Lop 10

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hiền | Ngày 27/04/2019 | 160

Chia sẻ tài liệu: lop 10 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Giáo sinh: ĐỖ THỊ HIỀN
Trường: THPT Quỳnh Thọ
Lớp thực tập giảng dạy:
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Thơm.

Bài 15: HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết được điện hoá trị, cộng hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Biết được số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất.
- Nắm được những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
2. Kĩ năng:
- Xác định được điện hoá trị, cộng hoá trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc và hợp tác.
- Phát huy khả năng tư duy của học sinh.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án trước khi lên lớp và chuẩn bị tư liệu liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. Phương pháp dạy học: Diễn giảng, vấn đáp.
IV. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung viết bảng

Hoạt động 1:

1. GV: Cho 2 hợp chất ion: NaCl, CaF2
-Hai phân tử trên được hình thành từ những ion nào?
- Xác định điện tích của các ion trên?
- Điện hoá trị = Điện tích ion.
- Hãy xác định điện hoá trị của các nguyên tố trong phân tử NaCl, CaF2.
- Hãy nêu cách xác định hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất ion.
- GV: Các em có nhận xét gì về cách ghi điện hoá trị của các nguyên tố.
-GV: Em hãy xác định điện hoá trị của từng nguyên tố trong mỗi hợp chất sau đây:
MgO, CaCl2, KBr, Al2O3
-GV: Qua dãy trên em có nhận xét gì về điện hoá trị của các kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA và các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA.
HS trả lời:

-NaCl được tạo nên từ cattion Na+ và anion Cl-
+CaF2 tạo nên từ Ca2+, F-
-Điện tích Na: 1+ ; Cl:1-
Điện tích Ca: 2+; F: 1-


-Điện hoá trị Na: 1+; Cl: 1-
Điện hoá trị Ca: 2+; F: 1-

-HS: Hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố.
-HS trả lời: Khi viết điện hoá trị của nguyên tố, ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau.
-HS:
MgO, CaCl2, KBr, Al2O3
Điện hoá trị:
2+2- , 2+1- , 1+1- , 3+2-


-HS: +Các nguyên tố kim loại nhóm IA, IIA, IIIA có 1,2,3 electron lớp ngoài cùng có thể nhường 1,2,3 electron điện hoá trị 1+, 2+, 3+
+ Các nguyên tố phi kim nhóm VIA, VIIA có 6, 7 electron lớp ngoài cùng có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng, nên có điện hoá trị 2-, 1-
I. Hoá trị
1. Hoá trị trong hợp chất ion.
Trong hợp chất ion hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó.

VD: Trong hợp chất NaCl, Na có điện hoá trị 1+ và Cl có điện hoá trị 1-. Trong hợp chất CaF2, Ca có điện hoá trị 2+ và F có điện hoá trị 1-


*Người ta quy ước, khi viết điện hoá trị của nguyên tố, ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau.


VD: Xác định điện hoá trị trong các hợp chất:


MgO
CaCl2
KBr
Al2O3

Điện hoá trị
2+2-
2+1-
1+1-
3+2-



Hoạt động 2:

GV: Cho ví dụ về hợp chất cộng hoá trị?
-Viết CTCT của NH3, HCl

- Xác định số liên kết N, H, Cl trong phân tử NH3, HCl

- Từ đó suy ra cộng hoá trị N, H, Cl trong phân tử NH3, HCl
- Hãy nêu cách xác định hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị?
- Xác định cộng hoá trị của nguyên tố có trong phân tử H2O, CH4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)