biến. Nó thay đổi khi các điều kiện quy định nó thay đổi.

Khái niệm “GIỚI” (Gender)

14
Giới tính là chỉ sự khác biệt giữa PN & nam giới xét về mặt y-sinh học. Sự khác biệt này có liên quan đến quá trình tái sản xuất nòi giống. Nói đến giới tính là nói đến tính ổn định trong tương quan giữa 2 giới xét về chức năng sinh sản. Là chức năng bất biến đối với PN & nam giới. Nó làm cho PN & nam giới khắp nơi đều giống nhau
Khái niệm “GIỚI TÍNH” (Sex)
15
16
- Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về khả năng, loại hoạt động mà PN, NG có thể làm và thường được cho là có thể làm tốt hơn phái kia.
VD: PN làm việc nhà tốt hơn NG; NG làm QL tốt hơn PN;
- PN thích hợp với việc chăm sóc gia đình hơn NG;
NG có thể vào quán bia, ăn nhậu vào buổi tối, nhưng PN thì phải ở nhà…
Định kiến giới có thể được thay đổi, nhưng rất chậm.
Tại sao vậy?
KN “ĐỊNH KIẾN GIỚI”

17
xã hội hoá
Cha mẹ
Bạn bè
Truyện
Sách báo, phim ảnh
Gia đình
Trường lớp
Tuyên truyền
Các tổ chức
Truy?n th?ng, phong t?c
Quá trình xã hội hoá
18
- BĐG là tình hình lí tưởng trong đó PN và NG được hưởng vị trí như nhau, có các cơ hội bình đẳng như nhau để phát huy đầy đủ tiềm năng trong công việc,được hưởng lợi từ các kết quả đó.
BĐG ko đơn thuần chỉ là PN sẽ có nhiều vai trò giống NG, mà NG cũng sẽ có nhiều vai trò giống PN.
VD:NG cũng rửa bát, giặt quần áo. Nuôi con, PN cũng có thể sửa điện
Khái niệm “BÌNH ĐẲNG GIỚI”
19
Những hình ảnh góp phần bình đẳng giới
20
Nam giới tham gia nội trợ
21
Công việc may mặc không chỉ dành riêng cho nữ giới
22
Lồng ghép giới?
23
- Lồng ghép giới là quá trình đánh giá những ảnh hưởng đối với nam và nữ của một hành động được lập kế hoạch trước như luật pháp, các chính sách hoặc chương trình trong bất kỳ lĩnh vực nào và ở mọi cấp độ.
1.KN “LỒNG GHÉP GIỚI”
24
Lồng ghép giới
là một chiến lược nhằm đưa những mối quan tâm và kinh nghiệm của phụ nữ và cả nam giới vào quá trình thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách, chương trình như một phần không thể thiếu của các chính sách, chương trình đó để phụ nữ và nam giới cùng được thụ hưởng một cách bình đẳng và để tình trạng bất bình đẳng không còn bị kéo dài dai dẳng.
Mục đích cuối cùng của lồng ghép giới chính là bình đẳng giới
25
-Là phương pháp tiếp cận, là biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trên diện rộng và bền vững trong xã hội
- Đưa những ưu tiên, nhu cầu của nam giới và nữ giới vào các chính sách, chương trình, cơ chế, ngân sách…
Lồng ghép giới
26
Việc thực hiện lồng ghép giới nhằm làm thay đổi tư duy, mối quan hệ và cách thức làm việc… của mọi người trở nên có trách nhiệm; nhằm làm cho những đặc điểm phức tạp, đa dạng và khác biệt trong cuộc sống của nam giới và phụ nữ, các vai trò, các nhu cầu và thứ tự ưu tiên của họ được coi trọng như nhau, được xem xét và giải quyết ngay từ đầu, ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực trong mọi giai đoạn của quá trình hoạch định, phân bổ, nguồn lực, thực hiện, giám sát và đánh giá thực hiện các chế độ, chính sách,
27
Tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhà lãnh đạo, quản lý, cán bộ các ngành các cấp
Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội phụ nữ
Ban nữ công tham mưu và hỗ trợ
Cơ quan Bình đẳng giới, CB BĐG
2. Ai chịu trách nhiệm LGG
28
Phân tích giới (số liệu tách biệt giới, nhu cầu , khó khăn, lợi ích thực tế, lợi ích chiến lược, cơ hội cho nam, nữ….)
Lập kế hoạch giới (biện pháp chuyên biệt, hoạt động dành riêng cho nữ, cho nam, ngân sách giới…)
Giám sát- đánh giá LGG
3.Tiến trình chung LGG
29
LGG trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
LGG trong thiết kế, thực thi các chương trình dự án
LGG trong hoạt động của các cơ quan tổ chức
LGG trong các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội nghị
LGG trong các hoạt động truyền thông
LGG trong các hoạt động nghiên cứu khoa học
4. Phạm vi chủ yếu LGG
30
Các quy định về bình đẳng giới trong Bộ luật lao động và Luật công đoàn
Phần II
31
Trên sở các Công ước quốc tế VN đã phê chuẩn, Hiến pháp, Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động 2012 đã thể hiện khá rõ nét về sự lồng ghép giới, bình đẳng giới trong các văn bản luật. Trong hai Luật này các từ được dùng thống nhất là “người lao động” hoặc “đoàn viên” để chỉ người lao động làm công hưởng lương trong các DN nhà nước, các DN tư nhân hay trong các cơ sở sản xuất có một phần hoặc 100% vốn nước ngoài, không phân biệt người đó là nam hay nữ.
32
Trong Luật CĐ và trong Bộ luật LĐ năm 2012 còn có các điều, khoản cụ thể (gọi chung là các quy định cụ thể) dành riêng cho đoàn viên nữ, cho LĐ nữ. Cán bộ CĐ, đặc biệt là cán bộ nữ công cần nắm vững các quy định và có biện pháp triển khai thực hiện trong hoạt động CĐ nhằm bảo đảm tối đa lợi ích của đoàn viên, lao động nữ theo hướng bình đẳng giới.
33
I- Các qui định về BĐG trong Bộ luật Lao động năm 2012
Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Điểm khác biệt sửa BLLĐ lần này có tới 191 điều thay đổi so với trước, gần như thay thế toàn bộ BLLĐ 1994.
34
Các qui định
Khoản 7 Điều 4: Đảm bảo nguyên tắc BĐG, qui định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ LĐN.
Tại khoản 1 Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm: Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV hoặc gì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
35
3. Khoản 1 Điều 10: Quyền làm việc của NLĐ
Được làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm (Điều 5 Luật Việc làm có qui định chống phân biệt đối xử trong tuyển dụng, phân công việc về giới...
4. Khoản 2 Điều 12:.. NN có chính sách hỗ trợ NSDLĐ sử dụng nhiều lao động nữ.
5. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ có đối tượng là LĐN mang thai theo qui định Điều 156 BLLĐ
6. Điều 152 về khám sức khỏe cho NLĐ, định kỳ hàng năm phải khám chuyên khoa phụ sản cho LĐN.
36
7. Khoản 3 Điều 90: Tiền lương
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
8. Điều 187: Qui định về tuổi nghỉ hưu: Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
9. Chương X: Những qui định riêng đối với lao động nữ
10. Các qui định khác
37
Điều 153. Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
6. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ.
Chương X: Những qui định riêng đối với lao động nữ
38
Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.
39
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
40
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
41
Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
42
Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản
Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
43
Điều 159. Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai
Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
44
Điều 160. Công việc không được sử dụng lao động nữ
1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.
3. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
TT 26/2013 (77 vc LĐN có thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi).
45
Tóm lại:
Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn không phân biệt đối xử về giới trong quan hệ lao động ở VN dựa trên BLLĐ
Về tuyển dụng: Bảo đảm trong tuyển dụng LĐ cả về qui định pháp luật và thực tiễn tuyển dụng của chủ SDLĐ.
Về sử dụng LĐ: BĐ về đk làm việc, cơ hội thăng tiến, trả lương, trả thưởng, tham gia các hoạt động xã hội của cả nam và nữ.
Về bảo đảm việc làm: BĐ khi thôi việc, tiếp cận các gói trợ giúp khi có rủi ro về kinh tế.
46
IV- Các qui định về BĐG trong Luật Công đoàn
Tổng quan về Luật Công đoàn năm 2012
Bố cục: 6 chương, 33 điều
Chương 1: Những qui định chung (9 điều)
Chương 2: Quyền và trách nhiệm của CĐ và đoàn viên công đoàn (10 điều)
Chương 3: Trách nhiệm của NN, cơ quan, tổ chức, DN đối với CĐ (3 điều)
Chương 4: Những bảm đảm hoạt động CĐ
Chương 5: Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về CĐ (2 điều).
Chương 6: Điều khoản thi hành (2 điều)
47
Xác định địa vị pháp lý và chức năng của Công đoàn
(Không có cụm từ phân biệt NLĐ nam hay nữ)
Tiếp tục khẳng định
“Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ, được thành lập trên cơ sở tự nguyện”
Là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;


