Lop 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hoàn | Ngày 09/05/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: lop 8 thuộc Hình học 12

Nội dung tài liệu:

I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU
Cách vẽ hình chiếu một điểm của vật thể như thế nào ?
Quan sát hình 2.1, vật thể được chiếu lên mặt phẳng. Hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.
Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A’ trên mặt phẳng. Đường thẳng AA’ gọi là tia chiếu và mặt phẳng chứa hình chiếu đó gọi là mặt phẳng chiếu hay mặt phẳng hình chiếu.
A
A’
Hình 2.1. Hình chiếu của vật thể
HÌNH CHIẾU
II. CÁC PHÉP CHIẾU
- Phép chiếu vuông góc (hình c) dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.
- Phép chiếu song song (hình b) và phép chiếu xuyên tâm (hình a) dùng để vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên các bản vẽ kĩ thuật.
Hình 2.2. Các phép chiếu
a) Phép chiếu xuyên tâm ; b) Phép chiếu song song c) Phép chiếu vuông góc
Hãy quan sát các hình 2.2 và nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b, c

- Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau
1. Các mặt phẳng chiếu
Mặt phẳng chiếu cạnh
Mặt phẳng chiếu bằng
Mặt phẳng chiếu đứng
Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể, ta lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo ba hướng khác nhau lên ba mặt phẳng chiếu
- Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng
- Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng
- Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh
2. Các hình chiếu
Hình chiếu cạnh
Hình chiếu bằng
Hình chiếu đứng
Cách thực hiện phép chiếu vuông góc và tên gọi các hình chiếu như thế nào?
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.
Như vậy tên gọi các hình chiếu tương ứng với các hướng chiếu
IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU
Hình chiếu cạnh
Hình chiếu bằng
Hình chiếu đứng
Trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ. Vì vậy, sau khi chiếu vật thể, mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng
IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU
Quá trình mở cho các mặt phẳng chiếu trùng với nhau được thực hiện như thế nào?
IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU
Chú ý :
Trên bản vẽ có quy định
- Không vẽ các đường bao của mặt phẳng chiếu.
- Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm.
- Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét đứt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)