Lich sudia phuong da nang

Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Liên | Ngày 29/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: lich sudia phuong da nang thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS
PHẠM NGỌC THẠCH
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN SƠN TRÀ
Môn lịch sử lớp 7
TỔ SỬ - ĐỊA
GV: Lê Thị Kim Liên
XIN CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Nêu những thành tự về giáo dục, khoa học – kĩ thuật nước ta từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX?
Câu 2: Nêu các sự kiện chính về sự hình thành vùng đất Đà Nẵng
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
I. Vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
H: Đà Nẵng có những tên gọi nào? Em thử giải thích một trong những tên đó ?
Tiết 64.
- Đà Nẵng theo tiếng Chăm có nghĩa là “sông lớn” hay “cửa sông cái”
- XVII: có tên Cửa Hàn hay kẻ Hàn
- Thời gian là nhượng địa của Pháp, người Châu Âu gọi Đà Nẵng là Tourane
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tourane được mang tên Thái Phiên
Hai năm sau, đổi lại là Đà Nẵng cho đến ngày nay
1.Tên gọi của Đà Nẵng qua các thời kì lịch sử
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
I. Vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Tiết 64.
1.Tên gọi của Đà Nẵng qua các thời kì lịch sử
2.Vị trí, vai trò của Đà Nẵng
-Nằm phía nam đèo Hải Vân
XVI, Đà Nẵng là tiền cảng
- XVIII, Đà Nẵng là thương cảng quan trọng nhất
- Đầu XIX, Đà Nẵng là “quận chân tay” của triều Nguyễn
- Giữa XIX, Đà Nẵng là hải cảng và quân cảng
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Tiết 64.
II. Đà Nẵng từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
1. Quá trình hình thành các làng xã
I. Vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Hs thảo luận nhóm
- Nhóm 1: Quá trình hình thành các làng xã ở Đà Nẵng được đẩy mạnh vào thời gian nào ?
- Nhóm 2: Nêu nghề và làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng mà em biết ? Nơi em đang ở có ngành nghề gì?
- Nhóm 3: Em hãy kể tên các di tích văn hóa - lịch sử ở Đà Nẵng mà em biết ? Địa phương em có những di tích gì ?
- Nhóm 4: Cho biết những hiểu biết của em về Đà Nẵng -Sơn Trà ngày nay ?
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Tiết 64.
II. Đà Nẵng từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
1. Quá trình hình thành các làng xã
I. Vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Năm 1558-1568, Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận - Quảng các làng xã ở Đà Nẵng ngày càng nhiều
- Làng cổ ở Đà Nẵng như: Hải Châu, Thạch Than, Liên Trì,...
Việt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh năm 1650
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Tiết 64.
II. Đà Nẵng từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
1. Quá trình hình thành các làng xã
I. Vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
2. Các ngành nghề truyền thống
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Tiết 64.
II. Đà Nẵng từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
1. Quá trình hình thành các làng xã
I. Vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
- Các làng đánh cá: Nam Ô, Thanh Khê, Thọ Quang,...
- Các nghề thủ công: dệt chiếu Cẩm Nê (Hòa Tiến -Hòa Vang), Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Hòa Hải – Ngũ Hành Sơn), Làm nước mắm ở Nam Ô ( Hòa Hiệp – Hòa Vang), .....
2. Các ngành nghề truyền thống
3. Các di tích văn hóa – lịch sử
Đình làng Nam Thọ, Thọ Quang
Di tích Nghĩa Trủng Phước Ninh
NGHĨA ĐỊA TÂY BAN NHA – CHỨNG TÍCH DUY NHẤT VỀ CUỘC VIỄN CHINH CỦA THỰC DÂN PHÁP
Thống chế Thoại Ngọc Hầu (1761-1829)
Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu
Con cháu làng An Hải ngưỡng vọng công đức của Thoại Ngọc Hầu.
Thoại Ngọc Hầu (tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh ngày 26/11 năm Tân Tỵ (1761) tại làng An Hải xưa thuộc xứ Bà Thân, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, dinh Quảng Nam; nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. 16 tuổi đã đầu quân theo chúa Nguyễn Ánh, lập được nhiều chiến công, làm đến chức Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, được phong tước Thoại Ngọc Hầu. Đến đời Minh Mạng, ông vâng lệnh vua đào các con kênh, đặc biệt là kênh Đông Xuyên và kênh Châu Đốc – Hà Tiên, đem lại hiệu quả to lớn trong doanh điền, thủy lợi và biên phòng cho Hậu Giang, miền Nam nói riêng, Tổ quốcnói chung.