48
Quyền gia nhập và hoạt động Công đoàn của NLĐ
Điều 5: Đối tượng kết nạp của CĐ không phân biệt giới tính.
Khoản1: Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.



49
Trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức CĐ
Điều 10: Qui định về quyền, nghĩa vụ, TN của CĐ đối với NLĐ, CĐ là tổ chức “Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ”.
Không phân biệt là nam hay nữ, đều được bảo vệ.
50
Quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật và tham dự các phiên họp (ý kiến về BĐG trong xây dựng PL, chính sách và thực thi)
Tiếp tục được qui định trong Luật CĐ 2012 tại Điều 12, 13:
Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn hoặc quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Công đoàn các cấp tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Ủy ban nhân dân cùng cấp; tham dự hội nghị, cuộc họp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng cấp.
51

Quyền và trách nhiệm của CĐ cấp trên trực
tiếp cơ sở đối với NLĐ ở cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS

Qui định Điều 17: “Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu”.
52
Quyền và trách nhiệm của đoàn
viên công đoàn
Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm của đoàn viên CĐ tại Điều 18 và Điều 19 của dự thảo Luật
Quyền của đoàn viên (không phân biệt nam-nữ): Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm; Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo CĐ các cấp; Được CĐ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn...

53
Tài chính công đoàn

Về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn (NĐ 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013)
Công đoàn thực hiện quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam.(khoản 1 Điều 27).
2.Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;



54
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thìn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)