Lịch sử Việt Nam
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Vy |
Ngày 27/04/2019 |
102
Chia sẻ tài liệu: lịch sử Việt Nam thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Hồ Chí Minh
Lịch sử Việt Nam
Nhóm 4
Năm 34, Tô Định thay Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ càng tàn bạo, tham lam hơn.
Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Giao Chỉ với Tô Định và chính quyền đô hộ càng ngày thêm sâu sắc. Nhiều cuộc đấu tranh lẻ tẻ đã diễn ra
Tất cả những cuộc nổi dậy đó đều bị Tô Định và chính quyền đô hộ đàn áp tàn bạo. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã lên tới cực điểm. Đó là thời cơ để Hai Bà Trưng hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa vũ trang
I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Đầu năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hát Môn. Khi cờ nghĩa phất lên, liền được đông đảo nhân dân khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng.
Hai Bà còn liên lạc và phối hợp với các cuộc đấu tranh vũ trang ở các địa phương khác đang hoạt động độc lập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân lớn mạnh nhanh chóng. Cả nước đã đứng lên theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Hai Bà chỉ huy nghĩa quân ồ ạt tiến về vây hãm quận trị Giao Chỉ. Tô Định hoảng hốt bỏ thành trì tháo chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa toàn thắng, cả bốn quận được giải phóng. Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Nền độc lập tự chủ của đất nước, dân tộc được khôi phục sau hơn 150 năm bị nô lệ
Được các tướng, tầng lớp quý tộc và nhân dân cả nước ủng hộ và suy tôn, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã xưng vương bắt tay nghay vào việc xây dựng chính quyền tự chủ, lấy Mê Linh làm kinh đô của cả nước, phong tước cho những người có công lao lớn trong sự nghiệp giành lại độc lập.
Tổ chức chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng còn rất sơ sài. Nhưng điều có thể khẳng định được, đó là một nhà nước độc lập, tự chủ của nhân dân ta.
Chính quyền mới do Trưng Vương đứng đầu đã xá thuế 2 năm liền cho nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Nhân dân Âu Lạc được sống trong một đất nước độc lập, tự chủ trong gần 2 năm.
Mùa hè năm 42, Vua nhà Hán phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân chỉ huy đạo quân kéo sang xâm lược nước ta. Quân xâm lược nhà Hán kéo vào xâm lược nước ta lần này vào khoảng hai vạn bao gồm 8000 lính tuyển từ các quận Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng. 12000 lính lấy ở các quận thuộc bộ Giao Chỉ, 2000 thuyền bè với một đạo thuỷ quân. Đạo quân xâm lược này toàn người Hoa Nam nên rất dễ thích nghi với thuỷ thổ nước ta với những viên tướng tàn ác, giàu kinh nghiệm chiến đấu.
Quân Mã Viện chia thành 2 đạo: một đạo quân bộ do Mã Viện trực tiếp chỉ huy vượt qua Quảng Tây. Quảng Đông đến Hợp Phố tiến vào Âu Lạc. Đạo thuỷ quân do Đoàn Chí chỉ huy theo đường biển đến Hợp Phố để hội quân với đạo quân bộ của Mã Viện để cùng tiến vào Âu Lạc.
Sau một thời gian chờ đợi, chưa thấy Mã Viện tiến quân, Hai Bà Trưng chủ động kéo quân tấn công giặc. Cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra ở vùng Lăng Bạc. Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu kiên cường nhưng do quân giặc mạnh và đông, có lực lượng thuỷ bộ phối hợp với nhau, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, quân Hai Bà Trưng thiếu trang bị và thiếu kinh nghiệm chiến đấu nên bị thất bại nặng nề, nhiều người bị hi sinh hoặc bị bắt
Sau khi đánh bại được quân chủ lực cuả Hai Bà Trưng, Mã Viện còn phải vất vả và khó khăn trong việc tiêu diệt nhiều đội quân kháng chiến ở rải rác các quận huyện. Cuộc xâm lược của Mã Viện đã tàn sát hàng vạn nhân dân Lạc Việt. Nhiều quý tộc bản địa bị giết, bị bắt đầy sang Trung Quốc
-Ý NGHĨA:
Định hướng mở đường cho công cuộc giành lại độc lập của nhân dân ta sau đó
CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ
(542-603)
8
Tiểu sử
_Lý Bí ( 503–548) còn gọi là Lý Bôn.
