LQVT: NHỮNG KHÁI NIỆM TƯƠNG PHẢN
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mộng Hiền |
Ngày 05/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: LQVT: NHỮNG KHÁI NIỆM TƯƠNG PHẢN thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH : TRONG RỪNG CÓ CON GÌ?
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC; LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI : NHỮNG KHÁI NIỆM TƯƠNG PHẢN
Thời gian thực hiện : Thứ tư ngày 26 tháng 2 năm 2014
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết các cặp từ có tính chất khác biệt, trái ngược rõ nét thông qua các hình ảnh cụ thể về kích thước, tính chất, trạng thái, hành động của các sự vật hiện tượng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, chú ý, khả năng khái quát hóa cho trẻ
- Phát triển tư duy, óc quan sát, các thuật ngữ toán học cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn thông minh khi tham gia vào các hoạt động
- Cháu biết tập trung chú ý trong giờ học
II.CHUẨN BỊ:
- Một số hình ảnh, sự vật có ý nghĩa trái ngược nhau
- Bài giảng điện tử
* PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan - luyện tập.
III. CÁCH TIẾN HÀNH :
Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ hát bài : Vào rừng xanh
- Các con vừa hát bài hát nói về gì nào? ( Trẻ trả lời)
2. Hoạt động 2:
+ Cô nói : Các con ơi! Cô cháu mình đã đến với khu rừng rồi! Các con quan sát xem trong khu rừng có những con vật gì? ( Con voi, con khỉ)
- Các con thấy con voi như thế nào với con khỉ ( Trẻ trả lời: Con voi to, con khỉ nhỏ)
+ Sự khác biệt của con voi và con khỉ: “Con voi to, con khỉ nhỏ”có nghĩa là chúng có mối quan hệ tương phản về kích thước. Và cặp từ (To, nhỏ) là cặp từ có tính chất tương phản
- Thế các con hiểu như thế nào là sự tương phản ? ( Tương phản là sự khác biệt, trái ngược rõ nét của hai đối tượng về một đặc điểm nào đó) Cô cho trẻ đọc
+ Cô cho trẻ xem một số hình ảnh và từ có mối quan hệ :
- Tương phản về kích thước : Cao- thấp, rộng – hẹp
- Tương phản về tính chất : Ngọt- đắng, mặn- lạc
- Tương phản về hành động: Nhanh- chậm...
- Cô cho trẻ kể về một số cặp hình ảnh, từ có tính chất tương phản trong thực tế
* Luyện tập :
- Cô cho trẻ ghép các mảnh ghép còn lại để tọa thành các cặp tương phản mà cô đã chuẩn bị trên máy vi tính như: Khô – ướt, Dài- ngắn, Ốm- mập...
* Trò chơi 1 : Từ điển tư duy
+ Cách chơi : Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Nhiệm vụ của mỗi trẻ là sẽ vừa nói vừa hành động sao tạo một cặp tương phản với từ và hành động mà cô giáo đưa ra
Ví dụ: Khi cô nói “đứng” và cho trẻ đứng lại, trẻ phải nói được là “đi” và hành động đi như lời nói
+ Sau đó cô chia trẻ làm 2 đội chơi, một đội sẽ vừa nói và đưa ra hành động và đội còn lại đưa ra hành động sao cho tạo một cặp tương phản với từ và hành động mà đội kia đưa ra
+ Luật chơi : Khi chơi cùng cô, nếu trẻ nào làm sai thì sẽ bị ra ngoài một lần chơi. Với cách chơi có hai đội chơi, đội nào có nhiều hành động đúng với yêu cầu thì chiến thắng
+ Trò chơi 2: Nhớ nhanh- Đoán giỏi
+ Cách chơi : Cô cho trẻ ngồi thành 3 vòng tròn, cô sẽ cho cả lớp nhìn nhanh những hình ảnh các sự vật sau mỗi ô số. Các đội sẽ ghi nhớ và sau đó được quyến chọn cặp ô số có hình ảnh tương phản nhau. Mỗi lần lắc xăc xô các đội chỉ được quyền trả lời một cặp ô số
+ Luật chơi : Nếu đội nào mở được nhiều cặp ô số đúng theo yêu cầu sẽ dành được nhiều phần quà và chiến thắng trong trò chơi này
3. Hoạt động 3:
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Hát bài : " Chú voi con ở Bản Đôn "và cô cho trẻ đi nhanh- chậm
