LIÊN HỆ THỰC TIÊN BÀI AMONIAC

Chia sẻ bởi Bùi Văn Sang | Ngày 10/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: LIÊN HỆ THỰC TIÊN BÀI AMONIAC thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

LIÊN HỆ THỰC TIỄN BÀI SỰ ĐIỆN LI
I. VAI TRÒ CỦA CÁC ION ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI
I. VAI TRÒ CỦA CÁC ION ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƯỜI
Dịch cơ thể bao gồm nước và ion thiết yếu như  Na+, Cl­-, Ca2+, Mg2+, K+…có vai trò rất quan trọng đối với con người, bởi tất cả các hệ thống trong cơ thể đều lệ thuộc vào nó.
Dịch cơ thể giúp vận chuyển dưỡng chất và oxy tới các tế bào, thanh lọc các độc tố trong các cơ quan, tạo môi trường ẩm ướt cho tai, mũi và các mô cuống họng, điều hóa khoáng chất và dưỡng chất cho cơ thể sử dụng...
II. VAI TRÒ CỦA CÁC ION ĐỐI VỚI THỰC VẬT
Chất khoáng có tác dụng điều tiết một cách mạnh mẽ quá trình sống thông qua tác động đến các chi tiêu hóa lý hóa keo của chất nguyên sinh như­ điện tích, độ bền, khả năng ngậm n­ước, độ phân tán, độ nhớt v.v... của hệ keo. Nhìn chung, ion hóa trị 1 làm tăng độ tr­ương của keo mạnh hơn ion hóa trị 2 và đặc biệt là ion hóa trị 3.
Chất khoáng còn có khả năng điều tiết các hoạt động sinh lý thông qua tác động đến các hệ enzyme và hệ thống các hợp chất khác có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và trao đổi năng l­ượng...
Các nguyên tố khoáng có khả năng làm tăng tính chống chịu của thực vật đối với các điều kiện bất lợi như­ một số nguyên tố đại l­ượng, vi l­ượng làm tăng tính chống chịu hạn, chịu rét. chịu bệnh…
III. VITAMIN KHÔNG KHÍ
Ion là những hạt mang điện tích trôi nổi tự do trong không gian, có khả năng đi vào cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi ở trạng thái trung tính các ion này có thể nhận thêm 1 hay nhiều electron. Các ion dương lại làm mất electron nên tổn hao năng lượng.
Vì có bản chất khác nhau nên khi kết hợp với nhau các ion âm có thể trung hòa và vô hiệu hóa các ion dương có hại.
Do đó các ion âm được coi là các hạt có lợi, giúp tăng cường năng lượng sống và được mệnh danh là “ Vitamin không khí”.
IV. VÌ SAO ĐÈN ĐÁ MUỐI HIMALAYA ĐƯỢC GỌI LÀ VITAMIN KHÔNG KHÍ?
IV. VÌ SAO ĐÈN ĐÁ MUỐI HIMALAYA ĐƯỢC GỌI LÀ VITAMIN KHÔNG KHÍ?
Khi làm nóng những tinh thể muối từ những chiếc đèn này sẽ hút các phân tử nước từ không khí, tạo ra sự hòa tan chất natriclorua (muối) và nước.
Nguyên tố Natri là các hạt ion dương, Clorua là ion âm
Khí Hydro có chứa 2 phần là ion âm và khí Oxy là hạt ion dương.
Những hạt ion này tạo ra sự tác động và phản ứng của 2 ion dương và 3 ion âm. Sau khi loại bỏ nhau ra ngoài, chỉ còn một hạt ion âm được sản xuất.
Hạt ion âm này sẽ tìm kiếm bên ngoài những hạt ion dương như bụi, vi khuẩn và trung hòa với chúng. Đây là quá trình làm giảm đi các ion dương có hại và cũng là công dụng và cách hoạt động của đá muối. Vì vậy các nhà khoa học trên thê giới đã gọi đá muối là “Vitamin của không khí”.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN BÀI
amoniac
IV. ỨNG DỤNG
AMONIAC
Bài 1: Cách tốt nhất để làm sạch không khí trong phòng thì nghiệm có lẫn lượng lớn khí clo là:
A. Phun nước
B. Phun dung dịch Ca(OH)2
C. Phun khí NH3
D. Phun khí H2
Bài 2: Amoni được coi là độc tố đối với cá ở nồng độ rất nhỏ 0,01 mg/l, từ 0,2 – 0,5 mg/l đã gây độc cấp tính. Amoia là một hợp phần thường thấy của các loại thuốc tẩy rửa kính, nồng độ của nó thường khá cao. Đối với các mẫu amoni loãng, có thể xác định hàm lượng aminiac trong thuốc tẩy kính bằng cách chuẩn độ amoniac- một bazơ yếu bằng axit mạnh.
Lấy một mẫu nước (100ml) chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,02M với chỉ
thị bromcresol lục, mỗi lần 20 ml, kết quả trung bình cho ta V (HCl)= 42,11 ml.
Tính hàm lượng của amoniac trong thuốc tẩy kính. Xác định xem nước
đó có thể dùng trong sinh hoạt được không? Biết tiêu chuẩn cho phép của NH3
trong nước là 0,5mg/l.
Hướng dẫn: Phương trình chuẩn độ: NH3 + HCl→ NH4Cl.
Ta có phương trình: 0,02.CNH3 = 0,04211.0,02 => CNH3 = 0,04211 M
→ Hàm lượng của NH3 trong nước là:
0,04211.17,03061 = 0,71715 (g/l) = 717,15 (mg/l) >> 0,5 mg/l.
Nước bị ô nhiễm amoniac quá mức cho phép, không dùng được trong sinh
hoạt
LIÊN HỆ THỰC TIỄN BÀI MUỐI AMONI
I. Tính chất vật lý
Quan sát mẫu phân đạm amoni sunphat trước và sau khi hòa tan vào nước. Hãy nêu tính chất vật lý của muối amoni.
 
II. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với dung dịch kiềm
Tại sao khi bón nhiều phân đạm amoni thì đất dễ bị chua?
 
 
2. Phản ứng nhiệt phân
+ tại sao trước khi hàn người ta lại rắc một ít bột muối amoni clorua lên bề mặt kim loại rồi nung nóng?
Giải thích: Để làm sạch bề mặt kim loại, Khi nung muối amoni clorua (NH4Cl) thì muối sẽ bị nhiệt phân tạo ra NH3, NH3 sinh ra có tác dụng khử các oxit kim loại tạo ra kim loại như vậy bề mặt kim loại sẽ được làm sạch.
Tại sao khi ăn bánh bao đôi khi ta cảm thấy có mùi khai? Hoặc có thể hỏi: tại sao khi làm bánh bao người ta lại sử dụng bột NH4HCO3 làm bột nở?
 
Bài tập
Có hai mẫu phân đạm là NH4NO3 và NaNO3, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt hai loại phân đó?
Cho các mẫu thử vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, ống nghiệm nào có khí thoát ra có mùi khai thì đó là NH4NO3, ống còn lại không hiện tượng là NaNO3.
NH4NO3 + NaOH  NaNO3 + NH3 + H2O
Trả lời
Ancol có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong nhiều lĩnh vực của đời sống:
LIÊN HỆ THỰC TIỄN BÀI ANCOL
Etanol
Metanol
Glixerol
Kết luận: Việc sử dụng các kiến thức thực tiễn đời sống để lồng ghép vào bài học sẽ giúp cho học sinh nắm vững hơn về kiến thức, đồng thời kích thích tư duy của học sinh, gây hứng thú học tập khi quan sát các mẫu vật, nghe các câu chuyện, xem video hay trả lời các câu hỏi.
Tuy nhiên không nên lạm dụng quá việc lồng ghép các kiến thức thực tiễn vào bài dạy vì sẽ tốn nhiều thời gian và làm lệch mục đích của bài dạy dẫn đến việc học sinh chỉ chú tâm vào các nội dung lồng ghép mà sao lãng nội dung bài học.
Do đó giáo viên cần chọn lựa các kiến thức sát với bài và phù hợp với thời lượng bài dạy nhằm hướng đến mục đích chính của bài dạy, phát huy được vai trò của việc lồng ghép các kiến thức thực tiễn vào bài dạy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)