Lop 3 tuoi THƠ "ĐI BỪA"
Chia sẻ bởi trần thị thanh huyền |
Ngày 25/04/2019 |
112
Chia sẻ tài liệu: lop 3 tuoi THƠ "ĐI BỪA" thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề: Nghề nghiệp.
Đề tài: Thơ “Đi bừa”
Độ tuổi: 3-4 tuổi.
Người dạy: Trần Thị Thanh Huyền.
1. Kết quả mong đợi.
a. Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài thơ, biết tên tác giả.
- Hiểu nội dung bài thơ. Nói về công việc của mẹ làm nghề nông nghiệp vất vả sớm hôm cày cấy, làm ra các sản phẩm nông sản phục vụ đời sống con người
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn cho trẻ đọc thơ diễn cảm, đọc đúng, truyền cảm.
c. Thái độ:
- Trẻ yêu quý công việc của bố mẹ, hiểu nỗi vất vả của các bác nông dân trong việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp
2. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ.
- Video bác nông dân đang làm việc.
- Que chỉ
- Nhạc bài hát: Tía má em, gieo hạt, lớn lên cháu lái máy cày.
3. Tổ chức hoạt động.
* Ổn định:
- Cô cho trẻ xem video bác nông dân đang làm việc.
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung video.
+ Các con vừa xem đoạn phim về ai?
+ Trong đoạn phim bác nông dân đang làm gì?
+ Trong lớp mình có bạn nào có bố mẹ làm nghề nông nghiệp không?
+ Thường ngày bố mẹ con làm những công việc gì?
+ Các con thấy công việc của bố mẹ như thế nào?
+ Vậy chúng mình có thương bố mẹ không?
- Cô mời cả lớp cùng hát bài “tía má em” và đi về chỗ ngồi.
- Nhà thơ Hoàng Dân thấy mẹ làm nghề nông rất vất vả nên đã viết tặng mẹ một bài thơ rất hay đấy các con có biết đó là bài thơ gì không?
- Mời một bạn lên đọc.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
* Cô đọc diễn cảm bài thơ
- Cô đọc cùng tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
* Trích dẫn đàm thoại:
- Bài thơ nói về ai?
- Mẹ đã dậy từ lúc nào?
- Mẹ dậy sớm để làm gì?
+ Trích: Sáng nay mẹ dậy sớm
Dắt trâu đen đi bừa
- Mẹ bừa đất như thế nào?
+ Trích: Mẹ không quản sớm trưa
Bừa đất tơi thành luống
- Mẹ bừa đất để làm gì?
+ Trích: Để trồng ngô, khoai, sắn
Trồng quả ngọt, rau tươi
- Mẹ trồng ngô, khoai, sắn, quả ngọt, rau tươi để làm gì?
+ Trích: Thức ăn cho mọi người
Giữ môi trường xanh sạch.
- Hôm sau mẹ có đi làm nữa không?
- Câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Trích: Sáng mai mẹ lại dắt
Chú trâu đen đi bừa.
- Chúng mình thấy mẹ làm việc như thế nào?
- Có muốn giúp đỡ mẹ không?
- Chúng mình cùng gieo hạt giúp mẹ qua bài hát “Gieo hạt” nào?
* Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ:
- Cả lớp đọc thơ.
- Cô mời từng tổ đọc thơ
- Cô mời các nhóm trẻ thi đua đọc thơ
- Mời 2, 3 cá nhân trẻ thể hiện trổ tài đọc thơ.
- Cho các tổ thi đua đọc thơ to nhỏ theo tay cô chỉ huy.
* Trò chơi: Gieo hạt:
- Cô giới thiệu tên trò chơi, tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
* Giáo dục: Trẻ ngoan, biết vâng lời ông bà bố mẹ, biết yêu quý các bác nông dân đã vất vả cày cấy ra thóc gạo cho các con ăn.
- Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Cho trẻ hát bài “Lớn lên cháu lái máy cày” đi ra sân chơi.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ đề: Nghề nghiệp.
Đề tài: Thơ “Đi bừa”
Độ tuổi: 3-4 tuổi.
Người dạy: Trần Thị Thanh Huyền.
1. Kết quả mong đợi.
a. Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài thơ, biết tên tác giả.
- Hiểu nội dung bài thơ. Nói về công việc của mẹ làm nghề nông nghiệp vất vả sớm hôm cày cấy, làm ra các sản phẩm nông sản phục vụ đời sống con người
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn cho trẻ đọc thơ diễn cảm, đọc đúng, truyền cảm.
c. Thái độ:
- Trẻ yêu quý công việc của bố mẹ, hiểu nỗi vất vả của các bác nông dân trong việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp
2. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ.
- Video bác nông dân đang làm việc.
- Que chỉ
- Nhạc bài hát: Tía má em, gieo hạt, lớn lên cháu lái máy cày.
3. Tổ chức hoạt động.
* Ổn định:
- Cô cho trẻ xem video bác nông dân đang làm việc.
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung video.
+ Các con vừa xem đoạn phim về ai?
+ Trong đoạn phim bác nông dân đang làm gì?
+ Trong lớp mình có bạn nào có bố mẹ làm nghề nông nghiệp không?
+ Thường ngày bố mẹ con làm những công việc gì?
+ Các con thấy công việc của bố mẹ như thế nào?
+ Vậy chúng mình có thương bố mẹ không?
- Cô mời cả lớp cùng hát bài “tía má em” và đi về chỗ ngồi.
- Nhà thơ Hoàng Dân thấy mẹ làm nghề nông rất vất vả nên đã viết tặng mẹ một bài thơ rất hay đấy các con có biết đó là bài thơ gì không?
- Mời một bạn lên đọc.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
* Cô đọc diễn cảm bài thơ
- Cô đọc cùng tranh vẽ minh hoạ nội dung bài thơ.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
* Trích dẫn đàm thoại:
- Bài thơ nói về ai?
- Mẹ đã dậy từ lúc nào?
- Mẹ dậy sớm để làm gì?
+ Trích: Sáng nay mẹ dậy sớm
Dắt trâu đen đi bừa
- Mẹ bừa đất như thế nào?
+ Trích: Mẹ không quản sớm trưa
Bừa đất tơi thành luống
- Mẹ bừa đất để làm gì?
+ Trích: Để trồng ngô, khoai, sắn
Trồng quả ngọt, rau tươi
- Mẹ trồng ngô, khoai, sắn, quả ngọt, rau tươi để làm gì?
+ Trích: Thức ăn cho mọi người
Giữ môi trường xanh sạch.
- Hôm sau mẹ có đi làm nữa không?
- Câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Trích: Sáng mai mẹ lại dắt
Chú trâu đen đi bừa.
- Chúng mình thấy mẹ làm việc như thế nào?
- Có muốn giúp đỡ mẹ không?
- Chúng mình cùng gieo hạt giúp mẹ qua bài hát “Gieo hạt” nào?
* Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ:
- Cả lớp đọc thơ.
- Cô mời từng tổ đọc thơ
- Cô mời các nhóm trẻ thi đua đọc thơ
- Mời 2, 3 cá nhân trẻ thể hiện trổ tài đọc thơ.
- Cho các tổ thi đua đọc thơ to nhỏ theo tay cô chỉ huy.
* Trò chơi: Gieo hạt:
- Cô giới thiệu tên trò chơi, tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.
* Giáo dục: Trẻ ngoan, biết vâng lời ông bà bố mẹ, biết yêu quý các bác nông dân đã vất vả cày cấy ra thóc gạo cho các con ăn.
- Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Cho trẻ hát bài “Lớn lên cháu lái máy cày” đi ra sân chơi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: trần thị thanh huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)