Lịch sử Việt Nam (1945 - nay
Chia sẻ bởi Trần Vinh |
Ngày 26/04/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử Việt Nam (1945 - nay thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Chương 3
Việt Nam từ 1945 đến nay
3.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
3.1.1. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chế độ mới (1945-1946)
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn thử thách, ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trước Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nước ta là giành chính quyền. Sau khi giành được chính quyền, nhiệm vụ cơ bản là giữ vững chính quyền. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, sau khi cách mạng thành công các tổ chức chính trị đã được kiện toàn, củng cố.
+ Ngày 29-5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (tức Mặt trận Liên Việt) được thành lập. Cùng với Mặt trận, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (27-5-1946), Đảng xã hội Việt Nam (11-8-1946) cũng ra đời.
+ Chính phủ lâm thời tiến hành bãi bỏ các cơ quan của chính quyền cũ để sát nhập vào các bộ của cách mạng, giải tán các tổ chức tay sai phản động. Ngày 13-9-1945 ra sắc lệnh thành lập Tòa án quân sự cách mạng. Để hạn chế sự phá hoại của kẻ thù, ta cũng đã đưa một số tên đại diện của Việt Nam quốc dân đảng, của Việt Nam cách mạng đảng vào Chính phủ lâm thời.
+ Quân đội và công an được đặc biệt quan tâm xây dựng, cả tổ chức, số lượng và công tác huấn luyện cũng như trang bị.
- Để xây dựng chính quyền mới, ngày 6-1-1946 ta tổ chức bầu cử Quốc hội. Kết quả 333 đại biểu Bắc-Trung-Nam, tượng trưng cho khối đại đoàn kết toàn dân được bầu vào Quốc hội. Ngày 2-3-1946, trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội khóa I đã lập ra Ban dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
+ Sau thắng lợi của bầu cử Quốc hội là cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp từ cấp xã đến cấp tỉnh được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đầu năm 1946 đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội và đối ngoại trong thời kỳ đặc biệt khó khăn của đất nước.
Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng
- Từ 2-9-1945 đến 6-3-1946: thực hiện hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, chống thực dân Pháp ở miền Nam
+ Ở miền Bắc, quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa đồng minh tràn vào nước ta. Thực hiện chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”, để tránh sự phá hoại ta đáp ứng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị.
+ Tại miền Nam: ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược lần thứ hai (có thực dân Anh giúp sức). Quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu. Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã được cả nước chi viện. Tuy nhiên, do lực lượng quá chênh lệch, đến cuối tháng 12-1945, về cơ bản Pháp đã chiếm được miền Nam nước ta.
- Từ 6-3 đến 19-12-1946, thực hiện sách lược hòa với Pháp để đuổi cổ 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng về nước, chuẩn bị lực lượng mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp sau này. Để đuổi cổ 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng, Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ Pháp là Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ (6-3-1946). Với hiệp định này, quân Pháp được ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng phải rút về nước.
+ Tiếp đó, Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa ở Việt Nam, nhằm kéo dài thêm thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng mọi mặt kháng chiến.
3.1.2. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16
+ Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán chính phủ, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng. Ngày 19-
Việt Nam từ 1945 đến nay
3.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
3.1.1. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chế độ mới (1945-1946)
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn thử thách, ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Trước Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nước ta là giành chính quyền. Sau khi giành được chính quyền, nhiệm vụ cơ bản là giữ vững chính quyền. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, sau khi cách mạng thành công các tổ chức chính trị đã được kiện toàn, củng cố.
+ Ngày 29-5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (tức Mặt trận Liên Việt) được thành lập. Cùng với Mặt trận, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (27-5-1946), Đảng xã hội Việt Nam (11-8-1946) cũng ra đời.
+ Chính phủ lâm thời tiến hành bãi bỏ các cơ quan của chính quyền cũ để sát nhập vào các bộ của cách mạng, giải tán các tổ chức tay sai phản động. Ngày 13-9-1945 ra sắc lệnh thành lập Tòa án quân sự cách mạng. Để hạn chế sự phá hoại của kẻ thù, ta cũng đã đưa một số tên đại diện của Việt Nam quốc dân đảng, của Việt Nam cách mạng đảng vào Chính phủ lâm thời.
+ Quân đội và công an được đặc biệt quan tâm xây dựng, cả tổ chức, số lượng và công tác huấn luyện cũng như trang bị.
- Để xây dựng chính quyền mới, ngày 6-1-1946 ta tổ chức bầu cử Quốc hội. Kết quả 333 đại biểu Bắc-Trung-Nam, tượng trưng cho khối đại đoàn kết toàn dân được bầu vào Quốc hội. Ngày 2-3-1946, trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội khóa I đã lập ra Ban dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
+ Sau thắng lợi của bầu cử Quốc hội là cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp từ cấp xã đến cấp tỉnh được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
Thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đầu năm 1946 đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội và đối ngoại trong thời kỳ đặc biệt khó khăn của đất nước.
Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả cách mạng
- Từ 2-9-1945 đến 6-3-1946: thực hiện hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, chống thực dân Pháp ở miền Nam
+ Ở miền Bắc, quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa đồng minh tràn vào nước ta. Thực hiện chủ trương “cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược”, để tránh sự phá hoại ta đáp ứng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị.
+ Tại miền Nam: ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược lần thứ hai (có thực dân Anh giúp sức). Quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu. Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã được cả nước chi viện. Tuy nhiên, do lực lượng quá chênh lệch, đến cuối tháng 12-1945, về cơ bản Pháp đã chiếm được miền Nam nước ta.
- Từ 6-3 đến 19-12-1946, thực hiện sách lược hòa với Pháp để đuổi cổ 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng về nước, chuẩn bị lực lượng mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp sau này. Để đuổi cổ 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng, Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ Pháp là Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ (6-3-1946). Với hiệp định này, quân Pháp được ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng phải rút về nước.
+ Tiếp đó, Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa ở Việt Nam, nhằm kéo dài thêm thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng mọi mặt kháng chiến.
3.1.2. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16
+ Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán chính phủ, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng. Ngày 19-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)