Linh tinh 1

Chia sẻ bởi Dương Quý Dat | Ngày 21/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: linh tinh 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Búp sen xanh
Giới thiệu tác phẩm
Tác giả: Sơn Tùng
BÚP SEN XANH / Sơn Tùng: In lần thứ 6. _ H. : Giáo dục, 2000. _ 363 tr.; 19 cm.
Bác Hồ của chúng ta, Vị Cha già vô vàn kính yêu của dân tộc. Cả cuộc đời Bác là một sự cống hiến và hy sinh cho dân tộc, cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong cuộc kháng chiến cứu quốc vĩ đại, giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Không những thế,Người còn là một chiến sí kiên cường của CM thế giới,là danh nhân văn hoá, điều đó thì ai cũng biết.Nhưng có lẻ, vẫn còn rất ít người biết sâu sắc về cuộc đời thơ ấu của Bác nơi quê nhà và về tuổi ấu thơ mà Bác đã trải qua. Vì thế, hôm nay,
trước khi nghe các thầy cô kể những mẫu chuyện về đức tính Bác Hồ, tôi xin giới thiệu tác phẩm “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác trong khoảng thời gian này. Nội dung của tác phẩm có thể được tóm lược như sau:
Trong hoàn cảnh nước ta đã rơi vào tay thực dân Pháp, muôn dân phải chịu biết bao nỗi cực nhục, tủi hờn của kiếp sống nô lệ mà các con đường cứu nước đều đã đi vào bế tắc, không lối thoát thì cậu bé Nguyễn Sinh Côn đã đời và lớn lên trong hoàn cảnh ấy. Cha của Côn là nhà nho Nguyễn Sinh Sắc,cùng mẹ là bà Hoàng Thị Lan Nguyễn Sinh Côn (tự Tất Thành) là đứa con thứ
Làng Sen – Quê nội Bác Hồ
ba của vợ chồng anh nho Sắc. Thời thơ ấu, Côn sống trong sự yêu thương dạy dỗ của ông bà ngoại, cha mẹ và thầy Vương Thúc Quý. Chính truyền thống của một nhà nho nghèo nhưng trong sạch, giàu lòng nhân ái đã nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Sinh Côn.
Ngay từ tuổi ấu thơ, cậu bé Côn đã bộc lộ tư chất thông minh sáng dạ hơn người. Trong đám tang ông ngoại, Côn đã níu áo cha mà nói “Cha ơi! Cây nến cùng khóc ông. Nước mắt nó chảy cha ơi”. Khi anh nho San (tức Phan Bội Châu) hỏi ... Cây nến đâu có tiếng khóc sao lại bảo nó khóc ? Côn bảo: Nó chảy nước mắt, thương ông chứ nó không có tiếng khóc, cũng như cha cháu, cả chú nữa (chỉ Phan Bội Châu )
Làng Hoàng Trù - Quê ngoại Bác Hồ
cũng chảy nước mắt mà không có tiếng khóc. Rồi Côn xòe bàn tay vạch ra chữ nhất, chữ nhị, chữ tam ... mặc dù Côn chưa đi học.
Khi đã được cắp sách đến trường thì Côn hơn hẳn đám bạn cùng lớp, kể cả anh Khiêm về cái khoản học thuộc lòng, có một lần thầy ra bài tập làm cách đối, phía trên có “Chung sơn” phía dưới có “Trắc Lĩnh” chỉ có vậy mà Côn đã tạo nên bức tranh hùng vĩ trong hai vế đối, chính thầy phải khen là “Thi trung hữu hoạ” (như có bức vẻ trong thơ):
“Chung sơn vượng khi thành kiên cố.
Trắc lĩnh đa vân thị lão niên”.
Côn không những thông minh mà còn rất nghịch
Căn nhà - Nơi Bác Hồ ở
ngợm với đủ trò trèo cây , bắt bướm, chọc cho chó của hàng xóm sủa, rồi có người đến tận nhà trách mắng với bà ngoại. Cũng may, Côn sớm biết nhận lỗi và sửa lỗi nhanh chóng.
