LÒNG BIẾT ƠN- Quà tặng 20-11
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mây Mây |
Ngày 09/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: LÒNG BIẾT ƠN- Quà tặng 20-11 thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
LÒNG BIẾT ƠN
SƯU TẦM
QUÀ TẶNG 20-11.
Khi ai giúp ta một việc gì dù lớn hay nhỏ, ta luôn nói “cám ơn”. Đó là một cách ứng xử văn hoá, một lối “tỏ lòng” biết ơn của con người hiện đại. Xưa kia, cha ông ta ít dùng từ “cám ơn”, nhưng cũng luôn dạy con cháu về ơn nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ơn ai một chút để bên dạ này”… Đó là lòng biết ơn! Học trò đến trường được dạy “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là thày, nửa chữ cũng là thày), đó cũng là lòng biết ơn! Với chúng ta ngày nay, lòng biết ơn, tình cảm ơn nghĩa tất nhiên không chỉ thể hiện ở câu nói “cám ơn”.
Nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác đa dạng và tinh tế. Ăn một bát cơm phải nhớ người trồng lúa; mặc một tấm áo nên nhớ người trồng dâu dệt vải…Trong xã hội mà “có tiền mua tiên cũng được”, người ta dường như cố gắng kiếm ra được nhiều tiền mà ít nghĩ đến lòng biết ơn. Họ tưởng rằng chỉ cần trả tiền sòng phẳng đã là lịch sự, mà không biết rằng dùng tiền một cách vô cảm sẽ giết chết dần phần nhân tính trong con người. Nhiều khi ta không thể trả ơn được người đã giúp ta, nhưng ta lại cố gắng sống vì người khác, giúp người khác thật nhiều, đó cũng chính là hành động trả ơn.
Sống cũng là một hành động trả ơn, bởi “người ta là hoa đất”, nhưng cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu người ta sống trên mặt đất “làm cho đất nở hoa”, làm đẹp, làm giàu cho nơi ta sống. Trong mấy chục năm dạy học, tôi có nhiều học trò, nhiều lứa học trò. Không ít lần có những học trò thấy tôi mà làm ngơ như không thấy, để không phải chào một tiếng “em chào cô ạ”. Tôi tự hỏi, không biết mình có làm gì để bạn ấy xấu hổ vì phải chào mình không? Điều đó làm tôi cố gắng để sống tốt như tôi có thể. Song nhiều khi nghĩ lại, tôi còn thấy, hình như người không chào mình, không có thói quen chào hỏi
Họ thiếu lòng biết ơn, và đáng thương thay, thiếu hẳn một niềm hạnh phúc được chia sẻ và thể hiện ơn nghĩa.
Tuổi sinh viên chủ yếu mới là tuổi được nhận. Gia đình cho em những điều kiện tốt nhất để học tập, thày cô truyền dạy cho em những tinh tuý của trí tuệ mà họ đã cả đời tích luỹ và vun đắp, cả cộng đồng cho em tình thương mến và niềm tin ở tương lai, bạn bè cho em sự sẻ chia…Nếu không có sự chiêm nghiệm bản thân, người ta dễ vô tình nghĩ rằng sự cho và nhận kia là một tất yếu. Nhu cầu của con người là vô cùng và khi không hài lòng người ta dễ oán trách hoặc so đo. Hãy nghĩa rằng, những vật chất ít ỏi mình nhận được từ gia đình đã là sự cố gắng tột cùng của người thân, bạn sẽ trân trọng những gì mình nhận. Đó là lòng biết ơn
Một bạn sinh viên đã có 4 năm nhận tri thức từ nhà trường, nhưng khi đi thực tập bạn chỉ nhìn thấy những người lười biếng, xoay xoả, dối trá để nhận điểm thực tập tốt, mà không thấy những cố gắng hết sức của thày cô cho bạn và sự chăm chỉ, nghiêm túc, sang tạo của các bạn khác quanh mình. Những điều bạn viết ra đều đúng, nhưng tiếc rằng nó chỉ là hiện tượng và chỉ được nhìn từ một phía. Tôi chợt nhớ câu nói của Nam Cao “giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”. Tôi rất tiếc vì bạn sớm nhìn đời bằng con mắt ấy. Lòng biết ơn là đạo đức, vô ơn cũng không phạm pháp, nhưng nó biến mình thành người thực dụng, khô cằn và thảm hại. Hãy biết nói lời cám ơn khi được giúp đỡ, và biết giúp mọi người khi có thể. Người làm ơn không đòi trả ơn, còn người mang ơn biết nói lời “cảm ơn” người đã giúp mình. Nếu ai cũng sống như vậy thì cuộc đời sẽ đẹp hơn rất nhiều.
