Lop 10

Chia sẻ bởi Nữ hoàng | Ngày 26/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: lop 10 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

I. thành Cổ Loa – Đông Anh cách trung tâm Hà Nội 17km. Khu di tích lịch sử này nổi tiếng từ lâu đời, thu hút nhiều thế hệ đến đây, đúng như ca dao xưa truyền lại:
Ai về qua huyện Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục vương
Cổ Loa thành cũ khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây
sƠ đồ hành cổ loa
1. Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên. Hiện nay, di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

 Thành Cổ Loa
2. 
Cửa tam quan vào thành Cổ Loa.
3. Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.


Một đoạn tường thành mùa lễ hội
Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng.
Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.



4.Giếng Ngọc trước đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội), tương truyền là nơi Trọng Thủy đã trầm mình sau khi biết Mỵ Châu bị vua cha xử chém. Giếng Ngọc nằm giữa một cái ao, nước trong giếng có màu nâu đỏ đặc biệt.

5.

Đền Thượng, nơi thờ An Dương Vương
Nhìn từ trong



6.(kể lại 1 chút về truyện MC TRọng T)
Theo cụ Chu Trinh, 82 tuổi – nguyên là cán bộ văn hóa xã Cổ Loa, người từng viết nhiều cuốn sách ghi lại các truyền thuyết được truyền tụng trong làng Cổ Loa: Truyền thuyết xưa có truyền lại, nguyên thủy của pho tượng cụt đầu là một khối đá nguyên vẹn, có hình dáng của một người cụt đầu ngồi theo thế xếp bằng, hai tay song song, đặt lên đầu gối. Nhưng sau này các cụ cao niên trong làng Cổ Loa, trong đó có cả cụ Chu Trinh đã phát hiện ra pho tượng đá gồm ba khối đá ghép lại, trong lòng có chỗ bị rỗng.
Chuyện pho tượng đá cụt đầu có phải là hiện thân của nàng Mỵ Châu công chúa hay không vẫn đang còn là vấn đề bỏ ngỏ. Tuy nhiên, sự kỳ lạ khiến nhiều người tin rằng đó chính là hiện thân của công chúa Mỵ Châu có lẽ bởi dù đó là một pho tượng đá không hề có dấu vết đục đẽo, tạo tác gì của con người nhưng lại rất giống hình hài của một người bị cụt đầu.
 

Pho tượng cụt đầu là một khối đá nguyên vẹn, có hình dáng của một người cụt đầu ngồi theo thế xếp bằng, hai tay đặt song song và bàn tay đặt lên đầu gối.



Am thờ công chúa Mỵ Châu bên trái đền Ngự triều Di quy.



Mũi tên đồng tại Thành Cổ Loa

http://vietbao.vn/Van-hoa/Hinh-anh-le
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nữ hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)