Lịch sử Việt Nam (1975 - nay)
Chia sẻ bởi Trần Vinh |
Ngày 26/04/2019 |
81
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử Việt Nam (1975 - nay) thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Chương 3
XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TỪ 1975 ĐẾN NAY
3.1. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1975-1976)
3.1.1. Tình hình 2 miền Nam-Bắc nước ta sau năm 1975
- Miền Bắc trải qua hơn hai chục năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa (1954-1975), nhưng phải hai lần đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ hết sức ác liệt, chiến tranh đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc, “đã làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế họach 5 năm”.
+ Chế độ mới, quan hệ sản xuất mới, lực lượng sản xuất được xây dựng và củng cố không ngừng, tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội miền Bắc còn rất nhỏ bé, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
- Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, bộ máy ngụy quyền tay sai ở trung ương bị sụp đổ, nhưng cơ sở ngụy quyền tay sai ở địa phương vẫn tồn tại. Chế độ thực dân mới của Mĩ đã bị đánh đổ, nhưng đã để lại bao di chứng xã hội như xì ke, ma túy, lưu manh, bụi đời, đĩ điếm.
+ Hơn hai chục năm là xã hội thuộc địa kiểu mới của Mĩ, miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng vào viện trợ từ bên ngoài. Công nghiệp nặng nhỏ bé, cơ sở vật chất - kỹ thuật không nhiều, không đều.
3.1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình miền Nam
- Miền Bắc khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh
+ Ở miền Bắc, tuy chiến tranh đã chấm dứt sau Hiệp định Pari 1973 nhưng do sức tàn phá nặng nề của 2 lần chiến tranh phá hoại do Mĩ gây ra nên nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế vẫn tiếp tục tiến hành. Mặc dù thời tiết thất thường, thiên tai dồn dập, miền Bắc vẫn giành được vụ đông xuân 1975-1976 khá tốt. Nhiều công trình, nhà máy được xây dựng và mở rộng thêm. Sản lượng phần lớn các sản phẩm quan trọng đạt và vượt mức trước chiến tranh. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật phát triển mạnh.
+ Đồng thời với nhiệm vụ tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc ra sức làm tròn nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia trong giai đoạn mới. Trong những điều kiện còn hết sức khó khăn, miền Bắc đã điều động vào miền Nam một khối lượng lớn vật chất và nhân lực tăng cường cho các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... góp phần vào việc tiếp quản vùng mới giải phóng, ổn định tình hình chính trị - xã hội.
- Ổn định tình hình miền Nam sau giải phóng
+ Ở miền Nam, tiếp quản vùng mới giải phóng là công việc được tiến hành từ rất sớm (trước ngày 1-4-1975). Quán triệt chủ trương của Chính phủ cách mạng lâm thời, tại các vùng mới giải phóng, các Ban tiếp quản triển khai công việc tiếp nhận các cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở kinh tế, văn hóa, các căn cứ quân sự, các cơ sở sản xuất, các công trình công cộng của chế độ cũ khẩn trương và kết quả thu nhận được gần như nguyên vẹn.
+ Việc thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thực hiện. Hệ thống chính quyền cách mạng từ trung ương đến các cấp cơ sở ở tỉnh, huyện, xã được hình thành và giữ quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Mới đầu tại các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, chính quyền cách mạng duy trì chế độ quân quản và thực hiện “quân sự hóa” các hoạt động xã hội. Tại các xã, thôn, chính quyền cách mạng được thành lập dưới hình thức các Ban tự quản. Khi tình hình tương đối ổn định, các Ủy ban nhân dân cách mạng được thành lập. Các đoàn thể quần chúng cách mạng cũng ra đời.
Chính quyền cách mạng các cấp cùng đoàn thể quần chúng đã thực hiện các biện pháp nhanh chóng ổn định tình hình chính trị - xã hội, đồng thời với việc thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết,
XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TỪ 1975 ĐẾN NAY
3.1. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1975-1976)
3.1.1. Tình hình 2 miền Nam-Bắc nước ta sau năm 1975
- Miền Bắc trải qua hơn hai chục năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa (1954-1975), nhưng phải hai lần đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ hết sức ác liệt, chiến tranh đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc, “đã làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba kế họach 5 năm”.
+ Chế độ mới, quan hệ sản xuất mới, lực lượng sản xuất được xây dựng và củng cố không ngừng, tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội miền Bắc còn rất nhỏ bé, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
- Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, bộ máy ngụy quyền tay sai ở trung ương bị sụp đổ, nhưng cơ sở ngụy quyền tay sai ở địa phương vẫn tồn tại. Chế độ thực dân mới của Mĩ đã bị đánh đổ, nhưng đã để lại bao di chứng xã hội như xì ke, ma túy, lưu manh, bụi đời, đĩ điếm.
+ Hơn hai chục năm là xã hội thuộc địa kiểu mới của Mĩ, miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng vào viện trợ từ bên ngoài. Công nghiệp nặng nhỏ bé, cơ sở vật chất - kỹ thuật không nhiều, không đều.
3.1.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình miền Nam
- Miền Bắc khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh
+ Ở miền Bắc, tuy chiến tranh đã chấm dứt sau Hiệp định Pari 1973 nhưng do sức tàn phá nặng nề của 2 lần chiến tranh phá hoại do Mĩ gây ra nên nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế vẫn tiếp tục tiến hành. Mặc dù thời tiết thất thường, thiên tai dồn dập, miền Bắc vẫn giành được vụ đông xuân 1975-1976 khá tốt. Nhiều công trình, nhà máy được xây dựng và mở rộng thêm. Sản lượng phần lớn các sản phẩm quan trọng đạt và vượt mức trước chiến tranh. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật phát triển mạnh.
+ Đồng thời với nhiệm vụ tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc ra sức làm tròn nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia trong giai đoạn mới. Trong những điều kiện còn hết sức khó khăn, miền Bắc đã điều động vào miền Nam một khối lượng lớn vật chất và nhân lực tăng cường cho các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... góp phần vào việc tiếp quản vùng mới giải phóng, ổn định tình hình chính trị - xã hội.
- Ổn định tình hình miền Nam sau giải phóng
+ Ở miền Nam, tiếp quản vùng mới giải phóng là công việc được tiến hành từ rất sớm (trước ngày 1-4-1975). Quán triệt chủ trương của Chính phủ cách mạng lâm thời, tại các vùng mới giải phóng, các Ban tiếp quản triển khai công việc tiếp nhận các cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở kinh tế, văn hóa, các căn cứ quân sự, các cơ sở sản xuất, các công trình công cộng của chế độ cũ khẩn trương và kết quả thu nhận được gần như nguyên vẹn.
+ Việc thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thực hiện. Hệ thống chính quyền cách mạng từ trung ương đến các cấp cơ sở ở tỉnh, huyện, xã được hình thành và giữ quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Mới đầu tại các thành phố lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, chính quyền cách mạng duy trì chế độ quân quản và thực hiện “quân sự hóa” các hoạt động xã hội. Tại các xã, thôn, chính quyền cách mạng được thành lập dưới hình thức các Ban tự quản. Khi tình hình tương đối ổn định, các Ủy ban nhân dân cách mạng được thành lập. Các đoàn thể quần chúng cách mạng cũng ra đời.
Chính quyền cách mạng các cấp cùng đoàn thể quần chúng đã thực hiện các biện pháp nhanh chóng ổn định tình hình chính trị - xã hội, đồng thời với việc thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)