Lớp 1 lá mầm

Chia sẻ bởi Lê Minh Đức | Ngày 23/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: lớp 1 lá mầm thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Tổ 4 – Sinh 31

PHÂN LOẠI THỰC VẬT
LỚP MỘT LÁ MẦM (Monocotyledoneae)
Hay LỚP HÀNH (Liliopsida)
Là 1 nhóm thực vật hạt kín tiến hoá theo con đường riêng.
Có ý nghĩa thực tiễn to lớn: làm lương thực cho người và gia súc.
Có đặc điểm chủ yếu phân biệt với cây 2 lá mầm. (nhưng không hoàn toàn nghiêm cách)


Nguồn gốc và tiến hoá
(Theo Takhtajan)
Một lá mầm sinh ra từ Hai lá mầm thân cỏ, sống ở nước , chưa có mạch thông, có nhiều nét chung với bộ Súng.
"Lớp Một lá mầm phát sinh từ những Hai lá mầm thấp nhất có lẽ đã chết từ lâu thuộc kiểu Súng".
Phân loại:
Chia làm 21 bộ,79 họ thuộc 3 phân lớp:
phân lớp Trạch tả (Alismidae)
phân lớp Hành(Liliidae)
phân lớp Cau (Arecidae)
PHÂN LỚP TRẠCH TẢ (ALISMIDAE)
Gồm những thực vật Một lá mầm nguyên thủy nhất hiện nay.
Cây thân cỏ sống ở nước
Mạch thông chưa có hoặc chỉ có ở rễ
Thành phần hoa còn nhiều ,chưa cố định ,xếp xoắn , các lá nỗn còn rời.
Gồm 2 bộ:Trạch tả (Alimales), Rong từ (Najadales)

Bộ Trạch tả (Alismales)
Những cây sống ở nước , không có mạch thông hoặc chỉ có ở rễ và thân rễ, hoa lưỡng tính hay đơn tính.
Cĩ 2 h?:
Hoa lu?ng tính,c�c l� nỗn r?i nhau, b?u tr�n : h? Tr?ch t?.
Hoa don tính, c�c l� nỗn dính nhau, b?u du?i: h? L� s?n.
Họ Trạch tả (Alismaceae)
Cây thân cỏ, sống ở nước hay chỗ ẩm.
Lá có cuống dài, phiến lá đa dạng, gân mạng lưới.
Hoa đều, lưỡng tính, đôi khi đơn tính:
Bao hoa 2 vòng phân hoá.
Nhị 6 hay nhiều.
Bộ nhuỵ có các lá noãn rời hay hơi dính ở gốc.
Quả đóng. Hạt không nội nhũ.
Công thức hoa: * K3 C3 A6-∞ G∞

Trạch tả
(Alisma plantago-acquatica)
Rau mác(Sagittaria sagittifolia L.)
Sagittaria japonica
PHÂN LỚP HÀNH (LILIIDAE)
Là 1 khâu quan trọng trong hệ thống sinh của lớp 1 lá mầm, có nguồn gốc chung với bộ Trạch tả.
Bao gồm những dạng cây thân cỏ, 1 số lớn cây có thân hành, 1 số ít có dạng thân gỗ đặc biệt.
Hoa cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió.
Phân loại: 16 bộ.
Bộ Hành (Liliales).
Bộ Gừng (Zingiberales).
Bộ Lan (Orchidales).
Bộ Cói (Cyperales).
Bộ Lúa (Poaceae).
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliales)
Là 1 bộ lớn, phân bố rộng.
Phần lớn cây thân cỏ, có thân rễ hay giò (hành) sống lâu năm, ở trên cạn hay ở nước. 1 số ít dạng thân gỗ sống nhiều năm.
Hoa thường đơn tính, đều hay không đều, mẫu 3.
Gồm 23 họ.
Họ Hành (Alliaceae)
Cây thân cỏ sống nhiều năm, có giò đơn hoặc kép.
Lá hình bản dẹp hay hình ống, thường có chất dự trữ do bẹ lá phồng lên tạo thành.
Cụm hoa nằm ở trên 1 cuốn dài, ở ngọn, hình đầu hay hình tán. Bao hoa dạng vảy.
Quả mở.
Công thức hoa: * P3+3 A3+3 G(3)
Hành tây (Allium cepa L.)
Tỏi tây (A. porrum L.)
Tỏi ta ( A. sativum L.)
Hẹ
(A. tuberosum Rott. et Spreng.)
Kiệu (A.chinense G. Don. A.triquetrum.L.)
Allium ursinum
Allium callimischon
Allium giganteum
Allium angulosum
Bộ Gừng (Zingiberales)
Cây có thân rễ.
Lá lớn với kiểu gân đặc biệt:1 gân chính ở giữa, từ đó phát ra những gân bên song song.
Hoa không đều, đối xứng 2 bên hoặc không đối xứng.
Bộ nhị giảm rõ rệt, 1 số biến thành bản dạng cánh.
Hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
Phân loại: 8 họ. Ở nước ta có 4 họ phổ biến:
Hoa 5 nhị, cánh môi do 1 mảnh bao hoa: họ Chuối.
Hoa 1 nhị, cánh môi do 3 nhị biến thành: họ Gừng.
Hoa chỉ có ½ nhị:
Không có cánh môi: họ Hoàng tinh.
Cánh môi do 1 nhị: họ Chuối hoa.