Cứ thế, Côn lớn lên giữa bạt ngàn hương sen quê ngoại và giọng ca chan chứa nổi niềm của ông Xẩm cất lên khi vận nước suy vong. Cha thi đỗ cử nhân nhưng thi Hội trượt nên vào Huế học tiếp, mẹ Côn phải đi theo chăm sóc cho chồng, hai con trai của họ là Nguyễn sinh Khiêm , Nguyễn Sinh Côn cùng đi. Cô con gái lớn là Nguyễn Thị Thanh ở lại quê nhà cùng bà ngoại và dì. Cả gia đình đi bộ suốt tháng ròng trên con đường từ Nghệ An vào Huế
Những năm sống ở Huế, Côn đã biết đỡ đần, chăm sóc cho mẹ rất nhiều khi mẹ mang thai, cha bận việc học. Cũng tại nơi nầy, Côn đã có những người bạn thân thiết, biết giúp đỡ, thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Ngày ấy khi mẹ sinh em bé chưa được mấy ngày thì cha nhận lệnh phải đi Thanh Hoá coi thi đem theo cả anh Khiêm cùng đi. Côn ở nhà chăm sóc mẹ và em. Với cái tuổi lên mười Côn phải sắc thuốc, nấu cơm cho mẹ rồi bế em đi xin sữa. Mẹ bị đau nặng, không qua khỏi. Một ngày buồn ... mẹ Côn đã chết. Côn và em Xin mồ côi, bơ vơ giữa đất khách quê người. Chính những người bạn nhỏ của Côn và bà con hàng xóm đã giúp đỡ
Lối vào nhà Bác
Côn trong những ngày cơ cực ấy. Rồi cha Côn trở về nhưng bé Xin cũng chết. Nỗi đau chồng chất nỗi đau.
Ba cha con lại trở về Nghệ an, Côn mang theo trong ký ức của mình những kỷ niệm về Huế, ở đó đọng lại hình ảnh những người đói rách, ăn mày, mà trước đây Côn nghĩ là ở đất kinh thành sẽ không có, hình ảnh người dân ta gầy gò đầu đội nón mê phải cúi đầu kéo xe cho thằng Tây bụng phệ ... Nỗi đau mất vợ, mất con dằn vặt lương tâm ông cụ Nguyễn Sinh Sắc suốt
quảng đường về.
Về quê, Côn vui mừng gặp lại bà ngoại, chị Thanh và dì, ngoại của Côn đã suy sụp nhiều vì đứa con gái yêu quý của bà đã ra đi không bao giờ trở lại. Bà đã đổ bệnh Côn rất lo lắng cho
Bà Nguyễn Thị Thanh – Chị gái Bác Hồ
Nhà ông bà ngoại Bác Hồ
sức khoẻ của bà. Côn đã lên tỉnh mua thuốc cho bà, nhưng mua được thuốc rồi, Côn vẫn không kịp về với bà. Trong khi Côn nhẹ bước trên đường với bao ý nghĩ vui vẻ về bà: Bà sẽ khoẻ dậy, sẽ chọn những quả trứng gà ấp không nở cho hai anh em luộc ăn, bà sẽ dẫn Côn ra vườn hái những quả chín trên cây vào thắp hương cho mẹ ... ý nghĩ ấy tan biến nhanh chóng khi có tiếng anh Khiêm gọi hối hả “bà ... chết ... rồi” Côn khựng lại, hai tay ôm mặt ... Thêm một lần nữa, cậu bé hơn mười tuổi Nguyễn Sinh Côn phải chịu nỗi đau mất người thân Thời gian này, cha Côn đã đỗ Phó bảng nhưng chưa chịu ra làm quan vì ông còn muốn lưu lại quê nhà để chăm lo cho mẹ vợ,
Nhà sàn Bác Hồ
nhưng bà đã qua đời. Không thể từ chối, quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (nay đổi tên là Nguyễn Sinh Huy) phải vào kinh nhận chức ... Nguyễn Sinh Côn và anh phải theo cha vào Huế. Côn đã được vào học ở Trường tiểu học Pháp-Việt rồi đỗ vào trường Quốc học, chốn “Thiên đường trường học” Côn đã được gọi cái tên mới Nguyễn Tất Thành còn anh là Nguyễn Tất Đạt. Họ được gặp lại bạn cũ ngày xưa.
Vào Huế lần này, cả ba cha con phải tự lo liệu sống một cuộc sống thanh bần giữa chốn kinh kỳ. Huế đã đổi thay, nhà Tây, cờ Tây ngạo nghễ trên tầm cao, che khuất kinh thành của Vua. Ở trường Quốc Học, Tất Thành được học chữ mới
. Những thầy giáo người Pháp dạy cho học trò những bài học về văn hoá, lịch sử nước Pháp. Người Pháp muốn đào luyện lớp trẻ nước ta thành những con người trung thành với nước Pháp về sau này. Tất thành suy nghĩ rất nhiều về những gì mình được “mắt thấy tai nghe” ở đây. Thời kỳ này, anh cũng được chứng kiến nhiều cuộc trao đổi giữa cha mình với những chí sĩ yêu nước như thầy Lê Văn Miến, chú Đặng Thái Thân. Tất Thành cũng tỏ rõ quan điểm của mình khi cha hỏi về con đường cứu nước của Phan Bội Châu...
