Lớp sán lá song chủ

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Quỳnh | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: lớp sán lá song chủ thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

LỚP SÁN LÁ SONG CHỦ
(DIGENEA)
NỘI DUNG
1. CẤU TẠO VÀ SINH HỌC CỦA SÁN LÁ SONG CHỦ
2. VÒNG ĐỜI CỦA SÁN LÁ SONG CHỦ
3. PHÂN LOẠI VÀ CÁC ĐẠI DIỆN PHỔ BIẾN
- Sán giẹp hình lá, thường là vài mm, ít khi lớn hơn 5cm.
- Có 2 giác bám: giác miệng và giác bụng. Trước giác bụng có chỗ lõm là huyệt.
- Thành cơ thể cấu tạo theo kiểu mô bì chìm, lông bơi tiêu giảm.
a. Cấu tạo:
b.Sinh học:
- Hệ tiêu hóa: Lỗ miệng ở đáy giác miệng. Miệng đổ vào hầu có thành cơ khỏe giúp hút dịch thức ăn. Ruột giữa là hai nhánh ở 2 bên cơ thể và kín ở tận cùng.
- Hệ bài tiết: là nguyên đơn thận, gồm 1-2 ống bài tiết chạy dọc cơ thể, tập trung dịch bài tiết từ nhiều nhánh nhỏ tận cùng bằng tế bào ngọn lửa. Hai ống bài tiết đổ vào bọng đái rồi đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết.
- Hệ thần kinh: gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinh, thường là 3 đôi. Giác quan tiêu giảm.
- Hệ sinh dục: Hầu hết lưỡng tính. Cơ quan sinh dục có 2 tuyến tinh, tận cùng là cơ quan giao phối ở trước giác bụng. Cơ quan sinh dục cái có tuyến trứng. Ống dẫn trứng mảnh đổ vào một khoang bé gọi là ôôtip. Noãn hoàng là 2 tuyến chia nhánh ở 2 bên cơ thể.
Quá trình thụ tinh:
Noãn từ tuyến trứng được chuyển vào ôôtip khi giao phối, tinh trùng theo tử cung vào ôôtip và gặp noãn. Lượng tinh trùng thừa được thải ra ngoài theo ống Laurer. Tế bào noãn hoàng theo ống dẫn được đưa vào ôôtip, bao quanh trứng, tuyến vỏ hình thành lớp vỏ cứng. Trứng sau đó được chuyển theo tử cung ra ngoài.
NỘI DUNG
1. CẤU TẠO VÀ SINH HỌC CỦA SÁN LÁ SONG CHỦ
2. VÒNG ĐỜI CỦA SÁN LÁ SONG CHỦ
3. PHÂN LOẠI VÀ CÁC ĐẠI DIỆN PHỔ BIẾN
Chúng ký sinh trong ống dẫn mật của thú nuôi, thú hoang.
Trứng sán lá gan ra ngoài, rơi vào nước, nở thành mao ấu. Miracidium có lông bơi, thường có mắt giống mắt của sán lông, có một đôi nguyên đơn thận.
Trong cơ thể ốc, miracidium mất lông bơi và chuyển thành bào nang. Sporocyst là túi không có hình dạng nhất định, không di động, chứa đầy tế bào mầm, sống trong gan ốc.
Sporocyst có khả năng sinh sản bằng tế bào mầm. Tế bào mầm của sporocyst phát triển thành lôi ấu. Redia dạng túi, có hình dạng cố định, có khả năng di động, có hầu và ruột hình túi ngắn. Tế bào mầm trong redia sẽ phát triển thành một dạng ấu trùng mới, ấu trùng vĩ ấu .
Cercaria có giác, ruột 2 nhánh, não, hệ bài tiết, có đuôi cử động được.
Cercaria bám vào cỏ, rụng đuôi, tạo vỏ bọc ngoài để thành kén .
Trâu bò nhiễm sán lá gan khi ăn cỏ có kén. Trong ống tiêu hóa, con non được giải phóng kén, di chuyển đến vị trí kí sinh rồi lớn dần để trưởng thành.
Cercaria
Metacercaria
Miracidium
Sporocyst
Trứng sán
Biến đổi của ấu trùng
Ấu trùng
Redia
NỘI DUNG
1. CẤU TẠO VÀ SINH HỌC CỦA SÁN LÁ SONG CHỦ
2. VÒNG ĐỜI CỦA SÁN LÁ SONG CHỦ
3. PHÂN LOẠI VÀ CÁC ĐẠI DIỆN PHỔ BIẾN
Aspidogastraea và Digenea
Không có giác bụng mà chỉ có đĩa bám ở mặt bụng.
Phát triển có biến thái nhưng không có xen kẽ thế hệ.
Cỡ bé, thường chưa tới 1mm.
Kí sinh trong cá, rùa, trai.
Đại diện: Aspidogaster conchicola kí sinh trong xoang bao tim của trai Anodonta.
Có 2 giác bám: giác miệng và giác bụng.
Phát triển có thay đổi vật chủ và xen kẽ thế hệ.
Ở miền bắc ta biết có 250 loài kí sinh ở chim , thú và người.
Đại diện: Sán lá gan, Sán phổi, Sán bã trầu, Sán máu, Sán tuyến tụy…..
Aspidogastraea
Digenea
Sán bã trầu
Sán lá gan ở động vật
Sán lá gan ở người
Sán máu
Sán phổi
Sán tuyến tụy
Echinostoma
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)