Lop 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: lop 5 thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ KHỐI 5:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP « BÀN TAY NẶN BỘT » TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC
NĂM HỌC: 2013 - 2014
2
Nội dung trình bày

ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG
I/ Những khái niệm ban đầu về phương pháp « Bàn tay nặn bột »
II/ Áp dụng phương pháp « Bàn tay nặn bột » vào tiết dạy.
III/ Ví dụ minh họa
C. Kết luận
I/ Những khó khăn thường gặp khi sử dụng phương pháp « Bàn tay nặn bột »
II/ Đề xuất các giải pháp

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
.
Trong nhiều năm qua, việc giảng dạy khoa học đã được chú trọng trong nhà trường bắt đầu từ bậc Tiểu học thông qua môn học TN và XH lớp 1- 2- 3 và Khoa học lớp 4- 5. Bộ môn này có một vai trò khá quan trọng bởi bước đầu nó hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học, tạo nền tảng cho các em học tốt các môn học về khoa học tự nhiên ở cấp trên.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.


Tuy vậy, trên thực tế hiện nay, GV và HS vẫn còn tư tưởng
cho rằng khoa học là môn phụ nên việc giảng dạy khoa học
vẫn chưa được đầu tư một cách thích đáng, việc nắm bắt
kiến thức khoa học của các em vẫn còn thụ động, học sinh
chưa thích thú tham gia các hoạt động học tập. Vì vậy, hiệu
quả dạy học môn Khoa học chưa cao. Trong khi đó, việc
hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và
niềm say mê khoa học, sáng tạo là mục tiêu quan trọng
của giáo dục hiện đại.
ĐẶT VẤN ĐỀ.

Vậy liệu có cách nào để tạo lập cho học sinh thói quen làm việc như các nhà khoa học và có niềm say mê, sáng tạo, biết phát hiện, giải quyết vấn đề cũng như rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, tự tìm tòi, trải nghiệm để tìm ra kiến thức mới. Từ đó, kích thích niềm say mê học tập môn Khoa học ở các em. Đó là điều mà tập thể GV khối 5 chúng tôi luôn trăn trở.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Theo chúng tôi để học sinh tham gia tích cực các hoạt động học tập thì việc GV vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực mang lại nhiều hiệu quả trong dạy học môn Khoa học như: phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm, phương pháp hợp tác theo nhóm, phương pháp trò chơi học tập, phương pháp động não,... Qua thực tế nghiên cứu, tham dự các buổi tập huấn và quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy trong các phương pháp ấy thì Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học khá phù hợp với đặc trưng phân môn và mang lại nhiều hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Khoa học. Chính vì thế mà tổ 5 cùng thống nhất mở chuyên đề : ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5.
Vậy Phương pháp “ Bàn tay nặn bột” là gì?

Vì sao chúng ta áp dụng phương pháp này trong giảng dạy các môn khoa học?

- Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào một tiết dạy môn Khoa học ra sao?

- Và chúng ta gặp phải những khó khăn gì khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ?
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NẶN BỘT”
B. NỘI DUNG
1. Phương pháp “Bàn tay nặn bột là gì”?
"Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. "Bàn tay nặn bột" (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…


Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.


Phương pháp « Bàn tay nặn bột » là gì?

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.



Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh

Phương pháp « Bàn tay nặn bột » là gì?

Giảng dạy khoa học dựa trên tìm tòi khám phá.
Đây là một phương pháp có rất nhiều ưu điểm, cụ thể:
2. Tại sao phải dụng Phương pháp « Bàn tay nặn bột » trong giảng dạy các môn khoa học?


* Để phát triển vốn kiến thức của HS:
- HS tự xây dựng kiến thức cho mình thông qua tiến trình tìm tòi nghiên cứu (Giả thuyết/Kiểm tra giả thuyết).
- Giúp học sinh có cách nhìn khoa học đối với những sự vật, hiện tượng.

* Để phát triển khả năng ngôn ngữ của học sinh:
- Thông qua viết và nói: ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ chính xác.
- Thông qua giải thích
- Thông qua vở thí nghiệm
* Để phát triển sự trao đổi giữa các học sinh với nhau:
- Trao đổi với nhau trên một chủ đề xác định.
- Làm việc cá nhân/làm việc theo nhóm.


2. Tại sao phải dụng Phương pháp « Bàn tay nặn bột » trong giảng dạy các môn khoa học?


* Để học sinh thấy khoa học là quan trọng
- Chống lại những quan điểm trái khoa học.
- Giảm thiểu số lượng học sinh không muốn theo con đường khoa học.
II/ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP « BÀN TAY NẶN BỘT » VÀO MỘT TIẾT DẠY.
B. NỘI DUNG

1. Tiến trình của 1 giờ dạy theo phương pháp "Bàn tay nặn bột"
- Đưa ra tình huống có vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết.
- Tổ chức các hoạt động để giải quyết vấn đề.
- Củng cố, định hướng mở rộng


II. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” VÀO MỘT TIẾT DẠY
2. Tiến trình của một thực nghiệm
Gồm có 5 bước:
B1: Đưa ra tình huống có vấn đề.
B2: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm ( đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích)
B3: Tiến hành thực nghiệm.
B4: So sánh kết quả với dự đoán.
B5: Kết luận, mở rộng.