4. Nhận xét- Đánh giá :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ NHÁNH : TRONG RỪNG CÓ CON GÌ?
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC; LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI : NHỮNG KHÁI NIỆM TƯƠNG PHẢN
Thời gian thực hiện : Thứ tư ngày 26 tháng 2 năm 2014
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết các cặp từ có tính chất khác biệt, trái ngược rõ nét thông qua các hình ảnh cụ thể về kích thước, tính chất, trạng thái, hành động của các sự vật hiện tượng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, chú ý, khả năng khái quát hóa cho trẻ
- Phát triển tư duy, óc quan sát, các thuật ngữ toán học cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn thông minh khi tham gia vào các hoạt động
- Cháu biết tập trung chú ý trong giờ học
II.CHUẨN BỊ:
- Một số hình ảnh, sự vật có ý nghĩa trái ngược nhau
- Bài giảng điện tử
* PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan - luyện tập.
III. CÁCH TIẾN HÀNH :
Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ hát bài : Vào rừng xanh
- Các con vừa hát bài hát nói về gì nào? ( Trẻ trả lời)
2. Hoạt động 2:
+ Cô nói : Các con ơi! Cô cháu mình đã đến với khu rừng rồi! Các con quan sát xem trong khu rừng có những con vật gì? ( Con voi, con khỉ)
- Các con thấy con voi như thế nào với con khỉ ( Trẻ trả lời: Con voi to, con khỉ nhỏ)
+ Sự khác biệt của con voi và con khỉ: “Con voi to, con khỉ nhỏ”có nghĩa là chúng có mối quan hệ tương phản về kích thước. Và cặp từ (To, nhỏ) là cặp từ có tính chất tương phản
- Thế các con hiểu như thế nào là sự tương phản ? ( Tương phản là sự khác biệt, trái ngược rõ nét của hai đối tượng về một đặc điểm nào đó) Cô cho trẻ đọc
+ Cô cho trẻ xem một số hình ảnh và từ có mối quan hệ :
- Tương phản về kích thước : Cao- thấp, rộng – hẹp
- Tương phản về tính chất : Ngọt- đắng, mặn- lạc
- Tương phản về hành động: Nhanh- chậm...
- Cô cho trẻ kể về một số cặp hình ảnh, từ có tính chất tương phản trong thực tế
* Luyện tập :
- Cô cho trẻ ghép các mảnh ghép còn lại để tọa thành các cặp tương phản mà cô đã chuẩn bị trên máy vi tính như: Khô – ướt, Dài- ngắn, Ốm- mập...
* Trò chơi 1 : Từ điển tư duy
+ Cách chơi : Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Nhiệm vụ của mỗi trẻ là sẽ vừa nói vừa hành động sao tạo một cặp tương phản với từ và hành động mà cô giáo đưa ra
Ví dụ: Khi cô nói “đứng” và cho trẻ đứng lại, trẻ phải nói được là “đi” và hành động đi như lời nói
+ Sau đó cô chia trẻ làm 2 đội chơi, một đội sẽ vừa nói và đưa ra hành động và đội còn lại đưa ra hành động sao cho tạo một cặp tương phản với từ và hành động mà đội kia đưa ra
+ Luật chơi : Khi chơi cùng cô, nếu trẻ nào làm sai thì sẽ bị ra ngoài một lần chơi. Với cách chơi có hai đội chơi, đội nào có nhiều hành động đúng với yêu cầu thì chiến thắng
+ Trò chơi 2: Nhớ nhanh- Đoán giỏi
+ Cách chơi : Cô cho trẻ ngồi thành 3 vòng tròn, cô sẽ cho cả lớp nhìn nhanh những hình ảnh các sự vật sau mỗi ô số. Các đội sẽ ghi nhớ và sau đó được quyến chọn cặp ô số có hình ảnh tương phản nhau. Mỗi lần lắc xăc xô các đội chỉ được quyền trả lời một cặp ô số
+ Luật chơi : Nếu đội nào mở được nhiều cặp ô số đúng theo yêu cầu sẽ dành được nhiều phần quà và chiến thắng trong trò chơi này
3. Hoạt động 3:
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Hát bài : " Chú voi con ở Bản Đôn "và cô cho trẻ đi nhanh- chậm
4. Nhận xét- Đánh giá :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mộng Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)