SƯU TẦM
QUÀ TẶNG 20-11.
Khi ai giúp ta một việc gì dù lớn hay nhỏ, ta luôn nói “cám ơn”. Đó là một cách ứng xử văn hoá, một lối “tỏ lòng” biết ơn của con người hiện đại. Xưa kia, cha ông ta ít dùng từ “cám ơn”, nhưng cũng luôn dạy con cháu về ơn nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ơn ai một chút để bên dạ này”… Đó là lòng biết ơn! Học trò đến trường được dạy “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là thày, nửa chữ cũng là thày), đó cũng là lòng biết ơn! Với chúng ta ngày nay, lòng biết ơn, tình cảm ơn nghĩa tất nhiên không chỉ thể hiện ở câu nói “cám ơn”.
Nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác đa dạng và tinh tế. Ăn một bát cơm phải nhớ người trồng lúa; mặc một tấm áo nên nhớ người trồng dâu dệt vải…Trong xã hội mà “có tiền mua tiên cũng được”, người ta dường như cố gắng kiếm ra được nhiều tiền mà ít nghĩ đến lòng biết ơn. Họ tưởng rằng chỉ cần trả tiền sòng phẳng đã là lịch sự, mà không biết rằng dùng tiền một cách vô cảm sẽ giết chết dần phần nhân tính trong con người. Nhiều khi ta không thể trả ơn được người đã giúp ta, nhưng ta lại cố gắng sống vì người khác, giúp người khác thật nhiều, đó cũng chính là hành động trả ơn.
Sống cũng là một hành động trả ơn, bởi “người ta là hoa đất”, nhưng cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu người ta sống trên mặt đất “làm cho đất nở hoa”, làm đẹp, làm giàu cho nơi ta sống. Trong mấy chục năm dạy học, tôi có nhiều học trò, nhiều lứa học trò. Không ít lần có những học trò thấy tôi mà làm ngơ như không thấy, để không phải chào một tiếng “em chào cô ạ”. Tôi tự hỏi, không biết mình có làm gì để bạn ấy xấu hổ vì phải chào mình không? Điều đó làm tôi cố gắng để sống tốt như tôi có thể. Song nhiều khi nghĩ lại, tôi còn thấy, hình như người không chào mình, không có thói quen chào hỏi
Họ thiếu lòng biết ơn, và đáng thương thay, thiếu hẳn một niềm hạnh phúc được chia sẻ và thể hiện ơn nghĩa.
Tuổi sinh viên chủ yếu mới là tuổi được nhận. Gia đình cho em những điều kiện tốt nhất để học tập, thày cô truyền dạy cho em những tinh tuý của trí tuệ mà họ đã cả đời tích luỹ và vun đắp, cả cộng đồng cho em tình thương mến và niềm tin ở tương lai, bạn bè cho em sự sẻ chia…Nếu không có sự chiêm nghiệm bản thân, người ta dễ vô tình nghĩ rằng sự cho và nhận kia là một tất yếu. Nhu cầu của con người là vô cùng và khi không hài lòng người ta dễ oán trách hoặc so đo. Hãy nghĩa rằng, những vật chất ít ỏi mình nhận được từ gia đình đã là sự cố gắng tột cùng của người thân, bạn sẽ trân trọng những gì mình nhận. Đó là lòng biết ơn
Một bạn sinh viên đã có 4 năm nhận tri thức từ nhà trường, nhưng khi đi thực tập bạn chỉ nhìn thấy những người lười biếng, xoay xoả, dối trá để nhận điểm thực tập tốt, mà không thấy những cố gắng hết sức của thày cô cho bạn và sự chăm chỉ, nghiêm túc, sang tạo của các bạn khác quanh mình. Những điều bạn viết ra đều đúng, nhưng tiếc rằng nó chỉ là hiện tượng và chỉ được nhìn từ một phía. Tôi chợt nhớ câu nói của Nam Cao “giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”. Tôi rất tiếc vì bạn sớm nhìn đời bằng con mắt ấy. Lòng biết ơn là đạo đức, vô ơn cũng không phạm pháp, nhưng nó biến mình thành người thực dụng, khô cằn và thảm hại. Hãy biết nói lời cám ơn khi được giúp đỡ, và biết giúp mọi người khi có thể. Người làm ơn không đòi trả ơn, còn người mang ơn biết nói lời “cảm ơn” người đã giúp mình. Nếu ai cũng sống như vậy thì cuộc đời sẽ đẹp hơn rất nhiều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mây Mây
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)