Tìm hiểu các bộ phận chính của cây hoa. (BÀI: CÂY HOA- TNXH LỚP 1)
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát :
GV cho HS lần lượt kể tên một số cây hoa mà em biết .
+ GV nêu : Các cây hoa rất khác nhau , đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc , hình dạng , kích thước . . . nhưng các cây hoa đều có chung về mặt cấu tạo – Vậy cấu tạo của cây hoa gồm những bộ phận chính nào?
B1: Đưa ra tình huống có vấn đề.


B1: Đưa ra tình huống có vấn đề.


Tìm hiểu các bộ phận chính của QUẢ. (BÀI: QUẢ - TNXH LỚP 3)
Lớp mình cùng hát bài “Quả” nhé!

Bài hát trên nhắc đến
những loại trái cây nào?

Những loại trái cây được nhắc đến trong bài hát:
Hãy kể tên những loại quả mà em đã được ăn?
B1: Đưa ra tình huống có vấn đề.


* Cấu tạo của quả
Quả gồm có những bộ phận nào?

Hãy nhớ lại và vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ mô tả các bộ phận của quả .
Chúng ta hãy suy nghĩ và nêu lên Môi trường là gì nhé!
Tìm hiểu Khái niệm về Môi trường. (BÀI: Môi trường - Khoa học lớp 5)

B1: Đưa ra tình huống có vấn đề.

B1: Đưa ra tình huống có vấn đề.

Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu
hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:

- Không khí rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu?
Làm thế nào để biết có không khí?

Không khí có ở quanh mọi vật .(BÀI: Làm thế nào để biết có không khí - Khoa học lớp 4)

B1: Đưa ra tình huống có vấn đề.

B2: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm ( đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích)

Thảo luận nhóm và thống nhất vẽ hình mô tả các bộ phận của quả vào bảng nhóm.
Quan sát và so sánh các nhóm, tìm những điểm giống và khác nhau.
Đặt câu hỏi liên quan đến các bộ phận của quả.
Ví dụ:
+ Trong quả có nước không?
+ Trong quả có hạt không?
+ Trong quả có cơm không?
+ Trong quả có vỏ không?
+ …..?

Tự nhiên và Xã hội
QUẢ
B2: HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm ( đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích)

HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về không khí và trình bày ý kiến:
+ Không khí có trong hơi thở
+ Không khí có trong nhà
+ Không khí có ở ngoài sân.
+ Không khí có trong nước.
- Gv cho học sinh quan sát bao ni lông căng phồng và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi:
+ Tại sao túi ni lông căng phồng?
+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?
+ Trong túi ni lông có cái gì?
+ …
Làm thế nào để biết có không khí
KHOA HỌC
B3: Tiến hành thực nghiệm.

Tự nhiên và xã hội


1/ Cắt quả ra.
2/ Quan sát xem quả gồm có những bộ phận nào?

Quả
B3: Tiến hành thực nghiệm.

KHOA HỌC
Làm thế nào để biết có không khí

Dùng kim đâm thủng túi ni lông căng phồng, đặt tay vào lỗ thủng học sinh cảm nhận có một luồn không khí mát bay ra từ lỗ thủng.

B4: SO SÁNH KẾT QUẢ VỚI DỰ ĐOÁN
- Thảo luận nhóm, vẽ hình mô tả cấu tạo của quả, ghi tên quả vào bảng nhóm.

Cá nhân vẽ hình mô tả các bộ phận của quả vào vở
thí nghiệm của mình.
Tự nhiên và Xã hội
QUẢ
B5: KẾT LUẬN - MỞ RỘNG
Quả
Tự nhiên và Xã hội
* Cấu tạo của quả
vỏ
thịt
hạt
Mỗi quả thường có: vỏ, thịt, hạt.
III. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ: chúng ta sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào hoạt động 1 trong bài Cây con mọc lên từ hạt như sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của hạt
Bước 1: Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
Giáo viên cho học sinh xem ảnh về một loài cây. Hỏi: Cây này là cây gì? (Cây đậu)
- Cây đậu mọc lên từ đâu? (Hạt)
- Trong hạt đậu có gì?
Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết của mình về cấu tạo của hạt vào vở thí nghiệm bằng cách viết hoặc vẽ ….
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của hạt đậu.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học) :
1. Trong hạt có nước hay không?
2. Trong hạt có nhiều rễ không?
3. Có phải trong hạt có nhiều lá không?
4. Có phải trong hạt có cây con không?
…….
Bước 4: Đề xuất các phương án thí nghiệm nghiên cứu
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm, nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 :
1. Trong hạt có nước hay không?
2. Trong hạt có nhiều rễ không?
3. Có phải trong hạt có nhiều lá không?
4. Có phải trong hạt có cây con không?
…….
- Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm tách đôi hạt đậu để trả lời các câu hỏi trên.
Bước 5: Kết luận, rút ra kiến thức:
- Học sinh kết luận về cấu tạo của hạt đậu
- Học sinh vẽ và mô tả lại cấu tạo của hạt sau khi tách vào vở thí nghiệm
- Học sinh so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không.
- Học sinh nhắc lại cấu tạo của hạt.
C. KẾT LUẬN
I. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
Về chương trình, SGK:
Một số bài TN&XH - Khoa học nặng về lí thuyết.