Thành Điện Hải
-Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, được xây dựng năm 1813 Gia Long ở gần cửa sông Hàn Đà Nẵng. Năm 1823 Minh Mạng di chuyển vào trong đất liền và xây lại bằng gạch,đổi tên năm 1835. Năm 1840, vị quan triều đình Nguyễn Công Trứ kiểm tra phòng thủ của Đà Nẵng và ra lệnh bố phòng vững chắc hơn cho thành Điện Hải và An Hải.Vào năm 1847, Thiệu Trị thành Điện Hải được mở rộng đến 556m với 5m tường cao bao quanh bởi một con mương sâu 3m. Thành được thiết kế với 2 cửa, một trong những cửa chính mở về phía nam, cửa còn lại mở về phía đông. Bên trong, có Hành Cung (nơi bàn việc triều đình), Kỳ Đài (nơi cắm cột cờ), một kho chứa lương thực và đạn dược cùng 30 súng thần công. Thành được xây dựng bằng gạch theo kiến trúc vuông.
-Thành Điện Hải, mang dấu ấn đấu tranh của người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung trong cuộc kháng chiến Pháp bảo vệ nền độc lập của đất nước, góp phần quan trọng làm thất bại cuộc xâm lược của Pháp ở Đà Nẵng năm 1858-1860. Một bức tượng uy nghi của Tướng Nguyễn Tri Phương, vị tướng chỉ huy phòng thủ thành Điện Hải, được xây dựng nhằm tưởng nhớ một thời kỳ lịch sử hào hùng của TP Đà Nẵng.
-Thành Điện Hải đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia do Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 16 tháng 11 năm 1998 và được dựng bia vào ngày 25 tháng 8 năm 1998.
*Hiện nay những chứng tích của thành Điện Hải ở đường Lý Tự Trọng (Thạch Thang - Đà Nẵng )
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Tiết 64.
II. Đà Nẵng từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
1. Quá trình hình thành các làng xã
I. Vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
2. Các ngành nghề truyền thống
3. Các di tích văn hóa – lịch sử
- Đình làng: Hải Châu, Túy Loan, An Hải, Nại Hiên Đông, …
- Nghĩa trũng, đồn lũy, di tích của quá khứ: thành Điện Hải, nghĩa địa Tây Ban Nha, …
Nại Hiên Đông
An Hải
Mân Quang
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
ĐÀ NẴNG TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Tiết 64.
II. Đà Nẵng từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
1. Quá trình hình thành các làng xã
I. Vị trí, vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
2. Các ngành nghề truyền thống
3. Các di tích văn hóa – lịch sử
4. Đà Nẵng - Sơn Trà quê em ngày nay
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế,văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là thành phố đông dân thứ 5 của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ. Thành phố nằm dọc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).
Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng
 Đài thờ Mỹ Sơn E1 tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng
Bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao
1
2
3
4
CỦNG CỐ
5
Câu 1: Sau Cách mạng tháng tám 1945, Đà Nãng có tên là gì ?
a
b
c
d
Thái Phiên
Tourane
Đà Nẵng
Cửa Hàn
Câu 2: Vai trò của Đà Nẵng trong thế kỉ XVIII là gì ?
a
b
c
d
Quân cảng và hải cảng
Tiền cảng trung chuyển hàng hó
Thương cảng quan trọng nhất
Nhượng địa của Pháp
Câu 3: Các làng xã ở Đà Nẵng được mở rộng vào thời gian nào?
a
b
c
d
Khoảng thế kỉ XI - XVI
Khoảng thế kỉ XVIII - XIX
Khoảng thế kỉ XVI - XIX
Khoảng thế kỉ XVI - XVI
Câu 4: Nơi nào ở Đà Nẵng được thủ tướng chính phủ phê duyệt là “Khu bảo tồn thiên nhiên” ?
a
b
c
d
Rừng Sơn Trà
Thành Điện Hải
Đình Nại Hiên
Đình An Hải
Câu 5: Theo em, bức tượng này là những ai. Cho biết vài nét về ông?
Thống chế Thoại Ngọc Hầu (1761-1829
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ !
CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài tìm hiểu thêm về Đà Nẵng
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập

Làng đá mỹ nghệ Non Nước
(Hòa Hải – Ngũ Hành Sơn)
Dệt chiếu Cẩm Nê (Hòa Tiến -Hòa Vang)
Làm nước mắm ở Nam Ô
( Hòa Hiệp – Hòa Vang)
Làng làm bánh khô mè
(Khuê Trung – Cẩm Lệ)
Làng làm bánh tráng
(Túy Loan – Hòa Vang)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Kim Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)