Lònh nhân ái
Chia sẻ bởi Từ Gia Hân |
Ngày 21/10/2018 |
70
Chia sẻ tài liệu: Lònh nhân ái thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chào mừng cô và các bạn
đến với bài thuyết trình
Đề: Hãy kể một câu chuyện về lòng nhân ái.
Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cả thể riêng biệt, độc lập, và nhờ có lòng nhân ai mà họ có thể gắn kết lại với nhau. Như ông cha ta từ xưa đã có nhiều câu ca dao tục ngữ nói về lòng nhân ái như “lá lành đùm lá rách” hay “thương người như thể thương thân”, …Xã hội càng phát triển thì lòng nhân ái càng thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau như câu chuyện sau đây mà tôi đã từng chứng kiến:
Vào một ngày tiết trời trong xanh cuối năm, trên chuyến tàu từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang đang tất bật chở những người xa sứ về quê đón một năm mới tốt lành cùng với gia đình, có một người đàn ông đứng tuổi với bộ đồ công nhân cũ kĩ đã phai màu, rách rưới với khuôn mặt nhem nhuốc, xen lẫn vui mừng có lẽ vì cũng như bao người khác, ông sắp được đoàn tụ với gia đình sau một năm làm việc vất vả.
Khi tàu khởi hành, một cô soát vé hết sức xinh đẹp bước tới chỗ của người đàn ông đó để soát vé, cô nhìn chằm chằm vào người ông với một ánh mắt kì lạ và cất giọng cộc lốc nói:
– Soát vé!
Người đàn ông lớn tuổi đó lục khắp người từ trên xuống dưới một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay mà không muốn chìa ra. Cô soát vé liếc mắt nhìn vào tay ông ta, cười với vẻ trách móc, rồi nói :
– Ðấy là vé trẻ em cơ mà.
Người đàn ông bỗng đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp lại :
– Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao hả cô?
Tất nhiên, cô soát vé biết rằng giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng nhau nhưng không hiểu sao cô lại nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi :
– Ông là người tàn tật sao?
– Vâng, tôi là người tàn tật.
– Vậy hãy cho tôi xem giấy chứng nhận tàn
tật của ông.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Ông đáp :
– Tôi…tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào nên …tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn giọng :
– Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được ông là người tàn tật được?
Người đàn ông ấy chỉ biết im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên:
–Tôi chỉ còn một nửa bàn chân.
Sự thật đã rõ ràng như vậy mà cô soát vé vẫn cứ liếc nhìn và nói to :
– Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu màu đỏ của Hội người tàn tật ấy, ông có không! Lúc này, mọi người xung quanh đều đổ dồn ánh mắt về phía họ, bàn tán xôn xao. Người đàn ông với khuôn mặt buồn tủi, giải thích tiếp :
– Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định được…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình ra sao. Người đàn ông ấy lại một lần nữa trình
bày với trưởng tàu rằng mình thật sự
là người tàn tật, đã mua một chiếc
vé trẻ em có giá trị bằng vé của người tàn tật…Rồi trưởng tàu cũng hỏi :
– Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ?
Người đàn ông trả lời ông không
có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó
ông cho trưởng tàu xem nửa bàn
chân của mình .Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói :
– Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Ông lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 30 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ để mua vé bổ sung. Ông buồn rầu và nói với trưởng tàu như khóc :
– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít mua giùm để
tôi có thể về ăn Tết với con cháu.
Tôi đã không về cũng năm năm nay rồi, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, giúp giùm tôi.
Nhưng vị trưởng tàu vẫn kiên quyết nói :
– Không được!
Thừa dịp, cô soát vé tiếp lời nói với Trưởng tàu :
– Hay là bắt ông ta lên đầu tàu xúc than, coi như là làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý :
– Thôi, vậy cũng được.
Một vài người xung quanh trông có vẻ bất bình nhưng không ai dám lên tiếng. Rồi bỗng nhiên, một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, to giọng hỏi:
– Anh có phải đàn ông không ?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại :
– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có phải là đàn ông hay không ?
– Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không ?
– Ðương nhiên tôi là đàn ông rồi!