Rồi một sự kiện đau lòng nữa lại đến, âm mưu chống Pháp của vua Thành Thái bị thất bại nhà vua bị đi đày, một số quan lại trong triều bị
Bên ao cá Bác Hồ
giáng chức. Ông phó bảng Nguyễn sinh Huy bị ép xuống làm tri huyện Bình Khê, phải vào nhận chức ở Bình Khê.Tất Thành và Tất Đạt vẫn ở lại Huế để học. Trong một lần dân Huế xuống đường biểu tình chống thuế, Tất Thành đã rủ nhiều bạn đi trước để làm thông ngôn. Bọn Pháp nổ súng vào đoàn người, có người đã bị thương, Tất Thành xé áo của mình để băng bó vết thương cho người đó.Sau lần đó bọn Pháp đã truy tìm và biết Tất Thành học ở trường mới, bọn chúng bắt Tất Thành phải viết cam đoan khi ra trường sẽ làm việc cho Pháp nếu không sẽ bị đuổi học nhưng Tất Thành đã bỏ học. Thầy Lê Văn Miến cũng không thuyết phục được người học trò yêu quý của mình ở lại. Tất Thành
Chữ Ký Bác Hồ
ra đi với một quyết tâm nung nấu – anh sẽ phải tìm ra con đường đi đúng hướng để cứu nước cứu dân.
Nguyễn tất Thành đã vào Bình Định thăm cha, tỏ rõ ý chí của mình rồi sau đó tạm vào Phan Thiết dạy học ở trường Dục Thanh, học trò rất yêu quý thầy Thành nhưng ý nguyện ra đi vẫn thôi thúc người thầy giáo trẻ nầy.
Một đêm trăng sáng, thầy giáo Thành đi dạo trên bờ biển Phan Thiết và tình cờ gặp lại người mà anh đã cứu ở Huế. Nhận ra Tất Thành là ân nhân và biết nguyện vọng của Thành, anh Tư Lê người bị thươ ng năm xưa, đã xin kết nghĩa và tôn thầy giáo Thành làm

Nhà sàn Bác Hồ
anh và gọi là anh Ba.
Sáng hôm sau, thầy Thành đã để lại hai lá thư ở trường Dục Thanh và ra đi theo tiếng gọi của trái tim vì dân, vì nước. Anh đã cùng Tư Lê lên tàu vào Sài gòn. Vào đây, anh Ba đã được anh Tư Lê giới thiệu và xin vào ở nhà ông già Đôn và bắt đầu làm phu khuân vác cùng những người làm thuê ở bến cảng. Lúc này cụ Nguyễn Sinh Huy cũng đã từ quan, đi khắp nơi để để bốc thuốc chữa bệnh cho mọi người.
Trong những ngày làm việc ở cảng, trông thấy những con tàu viễn dương to lớn neo đậu ở đấy, anh Ba đã nghĩ đến ý định phải đi lên tàu để đi sang Pháp và các nước khác ... Rồi anh Ba quyết định lên đường, anh đã đến
Anh Ba cái tên gọi khác của Bác Hồ
thăm và từ biệt người cha yêu kính của mình. Cụ Sắc đã tỏ ý ủng hộ con để anh thực hiện chí hướng của mình. Rồi, cha con chia tay nhau.
Vào sáng ngày 5/6/1911 sương sớm phủ nóc Nhà Rồng, dòng sông Sài Gòn cong vòng như lưng người đã trải qua nhiều khúc đường đời khổ ải “Trời ngã màu chì, cơn mưa đen tháng sáu dấy lên ...”
Trong ngỏ hẻm, cha con ông già Đôn, Tư Lê, Sáu Đen, Chín Mập đưa tiễn chàng trai trẻ lên con tàu Đô Đóc La-Tu-Sơ Tơ-Rê-Vin sang Pháp. Anh chấp nhận cảnh xa quê hương đất nước. Làm việc trên tàu với công việc phụ bếp nhưng anh Ba vẫn quyết định và nung nấu ý chí của mình là sẽ tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc-Tên gọi khác của Bác Hồ
Anh ra đi trước bao cặp mắt đau buồn nhưng lại đầy tin tưởng của mọi người. Bến cảng Nhà Rồng đã chứng kiến cảnh người lên tàu rời xa Tổ Quốc.
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Mời các bạn hãy tìm đọc “BÚP SEN XANH” của nhà văn Sơn Tùng để lại được cảm nhận về tuổi thơ với bao nỗi đau của Bác, cảm nhận được cái niềm tin, ý chí của Bác và để được hiểu thêm về cuộc đời của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc
Bác là Bác HỒ CHÍ MINH !
Xin chân thành cám ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Quý Dat
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)