_Xuất thân trong một gia đình đời đời có vị thế ở Long Hưng (Thái Bình).
_Ông là người có tài kiêm văn võ, yêu nước thương dân.
_ Ấp ủ kế sách đánh đuổi bọn thống trị, giành độc lập cho dân tộc.
9
Nguyên nhân khởi nghĩa:
- Vào nửa đầu thế kỷ thứ sáu, đất nước ta bị phong kiến nhà Lương thống trị.
-Nhà Lương đã chia lại các khu vực hành chính, lập thêm châu, đặt thêm quận, tuyển thêm quan lại để thu vét thuế.
10
Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đô hộ nước ta chia nước ta thành:
_Giao Châu (Bắc Bộ)
_Ái Châu (Thanh Hoá)
_Đức Châu, Lợi Châu,Ninh Châu (Nghệ Tĩnh)
_Hoàng Châu (Quảng Ninh)
11
_Thi hành chính sách phân biệt đối xử, ko cho người Việt giữ chức vụ quan trọng.
=> Thực hiện chế độ “ sĩ tộc”: chỉ sử dụng những tôn thất hoặc những người thuộc dòng họ lớn giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
12
_Trồng cây dâu cao một thước (1) cũng phải nộp thuế, thậm chí bán vợ đợ con cũng phải đóng thuế.
_Nhà Lương còn thi hành chính sách phân biệt đối xử rất gay gắt. Chỉ có con cháu nhà Lương và một số dòng họ lớn (họ Vương, họ Tạ...) mới được giao giữ chức vụ quan trọng.
13
Diễn biến
_ Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với các hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa.
_ Chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ.
14
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.
_.
15
_Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến.
_Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).
16
17
_Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân đánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là hậu Lý Nam Đế.
_Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt.
_Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.
18
Ý NGHĨA CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ:
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo.
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị cuả nhà Lương
19
II. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
1. Đôi nét về Ngô Quyền
Ngô Quyền
(898-944)
Người làng Đường Lâm
( Hà Tây)
Con rể của Dương Đình Nghệ
Là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao
Chỉ huy quân và dân ta đón đánh quân Nam Hán
2. Chiến thắng Bạch Đằng
Nguyên nhân
Vì sao có trận Bạch Đằng?
Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết Ngô Quyền tập hợp lực lượng ra đánh Kiều Công Tiễn để trị tội .Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán Vua Nam Hán nhân cơ hội đó xâm lược nước ta.
b) Diễn biến
Sang đánh nước ta lần này, quân Nam Hán đưa một đội quân rất đông hơn 2 vạn quân do Hoằng Tháo chỉ huy. Mũi tiến công chính do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
Nắm vững đường tiến công của địch, Ngô Quyền đã huy động lực lượng quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc, đầu bịt sắt nhọn, cắm đầy 2 bên lòng sông Bạch Đằng, tại nơi hiểm yếu gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa ngầm, có quân mai phục phía trong sẵn sàng chờ giặc
Vì sao Ngô quyền chọn sông Bạch Đằng là nơi quyết chiến với quân Nam Hán?
Vì sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc và là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. là nơi có địa hình hiểm trở, hai bên là rừng rậm hải lưu thấp, thủy triều lên xuống rất mạnh, lòng sông rộng và sâu. Nếu biết tận dụng thiên thời, địa lợi này thì có thể thắng địch
Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938
c) Kết quả
Quân giặc phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại lớn. Hoằng Tháo cũng bỏ mạng tại đây. Vua Nam Hán đang điều quân tiếp viện cho con nhưng nửa đường nghe tin Hoằng Tháo chết trận, đã thu quân rút chạy.
d) Ý nghĩa
Là trận chung kết lịch sử, đè bẹp âm mưu xâm lược và ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Là kết quả của quá trình đấu tranh của nhân dân ta chống Bắc thuộc giành độc lập dân tộc.
Bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của đất nước, mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Hồ Chí Minh
Lịch sử Việt Nam
Nhóm 4
Năm 34, Tô Định thay Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ càng tàn bạo, tham lam hơn.
Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Giao Chỉ với Tô Định và chính quyền đô hộ càng ngày thêm sâu sắc. Nhiều cuộc đấu tranh lẻ tẻ đã diễn ra
Tất cả những cuộc nổi dậy đó đều bị Tô Định và chính quyền đô hộ đàn áp tàn bạo. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã lên tới cực điểm. Đó là thời cơ để Hai Bà Trưng hô hào nhân dân vùng lên khởi nghĩa vũ trang
I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Đầu năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hát Môn. Khi cờ nghĩa phất lên, liền được đông đảo nhân dân khắp nơi nhiệt liệt hưởng ứng.
Hai Bà còn liên lạc và phối hợp với các cuộc đấu tranh vũ trang ở các địa phương khác đang hoạt động độc lập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân lớn mạnh nhanh chóng. Cả nước đã đứng lên theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Hai Bà chỉ huy nghĩa quân ồ ạt tiến về vây hãm quận trị Giao Chỉ. Tô Định hoảng hốt bỏ thành trì tháo chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa toàn thắng, cả bốn quận được giải phóng. Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Nền độc lập tự chủ của đất nước, dân tộc được khôi phục sau hơn 150 năm bị nô lệ
Được các tướng, tầng lớp quý tộc và nhân dân cả nước ủng hộ và suy tôn, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã xưng vương bắt tay nghay vào việc xây dựng chính quyền tự chủ, lấy Mê Linh làm kinh đô của cả nước, phong tước cho những người có công lao lớn trong sự nghiệp giành lại độc lập.
Tổ chức chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng còn rất sơ sài. Nhưng điều có thể khẳng định được, đó là một nhà nước độc lập, tự chủ của nhân dân ta.
Chính quyền mới do Trưng Vương đứng đầu đã xá thuế 2 năm liền cho nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Nhân dân Âu Lạc được sống trong một đất nước độc lập, tự chủ trong gần 2 năm.
Mùa hè năm 42, Vua nhà Hán phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân chỉ huy đạo quân kéo sang xâm lược nước ta. Quân xâm lược nhà Hán kéo vào xâm lược nước ta lần này vào khoảng hai vạn bao gồm 8000 lính tuyển từ các quận Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng. 12000 lính lấy ở các quận thuộc bộ Giao Chỉ, 2000 thuyền bè với một đạo thuỷ quân. Đạo quân xâm lược này toàn người Hoa Nam nên rất dễ thích nghi với thuỷ thổ nước ta với những viên tướng tàn ác, giàu kinh nghiệm chiến đấu.
Quân Mã Viện chia thành 2 đạo: một đạo quân bộ do Mã Viện trực tiếp chỉ huy vượt qua Quảng Tây. Quảng Đông đến Hợp Phố tiến vào Âu Lạc. Đạo thuỷ quân do Đoàn Chí chỉ huy theo đường biển đến Hợp Phố để hội quân với đạo quân bộ của Mã Viện để cùng tiến vào Âu Lạc.
Sau một thời gian chờ đợi, chưa thấy Mã Viện tiến quân, Hai Bà Trưng chủ động kéo quân tấn công giặc. Cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra ở vùng Lăng Bạc. Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu kiên cường nhưng do quân giặc mạnh và đông, có lực lượng thuỷ bộ phối hợp với nhau, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, quân Hai Bà Trưng thiếu trang bị và thiếu kinh nghiệm chiến đấu nên bị thất bại nặng nề, nhiều người bị hi sinh hoặc bị bắt
Sau khi đánh bại được quân chủ lực cuả Hai Bà Trưng, Mã Viện còn phải vất vả và khó khăn trong việc tiêu diệt nhiều đội quân kháng chiến ở rải rác các quận huyện. Cuộc xâm lược của Mã Viện đã tàn sát hàng vạn nhân dân Lạc Việt. Nhiều quý tộc bản địa bị giết, bị bắt đầy sang Trung Quốc
-Ý NGHĨA:
Định hướng mở đường cho công cuộc giành lại độc lập của nhân dân ta sau đó
CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ
(542-603)
8
Tiểu sử
_Lý Bí ( 503–548) còn gọi là Lý Bôn.