Họ Gừng (Zingiberaceae)
Thân rễ lớn, thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ.
Lá có các bẹ dài ôm lấy nhau tạo thân giả; cuống ngắn và phiến lớn; giữa cuống và bẹ có phần phụ (lưỡi nhỏ).
Hoa không đều.
Đài hình ống, màu lục.
Tràng hình ống, phía trên chia 3 thuỳ (thuỳ giữa lớn hơn 2 thuỳ bên).
1 nhị sinh sản với 2 bao phấn nứt phía trong.
Vòi nhuỵ chui qua khe hở giữa 2 bao phấn và thò ra ngoài. Bầu dưới 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn.
Quả nang, đôi khi là quả mọng. Hạt có nội nhũ, ngoại nhũ.
Công thức hoa: ↑ K(3) C(3) A1 G(3)
Riềng
(Alpinia offcinarum Hance)
Alpinia speciosus
Alpinia zerumbet
Alpinia X hybride
Nghệ
(Curcuma domestica Val.)
Gừng (Zingiber officinale Rose.)
Zingiber spectabile
Bộ Lan (Orchidales)
Liên hệ chặt chẽ với bộ hành.
Trong bộ hành, hoa đã có khuynh hướng phát triển dẫn đến bộ lan:
Tính chất hoa đối xứng 2 bên.
Sự tiêu giảm và chuyên hoá bộ nhị.
Bầu dưới, có 1 ô mang nhiều noãn.
Hạt bé,…
Chỉ có 1 họ duy nhất.
Họ Lan (Orchidaceae)
Cơ quan sinh dưỡng: Khá đa dạng.
Có loài ở đất, sống dai nhờ thân củ.
1 số thân leo.
Đa số sống bám trên những cây to trong rừng,
Có rễ khí sinh (màu lục), phát triển mạnh.
Phía ngoài rễ có 1 lớp mô xốp dày (lớp vêlamem) → dự trữ nước & bảo vệ rễ khỏi bị khô.
1 số loài, phần dưới lá hay gióng thân phình to (hành giả) → chứa chất dinh dưỡng dự trữ.
1 số loài khác không diệp lục & hoại sinh trên đất mùn.
Lá mọc cách, nguyên; phiến có khi rất dày.
Mạch không có ở rễ, thân; phần lớn là kiểu nguyên thuỷ.
Cơ quan sinh sản:
Hoa: hợp thành cụm hoa chùm hay bông, lưỡng tính, đối xứng 2 bên. Thích nghi thụ phấn nhờ sâu bọ, chim.
Bao hoa dạng cánh rời, xếp 2 vòng (mỗi vòng 3).
Mảnh 3 (vòng trong) có hình dạng và màu sắc khác → cánh môi. Góc cánh thường kéo dài tạo thành cựa→ chứa tuyến mật.
Ở nhiều hoa, khi nở, bầu vặn 180o → cánh môi không phải ở đằng sau úp mà ngửa ra phía trước (ở dưới) → làm chỗ đứng cho sâu bọ.
Những loài có cụm hoa treo thõng thì không có hiện tượng như vậy vì cánh môi đã ở dưới.
Nhị tiêu giảm còn 2 (thường chỉ còn 1). Trong trường hợp chung, chỉ nhị dính liền vòi nhuỵ thành cột nhị nhuỵ.
Hạt phấn thường dính lại 4 chiếc 1 hay thành khối.
Khối phấn có chuôi, gót dính ở phía dưới.
2 khối phấn ngăn cách nhau bởi trung đới.
Khối phấn nằm ở phần đầu cột nhị nhuỵ, được che đậy bởi 1 mỏ bất thụ (do 1 đầu nhuỵ biến đổi thành).
Nhuỵ gồm 3 lá noãn dính nhau→ bầu dưới, 1 ô, mang rất nhiều noãn, đính bên. Trên cột nhị nhuỵ có:
2 đầu nhuỵ sinh sản nằm trong 1 chỗ lõm.
Đầu nhuỵ 3 không sinh sản lồi ra thành mỏ bất thụ→ ngăn cách không cho khối phấn của nó rơi xuống đầu nhuỵ sinh sản (buộc phải giao phấn).
Quả: khô, mở thành 3 - 6 mảnh.
Hạt:
Rất nhỏ và nhiều, thường không nội nhũ.
Do nhẹ nên dễ phát tán nhờ gió.
Ở nhiều loài, trong quả có những lông hút nước → bắn hạt đi.
Phôi trong hạt phát triển yếu, không phân hoá cơ quan
Hạt muốn nảy mầm cần có nấm cộng sinh.
Sự sinh trưởng của các loài lan rất chậm: từ khi nảy mầm đến khi ra hoa mất nhiều năm (có khi tới 10-15 năm).
Công thức hoa: ↑ P3+3 A2-1 G(3)
Aerides rigida
Dendrobium `stripes`
Dendrobium X-hybride
Lan hài (Paphiopedilum X-hybride)
Phajus columnaris
Lan phượng vĩ
(Renanthera coccinea Lour.)
Spilanthes oleracea
Spilanthes urens
Bộ Cói (Cyperales)
Có quan hệ gián tiếp với bộ Hành thông qua bộ Bấc (có hoa cấu tạo khá gần nhau và cùng có nội nhũ bột).
Bao hoa khô xác.
Thích nghi lối thụ phấn nhờ gió.
Chỉ có 1 họ.


