Lớp 11 Đời thừa

Chia sẻ bởi Đặng Phúc | Ngày 21/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Lớp 11 Đời thừa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đời thừa
Nam Cao
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
I/Tác giả:
Nam Cao (1917-1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở Tỉnh Hà Nam.

1/ Cuộc đời :

- Sống chật vật bằng nghề viết văn và làm gia sư.

- Tham gia nhóm Văn hoá cứu quốc, tham gia tổng khởi nghĩa (8-1945), làm công tác văn nghệ ở Trung ương. Tháng 11-1951, ông bị giặc Pháp bắt và sát hại.
“ Tôi quan niệm cuộc đời giản dị lắm, đời không có nhiêu khê như người ta vẫn viết trong tiểu thuyết trữ tình. Đói thì ăn, khát thì uống. Tôi thấy thế nào cứ viết in như thế, không thêm bớt. Thế cũng đủ rồi, lọ là phải bầy đặt thêm ra làm gì.”
Nam Cao là một cây bút lớn, để lại nhiều
tác phẩm kiệt xuất cho văn học
hiện thực nước ta, đóng góp quan
trọng vào việc hoàn thiện
thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.
2/ Sự nghiệp văn chương:

a/ Thể loại:
Viết truyện, kịch, làm thơ, tiểu thuyết.

b/ Đề tài:
Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.

c/ Tư tưởng chung:
Nỗi băn khoăn, đau đớn trước tình trạng con người bị huỷ hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới.
d/ Nghệ thuật viết truyện:

Có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật.
Giọng điệu thay đổi liên tục.
Tính triết lí sâu sắc.

e/ Tác phẩm chính:

Sống mòn, Trăng sáng, Đời thừa, Chí Phèo, Lão Hạc, Nước mắt, Đôi mắt, Lang rận, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó........
3/ Một số nhận xét về Nam Cao :





“...Đặc điểm của Nam Cao theo tôi là ở sự giản dị chân phương. Cũng như người anh, văn anh không cầu kỳ, nhưng đánh phát nào trúng phát ấy, đi sâu vào tâm hồn người ta...”.
“...Riêng tôi, được biết thêm Nam Cao, tôi rất lấy làm hãnh diện. Mỗi khi có bài của anh gửi về, tôi chưa đọc mà đã tin chắc là hay. Quả nhiên như thế : văn Nam Cao mỗi ngày viết mỗi chắc chắn và sâu sắc hơn lên. Chừng một năm sau tôi thú thực là tôi đã buồn se sắt một thời gian vì tôi biết rằng Nam Cao còn tiến, và vẫn tiến, chắc chắn tôi không thể nào theo kịp...”. (Vũ Bằng)
( Vũ Bằng)
Phần lớn đám nhân vật tiểu trí thức ở sáng tác của ông đều đang bị dằng xé giữa sự mưu cầu miếng cơm manh áo và sự bảo vệ phẩm giá con người mình, đều đang day dứt vì thấy đời mình “sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mòn ra ” và mình “sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống”.
Sáng tác của Nam Cao gắn bó với tiến trình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vốn thường được hình dung như là quá trình cách tân, hiện đại hóa văn học.
II/ Tác phẩm:
2/ Chủ đề
Tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo khao khát sống cuộc sống có ý nghĩa, ôm ấp một “hoài bão lớn” về sự nghiệp văn chương có ích cho xã hội, nhưng cuối cùng chỉ vì gánh nặng cơm áo gia đình mà phải sống một cuộc sống vô nghĩa, vô ích, một “đời thừa”.
1/ Xuất xứ
Truyện ngắn Đời thừa được đăng lần đầu tiên trên báo Tiểu thuyết thứ bảy số 490 ra ngày 4/12/1943.
3/ Tóm tắt
4/ Giá trị đặc sắc
a/ Nội dung:

Truyện đã hàm chứa một tình nhân đạo và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.

Cùng với Trăng sáng, Đời thừa được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. Tác phẩm thể hiện những quan điểm sáng tác đúng đắn và tiến bộ, thể hiện tâm huyết của một nhà văn theo xu hướng hiện thực.

“ Văn chương phải vì con người, làm cho người gần người hơn.”
b/ Nghệ thuật:

Miêu tả tâm lí nhân vật: Tâm lí nhân vật được đào sâu cực độ qua những biến cố thử thách của cuộc sống.

Xây dựng nhân vật điển hình sắc nét: Cuộc đời Hộ là điển hình cho bi kịch của tầng lớp trí thức dưới xã hội cũ.

Nghệ thuật độc thoại nội tâm : thể hiện cái đau đớn triền miên không dứt của bi kịch Hộ.
B/ PHÂN TÍCH:
1/ Nội dung:

a/ Nhan đề
b/ Tấn bi kịch tinh thần của Hộ
c/ Tính chất tuyên ngôn của tác phẩm

2/ Nghệ thuật
CẢM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)