Luận văn thạc sỹ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Thúy | Ngày 02/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: luận văn thạc sỹ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

















BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
MÃ SỐ: (60 420114)
HƯỚNG DẪN KH: TS Nguyễn Văn Đính
ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH
ĐẬU QUẢ PISOMIX Y95 LÊN LÁ ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH LÍ, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LẠC
(Arachis hypogaea L)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

















LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
MÃ SỐ: (60 420114)
ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH
ĐẬU QUẢ PISOMIX Y95 LÊN LÁ ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH LÍ, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT LẠC
(Arachis hypogaea L)
HƯỚNG DẪN KH: TS Nguyễn Văn Đính
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
KẾT LUẬN
Tổng quan tài liệu
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Lý do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu ở nước ta và ở 115 nước trên thế giới với diện tích 25,6 triệu ha. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cho con người, lạc còn dùng làm thức ăn cho gia súc đều rất tốt và rẻ tiền. Trồng lạc có tác dụng cải tạo đất và phù hợp với cơ cấu chuyển đổi kinh tế nông nghiệp hiện nay.





MỞ ĐẦU
Ở thực vật ngoài rễ là cơ quan hút nước và khoáng thì chúng còn có khả năng hấp thụ một số chất từ thân, lá. Chính vì vậy, trong sản xuất con người đã sử dụng một số chế phẩm như phân khoáng, các chất kích thích sinh trưởng phun lên lá nhằm bổ sung, nâng cao một số chất cần thiết cho cây trồng gọi chung là phân bón lá. Hiện nay trên thị trường đã bán rất nhiều các chế phẩm dùng phun lên lá như: Phân bón lá cao cấp Đầu Trâu; chế phẩm Pisomix Y95; chế phẩm kích thích ra lá v.v…






Tuy nhiên đối với cây lạc, chế phẩm Pisomix Y95 có thực sự có hiệu quả hay không còn ít tài liệu bàn đến. Chính vì lí do đó chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích đậu quả Pisomix Y95 đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất lạc” nhằm khẳng định hiệu quả của loại chế phẩm này đối với một số chỉ tiêu sinh lí cũng như năng suất, phẩm chất lạc làm cơ sở khuyến cáo cho người sản xuất.





2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm kích thích đậu quả Pisomix Y95 đang được bán tại các cơ sở dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành đánh giá hiệu lực của chế phẩm Pisomix Y95 đến các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: Chiều cao cây, đường kính thân cây; khả năng phân cành và nhánh/cây.
Chỉ tiêu quang hợp: Hàm lượng diệp lục, chỉ số diện tích lá, cường độ quang hợp (xác định theo phương pháp nửa lá của Shachs, khả năng tích lũy sinh khối của cây); huỳnh quang diệp lục.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng thực vật là giống lạc L14 hiện đang được trồng phổ biến ở khu vực Vĩnh Phúc.
Chế phẩm Pisomix Y95: Là chế phẩm kích thích đậu quả cây trồng thế hệ mới có nguồn gốc từ Asihi Chemical MFG. Co., LTD. Japan.
Các máy móc và hóa chất phục vụ cho nghiên cứu như: máy cất đạm tự động, máy quét lá, máy đo hàm lượng diệp lục tổng số OPITI-SCIENCES model CCM -200 (do Mỹ cung cấp), máy đo huỳnh quang v.v. Hóa chất gồm: H2O2; H2SO4; KMnO4; HCl; axit Ascobic v.v.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của phun Pisomix Y95 lên lá đến các chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất lạc L14 đang được trồng phổ biến ở Vĩnh Phúc.
Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật của khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2, Trung tâm hỗ trợ NCKH & chuyển giao công nghệ tại ngoài đồng ruộng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích đậu quả đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất quả đối với cây lạc.










Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định chế phẩm Pisomix Y95 có phù hợp với cây trồng cụ thể là cây lạc hay không. Nếu thực sự chúng có vai trò làm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất, phẩm chất thì khuyến cáo để người nông dân sử dụng và ngược lại.
NỘI DUNG
Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nguồn gốc của cây lạc.
Giá trị kinh tế và đặc điểm nông sinh học của cây lạc.
Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lạc.
Đặc điểm hình thái của cây lạc.
Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc.
Một số yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng,
phát triển năng suất của cây lạc.
Khí hậu.
Đất đai.
Dinh dưỡng.
Thời vụ gieo trồng.
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam.
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới.
Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam.
Phân bón lá và vai trò của phân bón lá.
Khái quát.
Một số kết quả nghiên cứu về ứng dụng phân bón lá đối với cây trồng.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu thực vật: Giống lạc L14 là giống nhập nội từ Trung Quốc.
Chế phẩm Pisomix Y95: Là chế phẩm kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới có nguồn gốc từ Asihi Chemical MFG. Co., LTD. Japan.
Phương pháp nghiên cứu
Cách bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm ngoài đồng ruộng được bố trí theo nguyên tắc khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc.



.




Kỹ thuật trồng và chăm sóc các công thức thí nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu.
Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến các chỉ tiêu sinh trưởng.
Các chỉ tiêu sinh trưởng được xác định vào các thời điểm định kì sau khi phun lần 1 và lần 2 là 5;10;15;20 ngày.
Chiều cao cây: Chiều cao cây xác định bằng phương pháp đo trực tiếp từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của mỗi giống. Mỗi thức đo 30 cây ngẫu nhiên.
Đường kính thân cây: Đường kính thân được đo bằng thước kỹ thuật ở tại điểm cổ rễ đầu tiên. Mỗi công thức đo 30 cây ngẫu nhiên.
Số cành và nhánh/cây: Số cành và nhánh/cây được xác định bằng cách đếm trực tiếp của 30 cây ngẫu nhiên.

Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến các chỉ tiêu quang hợp
Để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến các chỉ tiêu quang hợp chúng tôi tiến hành xác định vào các thời điểm 5,10,15 và 20 ngày sau khi phun chế phẩm lần 1 và lần 2.
Hàm lượng diệp lục tổng số.
Xác định chỉ số hàm lượng diệp lục tổng số bằng cách đo trên máy SPAD -502, do Nhật Bản sản xuất. Đây là loại máy chuyên dụng cầm tay rất thuận lợi cho nghiên cứu đồng ruộng.
Huỳnh quang của diệp lục:
Huỳnh quang diệp lục được đo trên máy chlorophyll fluorometer OS-30 do hãng ADC-Anh cung cấp.
Khả năng tích lũy sinh khối của thân - lá: Khả năng tích luỹ sinh khối tươi- khô của thân- lá, khối lượng củ/khóm và khối lượng trung bình/củ được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp bằng cân phân tích điện Satorius.
Cường độ quang hợp xác định theo phương pháp nửa lá của Sachs.
Chỉ số diện tích lá.
Diện tích lá được xác định nhờ máy quét lá qua các giai đoạn sinh trưởng, mỗi công thức đo 10 cây ngẫu nhiên.
Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Các yếu tố cấu thành năng suất: số quả/cây; khối lượng quả/cây (g/cây), mỗi công thức xác định ở 30 cây ngẫu nhiên. Năng suất thực thu (kg/360m2) được tính từ năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm, sau đã quy đổi ra kg/360m2.
Hàm lượng vitamin C: Xác định hàm lượng axit ascobic (vitamin C) bằng phương pháp Muri.
Hàm lượng lipit (được mô tả trong tài liệu Thực hành Hóa sinh học của tác giả Phạm Thị Trân Châu và Cs [8].
Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến chất lượng hạt lạc
Hàm lượng đường khử: Định lượng tinh bột, đường khử bằng phương pháp Lane – Eynon.
Hàm lượng protein tổng số: Hàm lượng protein tổng số xác định bằng phương pháp Bradford.
Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Pisomix Y95.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Pisomix Y95 bằng cách tính chi phí đầu vào, đầu ra ở các công thức ĐC và thí nghiệm.
Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm.
Xử lý số liệu thí nghiệm.
Số liệu thí nghiệm được xử lý nhờ
phần mềm thống kê Excel 2007.