Họ Cói (Cyperaceae)
Cây thân cỏ sống lâu năm, ít khi 1 năm, thường mọc chỗ ẩm ướt.
Thân rễ nằm dưới đất, thân khí sinh không phân đốt, tiết diện ngang hình tam giác hay hơi tròn.
Lá có bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc, 2 mép bẹ thường dính nhau thành ống: lá xếp thành 3 dãy treo thân.
Hoa nhỏ, mọc thành bông nhỏ ở kẽ lá bắc, tập hợp thành bông, chùm, chuỳ,…Hoa lưỡng tính hay đơn tính.
Bao hoa rất giảm, dạng vảy khô xác hay dạng lông cứng, 1-6 hay nhiều mảnh, có khi không có.
Nhị 3, bao phấn đính gốc.
Bộ nhuỵ gồm 3 lá noãn hợp thành bầu trên; 1 ô chỉ chứa 1 noãn, 1 vòi và 3 đầu nhuỵ dài
Quả đóng. Hạt có nội nhũ bột bao quanh phôi
Công thức hoa: P∞,6,1,0 A3 G(3)
Cyperus alternifolius
Cyperus elegans
Cyperus involucratus
Cyperus fertilis
Mã thầy (E.dulcis Burn.f. var. tuberosa Roxb.)
Eleocharis geniculata
Bộ Lúa (Poaceae).
Đây là nấc cuối cùng trong dòng tiến hoá của phân lớp theo hướng thụ phấn nhờ gió.
Là 1 trong những bộ ở vị trí cao nhất trong hệ thống sinh Một lá mầm.
Bộ chỉ có 1 họ.