Lượng kiến thức cần cung cấp trong 1 tiết học nhiều. VD: Bài Ánh sáng (KH 4)


I. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”


I. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”

Về điều kiện, cơ sở vật chất:
-Bàn ghế: chưa thuận lợi cho việc tổ chức học nhóm.


-Phòng thí nghiệm: chưa có (ở Tiểu học)
-Thiết bị dạy học: chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính khoa học, chính xác.
VD: Mô hình “Bánh xe nước” (KH 5) - tua – bin và hệ thống phát điện thường không hoạt động khi sử dụng.
-Sĩ số HS/lớp: đông , việc tổ chức học theo nhóm khó.

-Điều kiện cho HS tham quan, điều tra còn hạn chế.

I. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”

Về con người:
Giáo viên:
- Hầu hết GV Tiểu học không được đào tạo chuyên sâu về kiến thức TN-XHvà Khoa học.
- Một số GV hiểu chưa đúng bản chất của PP BTNB.
- GV gặp khó khăn trong việc trả lời, lí giải thấu đáo các
câu hỏi do học sinh nêu ra về các vấn đề khoa học.
- GV gặp khó khăn khi tìm 1 số thí nghiệm chứng
minh cho kiến thức bài học.
VD: Bài Cao su (Khoa học - 5), kiến thức “Cao su có thể tan chảy trong một số chất lỏng”, GV lúng túng trong việc tìm ra thí nghiệm với chất lỏng nào để có thể làm cho cao su tan chảy.



I. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
Học sinh:
-HS còn thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

-HS chưa có thói quen sử dụng thí nghiệm và phát huy tính sáng tạo trong học tập.

-HS đặt câu hỏi không sát với nội dung bài học.

-Trình độ học sinh không đồng đều.
I. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”
Về tài liệu:
-Khó để tìm được các loại sách nói về PP BTNB.
-Trong thư viện, chưa có các loại sách tham khảo,
các loại sách hướng dẫn về PP BTNB dành cho
GV.


II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Qua quá trình nghiên cứu và dự một tiết dạy minh họa do tổ bộ môn của Phòng giáo dục tổ chức có vận dụng PPBTNB, chúng tôi cảm nhận rằng : Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một trong những phương pháp dạy học tích cực.Phát huy tốt vai trò của HS, giúp cho trẻ em tự phát hiện được vấn đề; có nghĩa là: nhu cầu học sẽ có thể xuất phát từ chính các em. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của lứa tuổi Tiểu học.
II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Để phương pháp này có tính khả thi, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn khi sử dụng phương pháp này như sau:
- Dạy học theo phương pháp này cần có nhiều thời gian hơn cho một tiết học. Vì vậy, cần xây dựng một chương trình và sắp xếp vào buổi học thứ hai trong ngày.
Dạy học theo phương pháp này cần có sự chuẩn bị một số dụng cụ và địa điểm học tập ngoài lớp học. Vì vậy, cần có sự ủng hộ giúp đỡ của nhà trường, gia đình. và xã hội
Cần phải rèn cho học sinh cách tự tư duy, chủ động không trông chờ, ỷ lại vào GV mọi lúc mọi nơi đặc biệt là đối với các lớp đầu cấp

II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Dạy học theo phương pháp này cần có sự chuẩn bị một số dụng cụ và địa điểm học tập ngoài lớp học. Vì vậy, cần có sự ủng hộ giúp đỡ của nhà trường, gia đình. và xã hội
Cần phải rèn cho học sinh cách tự tư duy, chủ động không trông chờ, ỷ lại vào GV mọi lúc mọi nơi đặc biệt là đối với các lớp đầu cấp
II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Mọi PPDH dù có hay, có tiến bộ và tích cực như thế nào đi nữa thì vai trò, trách nhiệm của đội ngũ GV là cực kỳ quan trọng. Một PP hay nhưng GV không chịu tác động tích cực thì PP đó trở thành vô dụng; mong muốn PP “Bàn tay nặn bột” sớm được áp dụng rộng rãi, trở thành một phương pháp dạy học quen thuộc trong các tiết Khoa học trong nhà trường.
II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Trên đây là toàn bộ chuyên đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 5 mà tập thể GV khối 5 cùng xây dựng. Vì đây là một phương pháp dạy học tương đối mới nên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô trong hội đồng sư phạm đóng góp ý kiến để chuyên đề chúng tôi được hoàn thiện và mang tính khả thi hơn.


Xin chân thành cám ơn
Quý Thầy Cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: 1,93MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)