Chương3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến chiều cao giống lạc L14 Đơn vị: cm/cây
Hình 3.1 : Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến chiều cao giống lạc L14 (so với đối chứng là 100%)
Hình 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến đường kính thân giống lạc L14 (so với đối chứng là 100%)
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến đường kính thân cây của giống lạc L14
Đơn vị: cm/cây
Hình 3.3: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến số nhánh/cây giống lạc L14
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến số nhánh/cây giống lạc L14
Hình 3.4: Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng diệp lục tổng số của giống lạc L14
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng diệp lục của giống lạc L14
(Đơn vị: mg/cm2)
Hình 3.5: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến huỳnh quang ổn đinh (F0) giống lạc L14 (so với đối chứng là 100%)
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến huỳnh quang ổn đinh (F0) giống lạc L14
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến huỳnh quang cực đại (Fm) giống lạc L14
Hình 3.6: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến huỳnh quang cực đại (F) giống lạc L14
( Đối chứng là 100%)
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến huỳnh quang hữu hiệu (Fvm) giống lạc L14
Hình 3.7: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến huỳnh quang hữu hiệu (Fvm) của giống lạc L14 (Đối chứng là 100%)
Hình 3.8: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến cường độ quang hợp giống lạc L14
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến cường độ quang hợp giống lạc L14
(Đơn vị : g CO2/ dm2 lá / giờ
Hình 3.9.1 : Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến khối lượng tươi – khô của thân giống lạc L14
Hình 3.9.2: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến khối lượng tươi - khô của lá giống lạc L14 
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến tích lũy sinh khối tươi - khô của thân - lá giống lạc L14
(Đơn vị: g/cây)
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến diện tích lá giống lạc L14
Hình 3.10: Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến diện tích lá giống lạc L14 (Đối chứng là 100%)
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14
Hình 3.11: Ảnh hưởng của chế phẩm Pisomix Y95 đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lạc L14
Hình 3.12. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng vitamin C trong hạt giống lạc L14 (Đối chứng là 100%)
Hình 3.13. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng đường khử trong hạt giống lạc L14 (Đối chứng là 100%)
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng vitamin C trong hạt giống lạc L14
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng đường khử trong hạt giống lạc L14
Hình 3.15. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng lipit trong hạt giống lạc L14 (Đối chứng là 100%)
Hình 3.14. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng protein tổng số trong hạt giống lạc L14 (Đối chứng là 100%)
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng protein tổng trong hạt giống lạc L14
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Pisomix Y95 đến hàm lượng lipit trong hạt giống lạc L14
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm Pisomix Y95 phun lên lá giống lạc L14
KHOA SINH – KTNN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích đậu quả Pisomix Y95 đến một số chỉ tiêu sinh lí, năng suất và phẩm chất của giống lạc L14, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Phun chế phẩm kích thích Pisomix Y95 lên lá cho lạc lần 1 hay lần 2 đã có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trưởng chiều cao và khả năng phân nhánh dẫn đến làm tăng diện tích lá so với đối chứng
2. Phun chế phẩm kích thích Pisomix Y95 lên lá đã giúp cây lạc tăng hàm lượng diệp lục tổng số từ 2,4 % đến 13,2% so với đối chứng. Vì vậy cường độ quang hợp và khả năng tích lũy sinh khối của cây tăng. Đây là các chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến năng suất và chất lượng nông sản.




3. Dùng chế phẩm kích thích Pisomix Y95 phun lên lá đã làm tăng tỷ lệ đậu quả từ 14,8% đến 20,0% tăng khả năng tích lũy sinh khối trong quả từ 7,7% đến 9,0% và tăng năng suất thực thu từ 12,7% đến 17,3% so với đối chứng.
4. Dùng chế phẩm Pisomix Y95 phun lên lá đã làm tăng một số chất như hàm lượng vitamin C; đường khử; protein tổng số và lipit trong hạt so với đối chứng.
5. Lợi nhuận kinh tế thu được khi sử dụng chế phẩm Pisomix Y95 phun lên lá cho cây lạc L14 có thể đạt từ 387.000 đồng đến 546.000 đồng trên một sào Bắc Bộ (360m2).











EM Xin trân trọng cám ơn
QúI THầY CÔ!
EM Xin trân trọng cám ơn
QúI THầY CÔ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)