– Vậy anh dùng cái gì để chứng
minh anh là đàn ông ? Anh hãy
đưa giấy chứng nhận đàn ông
của mình cho mọi người xem xem ?
Mọi người chung quanh cười rộ lên. Thừ người ra một lát, vị trưởng tàu nói :
– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả ?
Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói :
– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông thì anh không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành :
– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng :
– Cô hoàn toàn không phải người! Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé :
– Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì ?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
– Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh đều
vỗ tay tán thưởng. Tức quá
nhưng không làm gì được,
trưởng tàu và cô soát vé bỏ đi.
Còn người đàn ông trung niên bị
cụt chân thì cứ nhìn trân trân
vào mọi thứ trước mặt.
Không biết tự bao giờ, mắt ông đẫm lệ, không rõ ông đang tủi thân, xúc động, hay đang thù hận nữa. Ông chỉ biết cảm ơn
người dồng chí ấy và mọi
người xung quanh đã giúp
mình. Sau đó, không khí
trong toa tàu thật náo
nhiệt, mọi người làm
quen, trò chuyện
với nhau trong
suốt quãng
đường.
“Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở lên tốt lành”, ngạn ngữ Nga đã từng nói như vậy bởi “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có lòng nhân ái”. Nếu không có lòng nhân ái, không có tình yêu thương, thì cuộc sống sẽ trở thành địa ngục, Trái Đất sẽ trở thành nấm mồ lạnh giá và dẫu khi ấy trái tim ta chưa ngừng đập, sống cũng chỉ là vô nghĩa. Nhà sư phạm người Nga Xu Khôm Lin-xki đã từng nói:
“Nếu những đứa trẻ dửng dưng với những điều đang xảy ra trong trái tim người bạn,
bố mẹ hoặc bất cứ người đồng bào nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc
trong ánh mắt người khác trong trái tim
người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính”. Bài học làm người đầu tiên là bài học về lòng nhân ái, sự can đảm, sẻ chia. Bạn ơi đừng bao giờ ngừng yêu thương vì nêm
yêu thương đong đầy cho tất cả, ta sẽ thấy vị
ngọt mát cuộc đời.
đến với bài thuyết trình
Đề: Hãy kể một câu chuyện về lòng nhân ái.
Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cả thể riêng biệt, độc lập, và nhờ có lòng nhân ai mà họ có thể gắn kết lại với nhau. Như ông cha ta từ xưa đã có nhiều câu ca dao tục ngữ nói về lòng nhân ái như “lá lành đùm lá rách” hay “thương người như thể thương thân”, …Xã hội càng phát triển thì lòng nhân ái càng thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau như câu chuyện sau đây mà tôi đã từng chứng kiến:
Vào một ngày tiết trời trong xanh cuối năm, trên chuyến tàu từ thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang đang tất bật chở những người xa sứ về quê đón một năm mới tốt lành cùng với gia đình, có một người đàn ông đứng tuổi với bộ đồ công nhân cũ kĩ đã phai màu, rách rưới với khuôn mặt nhem nhuốc, xen lẫn vui mừng có lẽ vì cũng như bao người khác, ông sắp được đoàn tụ với gia đình sau một năm làm việc vất vả.
Khi tàu khởi hành, một cô soát vé hết sức xinh đẹp bước tới chỗ của người đàn ông đó để soát vé, cô nhìn chằm chằm vào người ông với một ánh mắt kì lạ và cất giọng cộc lốc nói:
– Soát vé!
Người đàn ông lớn tuổi đó lục khắp người từ trên xuống dưới một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay mà không muốn chìa ra. Cô soát vé liếc mắt nhìn vào tay ông ta, cười với vẻ trách móc, rồi nói :
– Ðấy là vé trẻ em cơ mà.
Người đàn ông bỗng đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp lại :
– Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao hả cô?
Tất nhiên, cô soát vé biết rằng giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng nhau nhưng không hiểu sao cô lại nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi :
– Ông là người tàn tật sao?
– Vâng, tôi là người tàn tật.
– Vậy hãy cho tôi xem giấy chứng nhận tàn
tật của ông.
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Ông đáp :
– Tôi…tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào nên …tôi đã mua vé trẻ em.
