Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975)
Chia sẻ bởi Trần Vinh |
Ngày 26/04/2019 |
96
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử Việt Nam (1954 - 1975) thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Chương 2
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ BÈ LŨ TAY SAI
(1954-1975)
2.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ-ngụy ở miền Nam
(1954-1965)
2.1.1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới
Tình hình Việt Nam sau năm 1954
- Tình hình miền Bắc
+ Ngày 16-5-1955, tên lính viễn chinh cuối cùng của quân đội Pháp rút khỏi Hải Phòng và đến ngày 22-5-1955 thì rút khỏi đảo Cát Bà. Tuy nhiên, Pháp cố tình khiêu khích, trì hoãn việc thực hiện ngừng bắn trên chiến trường. Tiến hành dụ dỗ và cưỡng bức gần 1 triệu đồng bào Công giáo ở miền Bắc di cư vào Nam, gây khó khăn cho ta khi tiếp quản… Tuy nhiên, do tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta nên đã hạn chế được một phần sự phá hoại của Pháp.
+ Ngày 10-10-1954, quân ta về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ngày 1-1-1955, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, 25 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội đã tổ chức cuộc mít tinh trọng thể chào đón Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch về thủ đô sau 9 năm xa cách.
- Tình hình miền Nam
+ Ngày 14-5-1956, Chính phủ Pháp gửi cho hai Chủ tịch hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương một bản Thông điệp, thông báo về việc quân viễn chinh Pháp ở miền Nam Việt Nam đã rút hết.
+ Ngày 25-6-1954, Mĩ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng chính phủ bù nhìn ở miền Nam. Tháng 9-1954, Mĩ lập ra khối “Liên minh quân sự Đông Nam Á” (SEATO), và ngang nhiên đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này (gồm Anh, Pháp, Niu Dilân, Ốtxtrâylia, Philíppin, Thái Lan, Pakitxtan).
+ Được Mĩ hà hơi tiếp sức Ngô Đình Diệm đã ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Chúng không những từ chối hiệp thương tổng tuyển cử mà tháng 7-1955 còn trắng trợn tuyên bố: “không bị ràng buộc bởi hiệp định”. Ngày 23-10-1955, Diệm bày ra trò “Trưng cầu dân ý” nhằm phế truất Bảo Đại, suy tôn Diệm làm tổng thống miền Nam. Ngày 4-3-1956, Diệm tổ chức bầu cử riêng rẽ, gian lận, âm mưu tách miền Nam ra khỏi Việt Nam và hợp pháp hóa địa vị thống trị của chúng. Tháng 10-1956, chính quyền Diệm cho ban hành hiến pháp của Việt Nam cộng hòa.
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới
+ Đối với miền Bắc: cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang làm nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trước khi tiến hành các nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc phải đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Trong khi tiến hành cách mạng, khi Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, miền Bắc còn phải làm nhiệm vụ chiến đấu nhằm bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu ở miền Nam.
Cách mạng miền Bắc nhằm xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa của cách mạng cả nước, thành hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Miền Nam do còn tạm thời nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, nên phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ đầu đấu tranh đòi Mĩ - Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. Trong quá trình cách mạng phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ.
Cách mạng miền Nam có nhiệm vụ giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và Campuchia.
+ Nhiệm vụ thiêng liêng của cả nước là đánh Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam châu Á và trên thế giới.
2.1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất
(1954 - 1960)
Thực trạng kinh tế - xã hội miền Bắc sau năm 1954
- Sau ngày hoàn toàn giải phóng, miền Bắc có thêm những điều kiện chính trị - xã hội thuận lợi, nhưng phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và chế độ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ BÈ LŨ TAY SAI
(1954-1975)
2.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ-ngụy ở miền Nam
(1954-1965)
2.1.1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới
Tình hình Việt Nam sau năm 1954
- Tình hình miền Bắc
+ Ngày 16-5-1955, tên lính viễn chinh cuối cùng của quân đội Pháp rút khỏi Hải Phòng và đến ngày 22-5-1955 thì rút khỏi đảo Cát Bà. Tuy nhiên, Pháp cố tình khiêu khích, trì hoãn việc thực hiện ngừng bắn trên chiến trường. Tiến hành dụ dỗ và cưỡng bức gần 1 triệu đồng bào Công giáo ở miền Bắc di cư vào Nam, gây khó khăn cho ta khi tiếp quản… Tuy nhiên, do tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta nên đã hạn chế được một phần sự phá hoại của Pháp.
+ Ngày 10-10-1954, quân ta về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ngày 1-1-1955, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, 25 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội đã tổ chức cuộc mít tinh trọng thể chào đón Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch về thủ đô sau 9 năm xa cách.
- Tình hình miền Nam
+ Ngày 14-5-1956, Chính phủ Pháp gửi cho hai Chủ tịch hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương một bản Thông điệp, thông báo về việc quân viễn chinh Pháp ở miền Nam Việt Nam đã rút hết.
+ Ngày 25-6-1954, Mĩ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng chính phủ bù nhìn ở miền Nam. Tháng 9-1954, Mĩ lập ra khối “Liên minh quân sự Đông Nam Á” (SEATO), và ngang nhiên đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này (gồm Anh, Pháp, Niu Dilân, Ốtxtrâylia, Philíppin, Thái Lan, Pakitxtan).
+ Được Mĩ hà hơi tiếp sức Ngô Đình Diệm đã ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Chúng không những từ chối hiệp thương tổng tuyển cử mà tháng 7-1955 còn trắng trợn tuyên bố: “không bị ràng buộc bởi hiệp định”. Ngày 23-10-1955, Diệm bày ra trò “Trưng cầu dân ý” nhằm phế truất Bảo Đại, suy tôn Diệm làm tổng thống miền Nam. Ngày 4-3-1956, Diệm tổ chức bầu cử riêng rẽ, gian lận, âm mưu tách miền Nam ra khỏi Việt Nam và hợp pháp hóa địa vị thống trị của chúng. Tháng 10-1956, chính quyền Diệm cho ban hành hiến pháp của Việt Nam cộng hòa.
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới
+ Đối với miền Bắc: cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang làm nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trước khi tiến hành các nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc phải đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Trong khi tiến hành cách mạng, khi Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, miền Bắc còn phải làm nhiệm vụ chiến đấu nhằm bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu ở miền Nam.
Cách mạng miền Bắc nhằm xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa của cách mạng cả nước, thành hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Miền Nam do còn tạm thời nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, nên phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ đầu đấu tranh đòi Mĩ - Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. Trong quá trình cách mạng phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ.
Cách mạng miền Nam có nhiệm vụ giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và Campuchia.
+ Nhiệm vụ thiêng liêng của cả nước là đánh Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam châu Á và trên thế giới.
2.1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất
(1954 - 1960)
Thực trạng kinh tế - xã hội miền Bắc sau năm 1954
- Sau ngày hoàn toàn giải phóng, miền Bắc có thêm những điều kiện chính trị - xã hội thuận lợi, nhưng phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và chế độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)