LT& C : DAI TU LỌP 5- LOI HG
Chia sẻ bởi Co Loi |
Ngày 10/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: LT& C : DAI TU LỌP 5- LOI HG thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Thứ .... ngày..... tháng.... năm 2011
Luyện từ và câu: Đại từ
Họ và tên :……………………………………
* Lý thuyết: là những từ dùng để xưng hô, để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
VD:
a) Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Quý và Nam cho là có lý.
b) Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
c) Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.
d) Lúa gạo hay vàng đều quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.
a) từ tớ, cậu: được dùng để xưng hô.
b) từ nó: dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông cho khỏi lặp lại từ ấy.
c) từ vậy: thay thế cho từ thích;
d) từ thế thay thế cho từ quý.
* Đại từ xưng hô: là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó;…
- Bên cạnh những từ nói trên, Người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, chị, em, cháu, thầy, bạn,…
- Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người đực nhắc đến.
VD:
Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ:
- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Theo Truyện cổ Ê-đê
* Luyện tập:
1. Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng chỉ ai? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.
Tố Hữu
- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
2. Tìm các đại từ được dùng trong bài ca dao sau:
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
- Trong bài ca dao: lời đối đá
Luyện từ và câu: Đại từ
Họ và tên :……………………………………
* Lý thuyết: là những từ dùng để xưng hô, để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
VD:
a) Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Quý và Nam cho là có lý.
b) Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
c) Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.
d) Lúa gạo hay vàng đều quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.
a) từ tớ, cậu: được dùng để xưng hô.
b) từ nó: dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông cho khỏi lặp lại từ ấy.
c) từ vậy: thay thế cho từ thích;
d) từ thế thay thế cho từ quý.
* Đại từ xưng hô: là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó;…
- Bên cạnh những từ nói trên, Người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, chị, em, cháu, thầy, bạn,…
- Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người đực nhắc đến.
VD:
Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ:
- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Theo Truyện cổ Ê-đê
* Luyện tập:
1. Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng chỉ ai? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.
Tố Hữu
- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
2. Tìm các đại từ được dùng trong bài ca dao sau:
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
- Trong bài ca dao: lời đối đá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Co Loi
Dung lượng: 25,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)