Cô soát vé cười gằn giọng :
– Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được ông là người tàn tật được?
Người đàn ông ấy chỉ biết im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên:
–Tôi chỉ còn một nửa bàn chân.
Sự thật đã rõ ràng như vậy mà cô soát vé vẫn cứ liếc nhìn và nói to :
– Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu màu đỏ của Hội người tàn tật ấy, ông có không! Lúc này, mọi người xung quanh đều đổ dồn ánh mắt về phía họ, bàn tán xôn xao. Người đàn ông với khuôn mặt buồn tủi, giải thích tiếp :
– Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định được…
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình ra sao. Người đàn ông ấy lại một lần nữa trình
bày với trưởng tàu rằng mình thật sự
là người tàn tật, đã mua một chiếc
vé trẻ em có giá trị bằng vé của người tàn tật…Rồi trưởng tàu cũng hỏi :
– Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu ?
Người đàn ông trả lời ông không
có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó
ông cho trưởng tàu xem nửa bàn
chân của mình .Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói :
– Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Ông lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 30 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ để mua vé bổ sung. Ông buồn rầu và nói với trưởng tàu như khóc :
– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít mua giùm để
tôi có thể về ăn Tết với con cháu.
Tôi đã không về cũng năm năm nay rồi, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, giúp giùm tôi.
Nhưng vị trưởng tàu vẫn kiên quyết nói :
– Không được!
Thừa dịp, cô soát vé tiếp lời nói với Trưởng tàu :
– Hay là bắt ông ta lên đầu tàu xúc than, coi như là làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý :
– Thôi, vậy cũng được.
Một vài người xung quanh trông có vẻ bất bình nhưng không ai dám lên tiếng. Rồi bỗng nhiên, một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, to giọng hỏi:
– Anh có phải đàn ông không ?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại :
– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có phải là đàn ông hay không ?
– Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không ?
– Ðương nhiên tôi là đàn ông rồi!
– Vậy anh dùng cái gì để chứng
minh anh là đàn ông ? Anh hãy
đưa giấy chứng nhận đàn ông
của mình cho mọi người xem xem ?
Mọi người chung quanh cười rộ lên. Thừ người ra một lát, vị trưởng tàu nói :
– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả ?
Ðồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói :
– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông thì anh không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành :
– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng :
– Cô hoàn toàn không phải người! Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé :
– Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì ?
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
– Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh đều
vỗ tay tán thưởng. Tức quá
nhưng không làm gì được,
trưởng tàu và cô soát vé bỏ đi.
Còn người đàn ông trung niên bị
cụt chân thì cứ nhìn trân trân
vào mọi thứ trước mặt.
Không biết tự bao giờ, mắt ông đẫm lệ, không rõ ông đang tủi thân, xúc động, hay đang thù hận nữa. Ông chỉ biết cảm ơn
người dồng chí ấy và mọi
người xung quanh đã giúp
mình. Sau đó, không khí
trong toa tàu thật náo
nhiệt, mọi người làm
quen, trò chuyện
với nhau trong
suốt quãng
đường.
“Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở lên tốt lành”, ngạn ngữ Nga đã từng nói như vậy bởi “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có lòng nhân ái”. Nếu không có lòng nhân ái, không có tình yêu thương, thì cuộc sống sẽ trở thành địa ngục, Trái Đất sẽ trở thành nấm mồ lạnh giá và dẫu khi ấy trái tim ta chưa ngừng đập, sống cũng chỉ là vô nghĩa. Nhà sư phạm người Nga Xu Khôm Lin-xki đã từng nói:
“Nếu những đứa trẻ dửng dưng với những điều đang xảy ra trong trái tim người bạn,
bố mẹ hoặc bất cứ người đồng bào nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc
trong ánh mắt người khác trong trái tim
người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính”. Bài học làm người đầu tiên là bài học về lòng nhân ái, sự can đảm, sẻ chia. Bạn ơi đừng bao giờ ngừng yêu thương vì nêm
yêu thương đong đầy cho tất cả, ta sẽ thấy vị
ngọt mát cuộc đời.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Từ Gia Hân
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)