_Xuất thân trong một gia đình đời đời có vị thế ở Long Hưng (Thái Bình).
_Ông là người có tài kiêm văn võ, yêu nước thương dân.
_ Ấp ủ kế sách đánh đuổi bọn thống trị, giành độc lập cho dân tộc.
9
Nguyên nhân khởi nghĩa:
- Vào nửa đầu thế kỷ thứ sáu, đất nước ta bị phong kiến nhà Lương thống trị.
-Nhà Lương đã chia lại các khu vực hành chính, lập thêm châu, đặt thêm quận, tuyển thêm quan lại để thu vét thuế.
10
Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đô hộ nước ta chia nước ta thành:
_Giao Châu (Bắc Bộ)
_Ái Châu (Thanh Hoá)
_Đức Châu, Lợi Châu,Ninh Châu (Nghệ Tĩnh)
_Hoàng Châu (Quảng Ninh)
11
_Thi hành chính sách phân biệt đối xử, ko cho người Việt giữ chức vụ quan trọng.
=> Thực hiện chế độ “ sĩ tộc”: chỉ sử dụng những tôn thất hoặc những người thuộc dòng họ lớn giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
12
_Trồng cây dâu cao một thước (1) cũng phải nộp thuế, thậm chí bán vợ đợ con cũng phải đóng thuế.
_Nhà Lương còn thi hành chính sách phân biệt đối xử rất gay gắt. Chỉ có con cháu nhà Lương và một số dòng họ lớn (họ Vương, họ Tạ...) mới được giao giữ chức vụ quan trọng.
13
Diễn biến
_ Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với các hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa.
_ Chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ.
14
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.
_.
15
_Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến.
_Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).
16
17
_Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân đánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là hậu Lý Nam Đế.
_Năm 603, nhà Tùy đem quân xâm lược, Lý Phật Tử bị bắt.
_Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.
18
Ý NGHĨA CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LÝ BÍ:
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo.
-Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi
-Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân
-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
-Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
-Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
-Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta
-Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị cuả nhà Lương
19
II. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
1. Đôi nét về Ngô Quyền
Ngô Quyền
(898-944)
Người làng Đường Lâm
( Hà Tây)
Con rể của Dương Đình Nghệ
Là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao
Chỉ huy quân và dân ta đón đánh quân Nam Hán
2. Chiến thắng Bạch Đằng
Nguyên nhân
Vì sao có trận Bạch Đằng?
Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết Ngô Quyền tập hợp lực lượng ra đánh Kiều Công Tiễn để trị tội .Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán Vua Nam Hán nhân cơ hội đó xâm lược nước ta.
b) Diễn biến
Sang đánh nước ta lần này, quân Nam Hán đưa một đội quân rất đông hơn 2 vạn quân do Hoằng Tháo chỉ huy. Mũi tiến công chính do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
Nắm vững đường tiến công của địch, Ngô Quyền đã huy động lực lượng quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc, đầu bịt sắt nhọn, cắm đầy 2 bên lòng sông Bạch Đằng, tại nơi hiểm yếu gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa ngầm, có quân mai phục phía trong sẵn sàng chờ giặc
Vì sao Ngô quyền chọn sông Bạch Đằng là nơi quyết chiến với quân Nam Hán?
Vì sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc và là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. là nơi có địa hình hiểm trở, hai bên là rừng rậm hải lưu thấp, thủy triều lên xuống rất mạnh, lòng sông rộng và sâu. Nếu biết tận dụng thiên thời, địa lợi này thì có thể thắng địch
Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938
c) Kết quả
Quân giặc phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại lớn. Hoằng Tháo cũng bỏ mạng tại đây. Vua Nam Hán đang điều quân tiếp viện cho con nhưng nửa đường nghe tin Hoằng Tháo chết trận, đã thu quân rút chạy.
d) Ý nghĩa
Là trận chung kết lịch sử, đè bẹp âm mưu xâm lược và ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Là kết quả của quá trình đấu tranh của nhân dân ta chống Bắc thuộc giành độc lập dân tộc.
Bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ của đất nước, mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Vy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)