LTVCAU(chuan)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng | Ngày 10/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: LTVCAU(chuan) thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Tuần 1:
Ngày dạy: thứ 3, 18 / 9 / 2009
TIẾT 1 : TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I- MỤC ĐÍCH YÊU CÂU: Giúp HS:
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa,từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.
- Có khả năng dùng từ đồng nghĩa khi nói, viết.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a,b ở bài tập 1 phần nhận xét.
- Giấy khổ to,bút dạ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC

1-Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chương trình phân môn luyện từ và câu lớp 5 và giới thiệu bài-nêu yêu cầu của tiết học.
2-Dạy –học bài mới:
a- Tìm hiểu ví dụ:
Bài tập 1: -
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
-YC HS tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm.
- Gọi HS nêu nghĩa của các từ in đậm.
- kl:Từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp với hướng dẫn:
+ Cùng đọc đọc đoạn văn.
+ Thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn văn.
+ Đọc đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.
+ So sánh ý nghĩa từng câu trong đoạn văn trước và sau khi thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa.
_ Gọi HS phát biểu ý kiến.
- KL: +Đoạn văn a:từ kiến thiết và xây dựng có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau.
+ Đoạn văn b:Các từ vàng xuộm,vàng hoe,vàng lịm không thể thay đổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?:Từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
b)Ghi nhớ:-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Hãy lấy ví dụ về từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
-GV kết luận :Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau.Những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay được cho nhau khi nói và viết mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu mà không thay đổi sắc thái biểu lộ tình cảm.
c)Luyện tập:
Bài tập 1 : -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Gọi HS đọc từ in đậm trong đoạn văn, Gv ghi nhanh
- Yêu cầu HS làm theo cặp.Gọi 1HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Tại sao em xếp các từ:nước nhà, non sông vào một nhóm?
- Từ hoàn cầu,năm châu có nghĩa chung là gì?
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Chia HS thành các nhóm,phát giấy , bút dạ cho các nhóm.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu,yêu cầu các nhóm khác bổ sung,GV ghi nhanh phần bổ sunglên bảng.
- Nhận xét kết luận các từ đúng:+đẹp:xinh, đẹp đẽ,đèm đẹp…
+ To lớn:to,lớn,to đùng,to tướng,vĩ đại,khổng lồ…
+ Học tập:học,học hành,học hỏi…
Bài tập 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu mình đặt,HS khác nhận xét.
- Tuyên dương,cho điểm HS






* Cá nhân và cả lớp
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài ,cả lớp tìm hiểu nghĩa của từ.
- Cá nhân trả lời – Lớp nhận xét bổ sung

- 1 Học sinh đọc thành tiếng.
-Hoạt động nhóm đôi,thựchiện theo hướng dẫn và trao đổi ý kiến.



-2 hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến,cả lớp nhận xét và thống nhất.








_2HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng .cả lớp đọc thầm.
-Từ đồng nghĩa:Tổ quốc-đất nước;thương yêu-yêu thương.
+ Đồng nghĩa hoàn toàn:lợn-heo,má-mẹ.
+Đồng nghĩa không hoàn toàn:đen sì-đen kịt,đỏ tươi-đỏ ối.
- 1 Học sinh đọc xđ yêu cầu đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: 191,74KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)