Họ Lúa (Poaceae)
Cây thân cỏ, sống lâu năm, ít khi 1-2 năm. 1 số dạng thân gỗ thứ sinh (tre, nứa,…).
Thân khí sinh chia gióng và mấu: gióng thường rỗng (trừ mía, kê, ngô thân đặc), không phân nhánh (trừ tre) mà chỉ phân nhánh từ rễ hay từ gốc.
Lá mọc cách, xếp 2 dãy theo thân.
Bẹ lá to, dài, gốc bẹ hơi phồng lên& 2 mép bẹ không dính liền nhau ôm chặt lấy thân→ che chở ncho mô phân sinh đốt.
Lá không có cuống (trừ tre), phiến hình dải hẹp.
Giữa bẹ và phiến có lưỡi nhỏ hình bản mỏng hay hình dãy lông mi→ cản bớt nước chảy vào thân non ở đốt.
Hoa nhỏ, tập hợp thành cụm hoa cơ sở là bông nhỏ (mang 1-10 hoa)→ cụm hoa phức tạp như bông kép, chùm, chuỳ,…
Gốc bông nhỏ thường có 2 mày bông xếp đối nhau; gốc mỗi hoa nhỏ có 2 mày hoa (mày hoa dưới ôm lấy mày hoa trên).
Phía trong mày hoa còn có 2 mày cực nhỏ, rất bé và mềm.
Nhị thường là 3 (đôi khi 6), chỉ nhị dài; bao phấn đính lưng (khi chín thường xoè hình “X”).
Bầu trên, 1 ô, 1 noãn, 2 vòi nhuỵ ngắn và 2 đầu nhuỵ dài mang chùm lông quét, thường màu nâu hay tím.
Quả dính, vỏ quả và vỏ hạt dính nhau (1 số ít quả đóng). Hạt chứa nhiều tinh bột, phôi nằm lệch 1 bên so với nội nhũ.
Ý dỹ (Coix lachryma – jobi L.)
Lúa (Oryza sativa L.)
Kê (Setaria italica (L.) Beauv.)
Setaria viridis (green bristle grass)
Lúa mỳ (Triticum aestivum L.)
Ngô (Zea mays L.)
Ngô (Zea mays L.)
Bambusa chungii
Bambusa ventricosa
Bambusa lapidea
Trúc sào (Phyllostachys pubescens Najel ex Lehaie)
Phyllostachys vivax
Sả (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf.)
Cymbopogon iwarancusa
(millet) (Bhutan)
Panicum miliaceum
(proso millet)
Chloris barbata
PHÂN LỚP CAU (ARECIDAE)
Làm thành 1 nhóm riêng biệt của lớp 1 lá mầm.
Trong quá trình tiến hoá:
Tiêu giảm thành phần hoa (hoa bao tiêu giảm, có khi mất hẳn).
Được bù đắp bởi kiểu cụm hoa bông mo, có mo (lá bắc lớn) →bảo vệ hoa & hấp dẫn sâu bọ.
Nét đặc trưng về tiến hoá cơ quan sinh dưỡng: sự xuất hiện dạng cây thân gỗ giả (dạng thân gỗ cau dừa).
Có chung nguồn gốc với bộ hành.
Có 5 bộ.

Bộ Cau (Arecales)
Họ Cau (Arecaceae)
Cây gỗ.
Thân cột lớn hay thân leo.
Thân không phân nhánh
Không có cấu tạo thứ cấp điển hình.
Sinh trưởng bằng những vòng dây→ kích thước tương đối đồng đều từ gốc lên ngọn.
Lá rất lớn, có bẹ ôm lấy thân. Cuống dài, phiến lá xẻ lông chim rất sâu (có khi sát gân chính) hay xẻ chân vịt.

Hoa lưỡng tính hay đơn tính cùng gốc; cụm hoa bông mo phân nhánh nhiều.
Bên ngoài có 1-2 lá bắc to bao bọc gọi là mo. Ngoài mo chung, mỗi nhánh hoa lại có mo riêng.
Bao hoa dạng đài, 6 mảnh xếp 2 vòng.
Nhị thường 6, cũng có khi nhiều hơn hay 3 nhị (1 ít).
Bộ nhuỵ gồm 3 lá noãn rời hay thường dính lại thành bầu trên, 3 ô hay 1 ô; mỗi ô chứa 1 noãn (thường chỉ có 1 trong 3 ô có noãn phát triển).
1 số loài có tuyến mật & hương thơm→ thụ phấn nhờ sâu bọ. 1 số khác thụ phấn nhờ gió.
Quả hạch hay quả mọng. Hạt có nội nhũ lớn ( 1 số có nội nhũ sừng rất rắn), phôi nhỏ.
Công thức hoa: ♂ P3+3 A3+3 ♀P3+3 G(3)
Dừa (Cocos nucifera L.)
Dừa (Cocos nucifera L.)
Cau (Areca catechu L.)
Calamus spiralis
Calamus longipinna (rattans-rotan)
Cọ (Livistona saribus (Lour.) Merr. ex Chev.)
Livistona australis
Livistona rotundifolia
Livistona muelleri
Chà là
(Phoenix dactylifera L.)
Phoenix reclinata
Phoenix acaulis
Phoenix canariensis
(canarian date palm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)