Lịch sử Việt Nam (1945 - 1945)
Chia sẻ bởi Trần Vinh |
Ngày 26/04/2019 |
97
Chia sẻ tài liệu: Lịch sử Việt Nam (1945 - 1945) thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Chương 1
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MĨ
(1945-1954)
1.1. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám
(từ 2-9-1945 đến 19-12-1946)
1.1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới thay đổi về cơ bản: Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, đòi hòa bình trong các nước tư bản và đế quốc phát triển thêm mạnh mẽ, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc dâng cao, đặc biệt là ở châu Á.
- Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công nhân dân ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, nó trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của đất nước. Cụ thể là: khó khăn do chế độ thực dân phong kiến để lại, do chính quyền cách mạng đang còn trong thời kỳ trứng nước, đặc biệt là những khó do kẻ thù của cách mạng gây ra: một lực lượng đế quốc đông và mạnh với danh nghĩa Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Giặc ngoài, thù trong, khó khăn chồng chất khó khăn, vận mệnh dân tộc ta như “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Về thuận lợi: nước ta đã giành được độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người dân tự do, Đảng ta đã nắm chính quyền trong phạm vi cả nước, nhân dân ta vốn có truyền thống yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm; phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh mẽ.
1.1.2. Các chủ trương biện pháp để xây dựng và giữ vững chính quyền cách mạng sau năm 1945
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta là giành chính quyền, sau khi giành được chính quyền, nhiệm vụ cơ bản là giữ vững chính quyền.
- Ngày 29-5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập. Cùng với mặt trận, một số đoàn thể quần chúng cũng như các tổ chức chính trị cũng được thành lập : Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (27-5-1946), Đảng xã hội Việt Nam (11-8-1946) cũng ra đời. Đồng thời với các biện pháp tổ chức, Chính phủ lâm thời còn tiến hành một loạt các biện pháp để giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng như bãi bỏ các cơ quan của chính quyền cũ để sát nhập vào các bộ của cách mạng, giải tán các tổ chức tay sai phản động như Đại Việt quốc dân đảng, Việt Nam ái quốc hội, thành lập Tòa án quân sự cách mạng. Ngày 22-5-1946, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam, cùng với lực lượng vũ trang tập trung, lực lượng dân quân, tự vệ cũng được các cấp quan tâm xây dựng. Ngày 21-2-1946, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh thành lập Việt Nam Công an vụ, hệ thống tổ chức Tòa án cũng được xây dựng bước đầu.
Do tình hình lúc bấy giờ rất phức tạp, ngày 1-1-1946 Chính phủ đưa Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam vào Chính phủ lâm thời, và đổi tên thành Chính phủ liên hiệp lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm ngoại giao, đó là một biện pháp thỏa hiệp tạm thời trong tình hình đặc biệt của đất nước.
- Ngày 6-1-1946, lần đầu tiên trong lịch sử, những công dân của nước Việt Nam độc lập nô nức đi cầm lá phiếu của mình bầu ra những đại biểu ưu tú nhất vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. 333 đại biểu Bắc - Trung - Nam, tượng trưng cho khối đại đoàn kết toàn dân được bầu vào Quốc hội. Sau thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội, là cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp từ cấp xã đến cấp tỉnh được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Ủy ban hành chính các cấp cũng được thành lập thay cho Ủy ban nhân dân trước đây. Đến đây, bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân nước ta bước đầu được củng cố và kiện toàn.
1.1.3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng
- Cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị nhiều biện pháp như : tổ chức lạc quyên, lập hũ gạo cứu đói. Nghe theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch và noi gương Người, toàn bộ nhân dân đã tự nguyện “đồng tâm bớt bữa”. Chủ tịch Hồ Chí
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP MĨ
(1945-1954)
1.1. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám
(từ 2-9-1945 đến 19-12-1946)
1.1.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới thay đổi về cơ bản: Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, đòi hòa bình trong các nước tư bản và đế quốc phát triển thêm mạnh mẽ, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc dâng cao, đặc biệt là ở châu Á.
- Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công nhân dân ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, nó trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của đất nước. Cụ thể là: khó khăn do chế độ thực dân phong kiến để lại, do chính quyền cách mạng đang còn trong thời kỳ trứng nước, đặc biệt là những khó do kẻ thù của cách mạng gây ra: một lực lượng đế quốc đông và mạnh với danh nghĩa Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Giặc ngoài, thù trong, khó khăn chồng chất khó khăn, vận mệnh dân tộc ta như “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Về thuận lợi: nước ta đã giành được độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người dân tự do, Đảng ta đã nắm chính quyền trong phạm vi cả nước, nhân dân ta vốn có truyền thống yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm; phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh mẽ.
1.1.2. Các chủ trương biện pháp để xây dựng và giữ vững chính quyền cách mạng sau năm 1945
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta là giành chính quyền, sau khi giành được chính quyền, nhiệm vụ cơ bản là giữ vững chính quyền.
- Ngày 29-5-1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập. Cùng với mặt trận, một số đoàn thể quần chúng cũng như các tổ chức chính trị cũng được thành lập : Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (27-5-1946), Đảng xã hội Việt Nam (11-8-1946) cũng ra đời. Đồng thời với các biện pháp tổ chức, Chính phủ lâm thời còn tiến hành một loạt các biện pháp để giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng như bãi bỏ các cơ quan của chính quyền cũ để sát nhập vào các bộ của cách mạng, giải tán các tổ chức tay sai phản động như Đại Việt quốc dân đảng, Việt Nam ái quốc hội, thành lập Tòa án quân sự cách mạng. Ngày 22-5-1946, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam, cùng với lực lượng vũ trang tập trung, lực lượng dân quân, tự vệ cũng được các cấp quan tâm xây dựng. Ngày 21-2-1946, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh thành lập Việt Nam Công an vụ, hệ thống tổ chức Tòa án cũng được xây dựng bước đầu.
Do tình hình lúc bấy giờ rất phức tạp, ngày 1-1-1946 Chính phủ đưa Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam vào Chính phủ lâm thời, và đổi tên thành Chính phủ liên hiệp lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch kiêm ngoại giao, đó là một biện pháp thỏa hiệp tạm thời trong tình hình đặc biệt của đất nước.
- Ngày 6-1-1946, lần đầu tiên trong lịch sử, những công dân của nước Việt Nam độc lập nô nức đi cầm lá phiếu của mình bầu ra những đại biểu ưu tú nhất vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. 333 đại biểu Bắc - Trung - Nam, tượng trưng cho khối đại đoàn kết toàn dân được bầu vào Quốc hội. Sau thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội, là cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp từ cấp xã đến cấp tỉnh được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Ủy ban hành chính các cấp cũng được thành lập thay cho Ủy ban nhân dân trước đây. Đến đây, bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân nước ta bước đầu được củng cố và kiện toàn.
1.1.3. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng
- Cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị nhiều biện pháp như : tổ chức lạc quyên, lập hũ gạo cứu đói. Nghe theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch và noi gương Người, toàn bộ nhân dân đã tự nguyện “đồng tâm bớt bữa”. Chủ tịch Hồ Chí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)