LS ĐỊA PHƯƠNG: KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Tuấn | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: LS ĐỊA PHƯƠNG: KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 11/04/2013
Ngày dạy: 15/04/2013 (Khối 6)
Tiết 32:
Lịch sử địa phương
CUỘC KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Tình hình đất nước trước khởi nghĩa Bà Triệu và nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa.
- Tiểu sử Triệu Thị Trinh, căn cứ và diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
2. Tư tưởng: Giáo dục lòng kính phục, biết ơn các vị anh hùng đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, lòng căm thù quân xâm lược.
3. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ địa phương, tường thuật sự kiện lịch sử, tư duy phân tích, tổng hợp.
II. CHUẨN BỊ
- Máy chiếu
- Các tư liệu, hình ảnh có liên quan đến khởi nghĩa Bà Triệu.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, tường thuật, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
? Nêu diễn biến, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
2. Giới thiệu bài:
- HS xem một số hình ảnh liên quan đến khởi nghĩa Bà Triệu (Thanh Hóa, quê hương Bà Triệu, căn cứ Núi Nưa, Phú Điền).
- Giới thiệu: Trong một ngàn năm Bắc thuộc, cùng với nhân dân Giao Chỉ và Nhật Nam, người quận Cửu Chân đã không ngừng vùng lên đấu tranh để giành độc lập tự chủ. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG

- HS tự đọc SGK.
? Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tình hình đất nước ta như thế nào?
- Tiếp tục bị nhà Đông Hán đô hộ.
- Chính quyền Đông Hán tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta.
- PTĐT của nhân dân ta tạm lắng, song sau đó lại tiếp tục bùng lên.
- Ở Thanh Hóa có khởi nghĩa Chu Đạt.
- HS xác định vị trí căn cứ khởi nghĩa Chu Đạt - thuộc địa phận 3 huyện: Thường Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh.
? Em biết gì về khởi nghĩa Chu Đạt?
(HS trả lời theo SGK.)
- GV giới thiệu: Đến đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, đất nước Trung Quốc chia thành 3 nước Ngụy, Thục, Ngô. Đất nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Ngô.
? Nêu chính sách cai trị của nhà Ngô đối với nước ta?
- Nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (Âu Lạc cũ); chia Giao Châu thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. 2 - - Nắm quyền từ trung ương đến địa phương, thắt chặt hơn bộ máy cai trị, tìm mọi cách bóc lột, đàn áp nhân dân ta.
+ Đóng thuế (muối và sắt), lao dịch và nộp cống (sản vật quý, sản phẩm thủ công và thợ khéo)
+ Đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán.
? Chính sách đàn áp, bóc lột của nhà Ngô dẫn đến hậu quả gì?
- Phong trào đấu tranh của nhân dân ta bùng lên, điển hình là khởi nghĩa Bà Triệu.

- HS đọc từ “Theo truyền thuyết...tì thiếp người ta”, xem hình ảnh tranh dân gian Bà Triệu
? Nêu những hiểu biết của em về Bà Triệu?
- HS trả lời theo SGK, GV tổ chức nhận xét, kết luận về các phẩm chất của Bà Triệu, nhất là câu nói của bà.

- Cho HS xem bản đồ Thanh Hóa, chỉ vị trí căn cứ núi Nưa (Nông Cống, Triệu Sơn, Như Xuân) và các hình ảnh về ngọn núi này.
? Tại sao anh em Bà Triệu chọn núi Nưa làm căn cứ ?
- Phía Tây: rừng núi trùng điệp hiểm trở
- Phía Đông: có thể liên hệ với đồng bằng Thanh Hóa là nơi sẽ cung cấp lương thực, vũ khí...
- GV giới thiệu: Năm 246, hai anh em Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa. Năm 248: nghĩa quân tiến đánh thành Tư Phố
- HS xác định vị trí thành Tư Phố trên bản đồ (nay thuộc Thiệu Dương, TPTH), chỉ hướng mở rộng vùng hoạt động của nghĩa quân xuống Hậu Lộc.

? Trình bày hiểu biết của em về Căn cứ Phú Điền?
- Là thung lũng nhỏ giữa hai dãy núi đá vôi thấp. Phía Bắc là núi Châu Lộc (ngăn cách Thanh Hóa-Ninh Bình).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)