LS7 TUẦN 3 TIẾT 5

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: LS7 TUẦN 3 TIẾT 5 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:






I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nét nổi bật tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh.
- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến
2. Thái đô:
- Hiểu được mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc – Việt Nam, từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ hiện nay.
- Hiểu rõ các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc.
3. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tự rút ra kết luận.
- Biết sử dụng các loại bảng biểu thống kê.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, một số tranh ảnh về các công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến.
2. Học sinh:
- Học bài và đọc bài mới theo hướng dẫn tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
7A1………………………………………………; 7A2………………………………………...
2. Kiểm tra 15 phút: (15/)
* Đề bài:
1. Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ? (5điểm)
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở mặt nào ? (5 điểm)
* Đáp án và hướng dẫn chấm:
1. Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần:
- Quan lại và nông dân giàu chiến nhiều ruộng, có quyền lực trở thành địa chủ. (2 điểm)
- Nhiều nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ trở thành tá điền, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là địa tô. (2 điểm)
→ Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành. (1 điểm)
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện:
a. Đối nội: ( 2,5 điểm)
- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện hơn.
- Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để chọn người tài.
- Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân - thực hiện chế độ quân điền
→ Do đó sản xuất phát triển, phồn thịnh.
b. Đối ngoại: ( 2,5 điểm)
- Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên.
- Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.
→ Dưới thời Đường Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
3. Giới thiệu bài: (1/)
Sau thời nhà Đường, các triều đại Tống – Nguyên, Minh – Thanh tiếp tục trị vì nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những nét chính của bốn triều đại này và những thành tựu chính về văn hoá, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc.
4. Bài mới: (24/)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1. Tìm hiểu Trung Quốc thời Tống – Nguyên. (7/)
GV giới thiệu: sau thời Đường, Trung Quốc rơi vào cảnh loạn lạc, nhà Tống lại thống nhất nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước.
? Em hãy nêu những nét chính về kinh tế, chính trị của nhà Tống ?

? Những chích sách trên của nhà Tống có tác
dụng gì ?

GV giới thiệu: Nhà Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt, nhà Nguyên ra đời.
? Hãy nêu những chính sách cơ bản của nhà Nguyên ?
? Những chính sách của nhà Nguyên đã có tác động như thế nào đến xã hội Trung Quốc ?
HS thảo luận nhóm 3’:Vì sao nhà Nguyên lại thi hành chính sách phân biệt, đối xử giữa các dân tộc ?
GV nhấn mạnh: ( Là người ngoại bang đến xâm lược nên nhà Nguyên sợ người Hán sẽ nỗi dậy chống lại…)
Hoạt động 2. Tìm hiểu Trung Quốc thời Minh – Thanh. (7/)
GV: giới thiệu sự ra đời của nhà Minh: Cuối triều Nguyên, mâu thuẫn xã hội gay gắt, đời sống nhân dân cơ cực → Tháng 8 – 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Minh.
* Nhà Minh bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa của Lí Tự Thành. Sau đó một bộ tộc người Mãn ở phía Bắc đánh bạu Lí Tự Thành , lập ra nhà Thanh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)